Tuần hoàn chất xám: Từ mất mát đến hưởng lợi
Đời sống - 26/01/2023 09:47 QUỐC THẮNG
PV: Là người quan tâm đến các chiến lược phát triển KHCN của nước nhà, xin PGS. TS. cho biết chúng ta đã làm được gì, hy vọng gì từ Chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo đến năm 2030?
PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống: Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Cơ quan Nghiên cứu KHCN Khối thịnh vượng chung Úc (CSIRO) đã có Báo cáo KHCN và Đổi mới Sáng tạo Việt Nam năm 2020 với các phân tích hỗ trợ quan trọng cho việc xây dựng Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội và Chiến lược Phát triển KHCN và Đổi mới Sáng tạo giai đoạn 2021-2030.
PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống. Ảnh: TGCC. |
Chiến lược Phát triển KHCN và Đổi mới Sáng tạo đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ có quan điểm mới quan trọng là: ưu tiên thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới mức tăng trưởng cao và bền vững. Các định hướng phát triển đã được vạch ra. Tuy nhiên, nhiều vấn đề, giải pháp tương ứng cần được nghiên cứu cụ thể và tránh mâu thuẫn nhau.
Chẳng hạn, quan điểm mới là ưu tiên thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải được đặt ở trung tâm của các chính sách đổi mới sáng tạo với tư cách là chủ thể chính sử dụng tri thức, thay vì chỉ chú trọng khu vực hàn lâm thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Và doanh nghiệp cần được ưu tiên phát triển năng lực bắt kịp “đường biên công nghệ” thông qua việc tiếp thu và phổ biến công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, thay vì cố gắng thúc ép đại học nghiên cứu ra công nghệ mới thông qua hoạt động phát minh sáng chế. Chiến lược lại có mục tiêu cụ thể là số lượng công bố quốc tế tăng 10% hàng năm - con số mà các nghiên cứu hàn lâm ở các đại học vốn không có hay có nhưng rất ít liên quan đến nhu cầu đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.
Đáng ra, việc xây dựng đề án thành lập Hội đồng Quốc gia về KHCN và Đổi mới sáng tạo phải là giải pháp căn cơ và ưu tiên nhất, chứ không chỉ là nhiệm vụ thứ 6 của Bộ KH&CN trong việc tổ chức thực hiện. Vì Hội đồng Quốc gia này mới thúc đẩy sự phối hợp giữa các cơ quan xây dựng chính sách KHCN và đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động giữa các bộ, ngành và các cấp trong phát triển và ứng dụng kết quả KHCN và đổi mới sáng tạo vào phát triển kinh tế - xã hội.
PV: Vậy, giải pháp cụ thể cho vấn đề này là gì?
PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống: Rất nhiều vấn đề và nhiều giải pháp cần được các think tanks (tổ tư duy) nghiên cứu cụ thể để cho những quyết sách tương ứng với cấp độ của tổ chức, của cơ quan có thẩm quyền.
Quá trình tổ chức để tìm ra giải pháp cho một vấn đề có lẽ quan trọng hơn bản thân giải pháp vì nó còn giúp tìm thấy vấn đề mới và giải pháp mới tương ứng.
Vận hành hệ thống điều hành Hệ sinh thái CMC Cloud tại Tập đoàn Công nghệ CMC. Ảnh: TGCC. |
Do đó cần xây dựng hệ thống think tanks ở các cấp để có những giải pháp cho những vấn đề về phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo: Think tanks cấp Chính phủ, cấp bộ, cấp tỉnh thành về phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo; think tanks cấp trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp về phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo.
Chúng ta cần thành lập và phát triển hệ thống think tanks này.
PV: Theo PGS. TS., cốt lõi của vấn đề mà chúng ta đang bàn luận ở đây là gì?
PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống: Vấn đề cốt lõi là nhân lực KHCN và đổi mới sáng tạo của Việt Nam vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng.
Trong Chiến lược có nêu một trong chín nhiệm vụ giải pháp chủ yếu phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo là phát triển các viện nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức KHCN khác trở thành các chủ thể nghiên cứu mạnh. Ở phần cuối của nhiệm vụ giải pháp này còn “thu hút các tập đoàn đa quốc gia thành lập các cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc tế đặt tại Việt Nam”.
Tuy nhiên, với tình hình nhân lực KHCN và đổi mới sáng tạo của Việt Nam hiện nay thì khó phát triển các viện nghiên cứu, các trường đại học thành chủ thể nghiên cứu mạnh và rất khó thu hút các tập đoàn đa quốc gia thành lập các cơ sở nghiên cứu quốc tế đặt tại Việt Nam.
Nhiệm vụ giải pháp thứ 5 là giải pháp cốt lõi, đó là phát triển nguồn nhân lực KHCN và đổi mới sáng tạo có trình độ cao, mạng lưới kết nối nhân tài KHCN.
Trong 50 năm qua Việt Nam bị mất mát chất xám rất nhiều. Những người đi du học phần lớn không trở về mà ở lại nước ngoài làm việc, nếu có trở về rồi cũng đi trở lại.
Việc mất mát chất xám như thế là hiện tượng chung của các nước đang phát triển. Nhưng khi các nước này phát triển dần và gia tăng mức thu nhập thì có hiện tượng hưởng lợi chất xám, những người đi du học và ở lại nước ngoài một thời gian lại quay trở về mang theo nhiều vốn chất xám hơn. Nhiều nước có chương trình chủ động chuẩn bị người cho đi du học, chấp nhận việc họ ở lại nước ngoài làm việc một thời gian rồi thu hút họ trở về làm việc trong nước; rồi một số người này lại đi ra nước ngoài làm việc và sau đó lại quay trở về nữa. Như thế là từ mất mát chất xám và hưởng lợi chất xám đến tuần hoàn chất xám. Đó cũng là một phần của nhiệm vụ giải pháp thứ 5 trong Chiến lược vừa được ban hành.
Cần tăng cường liên kết nhà nước - đại học - doanh nghiệp. Ảnh: TGCC. |
PV: Trong định hướng nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược có việc sắp xếp hệ thống tổ chức KHCN công lập phù hợp với các định hướng ưu tiên về KHCN và đổi mới sáng tạo. PGS. TS. có nhận xét gì về việc cải tổ này?
PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống: Chiến lược có nêu nhiệm vụ giải pháp thứ 4 là phát triển các viện nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức KHCN khác trở thành các chủ thể nghiên cứu mạnh, trong đó có việc sắp xếp thu gọn đầu mối hệ thống tổ chức viện nghiên cứu công lập, xây dựng và thực hiện đề án chuyển một số viện nghiên cứu công lập hoạt động trong các lĩnh vực cơ bản về trực thuộc các trường đại học, học viện để thúc đẩy gắn kết giữa nghiên cứu với đào tạo.
Cuộc khủng hoảng kép về số lượng và chất lượng của giáo dục đại học nước ta kéo dài trong bốn thập kỷ qua có nguyên nhân chủ yếu ở việc tổ chức quản lý hệ thống các trường đại học trong đó có sự tách rời giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu khoa học. Sự tách rời này làm cho những người làm khoa học ở các viện nghiên cứu ít được tham gia giảng dạy và giảng viên đại học bị hạn chế tham gia việc nghiên cứu khoa học, sinh viên đại học và nghiên cứu sinh ở đại học cũng ít được tiếp cận những nhà khoa học giỏi ở viện nghiên cứu. Các trường đại học nhận được kinh phí nghiên cứu rất ít so với các viện nghiên cứu.
Chính sự tách rời này làm cho trường đại học chưa thực sự là trung tâm chất lượng về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Do đó cần phải cải tổ tổ chức triệt để hệ thống giáo dục đại học và viện nghiên cứu để đào tạo nhân lực chất lượng cho phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo, đó là chuyển tất cả các viện nghiên cứu về trực thuộc các trường đại học lớn và việc đào tạo sau đại học được sử dụng kinh phí nghiên cứu để cấp học bổng cho các nghiên cứu sinh toàn thời gian.
PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống với các mô hình máy bay trong các khoá giảng cho sinh viên. Ảnh: TGCC. |
PV: Thực tế cho thấy hợp tác, liên kết là yếu tố sống còn của phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo. Xin PGS. TS. cho biết chúng ta nên làm gì để chiến lược liên kết này thực sự hiệu quả? Chúng ta cũng đã bàn nhiều đến hợp tác quốc tế, nhưng vì sao vẫn chưa đạt được như kỳ vọng?
PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống: Khi các trường đại học Việt Nam bao gồm các viện nghiên cứu về KHCN và đổi mới sáng tạo thì mới trở thành bên cung cho bên cầu là doanh nghiệp về các giải pháp KHCN và đổi mới sáng tạo. Mặt khác thị trường KHCN và đổi mới sáng tạo chưa phát triển thì cần Nhà nước can thiệp bằng chính sách, kinh phí để tạo ra động lực cho mô hình liên kết nhà nước - đại học - doanh nghiệp.
Các trường đại học cần có phòng quan hệ doanh nghiệp để nắm bắt và đón đầu nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp về nghiên cứu KHCN và đổi mới sáng tạo cũng như về đào tạo nhân lực.
Hợp tác quốc tế về nghiên cứu KHCN và đổi mới sáng tạo là giữa đại học Việt Nam với đại học nước ngoài hay với doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở Việt Nam. Năng lực nhân sự nghiên cứu KHCN và đổi mới sáng tạo của đại học Việt Nam có vai trò quyết định trong việc hợp tác quốc tế này. Khi các đại học Việt Nam có nhiều chuyên gia từng du học và làm việc ở nước ngoài trở về thì khả năng hợp tác quốc tế này càng cao.
PV: Xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. về cuộc trao đổi này!
“Các nhà đầu tư cuối cùng sẽ hưởng lợi từ chiến dịch thúc đẩy minh bạch thị trường" Dragon Capital vừa đưa ra báo cáo nhanh sau sự kiện diễn ra tại Vạn Thịnh Phát, cho rằng có thể sẽ có sự biến ... |
25 năm Internet Việt Nam: Từ quyết định dũng cảm đến hạ tầng lõi của kinh tế số Từ quyết định dũng cảm 25 năm trước, mở cửa và đón một không gian rộng lớn mới, Internet Việt Nam đã chuyển đổi từ ... |
Năm 2023 có thể mang đến cơ hội sinh lời tốt cho nhà đầu tư mạo hiểm Trung Quốc chiếm phần lớn vốn đầu tư mạo hiểm trong khu vực, tuy nhiên cũng ghi nhận mức sụt giảm vốn đầu tư mạo ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.