Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu - TS. Đinh Ngọc Quý - Phó Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tổ chức Công đoàn

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn. Người là người Việt Nam đầu tiên nhận thức đúng đắn vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, là người đặt nền móng về lý luận cũng như thực tiễn cho việc tổ chức công đoàn cách mạng theo quan điểm học thuyết Mác - Lênin ở Việt Nam. Người đã rèn luyện đội ngũ giai cấp công nhân và dìu dắt, giáo dục tổ chức Công đoàn từ lúc thành lập để có sự trưởng thành như ngày nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm cán bộ, công nhân Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội (ngày 13/05/1959). Ảnh: TL

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của Công đoàn Việt Nam

Hồ Chí Minh đặt nền móng về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Công đoàn Việt Nam. Người sớm nhận thức được vai trò của Công đoàn: Tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân, là trường học tổ chức, giáo dục, đoàn kết công nhân, trường học quản lý công nghiệp xã hội chủ nghĩa, trường học chủ nghĩa cộng sản.

Người đến với tổ chức Công đoàn khá sớm: Năm 1913, tham gia tổ chức Lao động hải ngoại - tổ chức nghiệp đoàn của những người thợ thuyền thuộc địa sống trên đất Anh. Năm 1919, gia nhập Công đoàn kim khí quận 17 - Paris, thuộc lực lượng công đoàn vô chính phủ, có xu hướng khuynh tả.

Từ 1921 trở đi, sự nảy nở những tổ chức Công đoàn đầu tiên của người Việt Nam trên đất Pháp càng được đẩy mạnh và Nguyễn Ái Quốc đã có mối quan hệ với lực lượng thợ thuyền. Trong cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Người đã chỉ rõ: “Việc cần thiết hiện nay là phát động một cuộc tuyên truyền rộng lớn để thành lập các tổ chức Công đoàn ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và phát triển các công đoàn hiện có dưới hình thức phôi thai” (1). Vừa hoạt động, Người vừa nghiên cứu các hình thức tổ chức công đoàn ở các nước tư bản chủ nghĩa, ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Từ đó, Người rút ra những kinh nghiệm cho việc tổ chức Công đoàn cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Năm 1927, trong cuốn Đường cách mệnh, Người viết rõ vai trò của tổ chức Công đoàn: “Tổ chức Công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân; năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới” (2). Người đưa ra hai mẫu tổ chức Công hội là các tổ chức Công hội theo nghề nghiệp và theo sản nghiệp.

Như vậy, trên bước đường tiếp cận tới chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh là người đặt cơ sở về lý luận và thực tiễn để thành lập tổ chức Công đoàn cách mạng của giai cấp công nhân. Từ khi miền Bắc được giải phóng, Người thường nói chuyện và có những chỉ dẫn quan trọng đối với tổ chức Công đoàn, các hoạt động công đoàn cho phù với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về sứ mệnh, nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam

Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm, chăm lo xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam. Nguyên lý tổng quát được Người nêu lên để xác định sứ mệnh và nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam là: “Công đoàn phải thật sự trở thành trường học quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và văn hóa của giai cấp công nhân” (3). Do đó, Công đoàn phải vận động quần chúng lao động tham gia ngày càng rộng rãi vào toàn bộ sự nghiệp xây dựng nền kinh tế quốc dân, vào các kế hoạch kinh tế, sản xuất, phân phối.

Về sứ mệnh, nhiệm vụ của Công đoàn, Người nêu tóm tắt: “Nhiệm vụ của công nhân và Công đoàn hiện nay là xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Muốn thế, công đoàn phải tổ chức, giáo dục, lãnh đạo công nhân đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của Đảng và Nhà nước đề ra” (4).

Từ sứ mệnh, nhiệm vụ chung đó, Người xác định nhiệm vụ cụ thể:

Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: Công đoàn phải tuyên truyền đướng lối, chính sách của Đảng, vì Đảng của mình là Đảng của giai cấp công nhân. “Công nhân không có sự lãnh đạo của Đảng thì không làm cách mạng thành công được, không thắng lợi được” (5). Do đó, mọi đường lối, chính sách của Đảng phải được công nhân quán triệt và thực hiện, thông qua tổ chức Công đoàn.

Công đoàn phải giáo dục cho công nhân về đạo đức vô sản. Thế nào là đạo đức vô sản? Người nêu tóm tắt: “Về đạo đức vô sản, công nhân phải hiểu mình là chủ xí nghiệp, chủ nước nhà, hiểu lao động là vẻ vang, phải giữ gìn của công, chống tham ô lãng phí, phải bảo vệ kỷ luật lao động, phải thi đua làm tốt, nhiều, mau, rẻ” (6).

Công đoàn phải lãnh đạo hướng dẫn công nhân. Đã nói đến lãnh đạo thì phải cụ thể, không quan liêu. Phải dân chủ bàn bạc với anh em công nhân. Phải thường xuyên kiểm tra để uốn nắn kịp thời những sai lệch và biểu dương động viên, khen thưởng những gương người tốt, việc tốt. Đồng thời, cán bộ công đoàn phải “ra sức vận động công nhân, viên chức cố gắng lao động sản xuất, đi đôi với thực hành tiết kiệm, cùng nhau vượt mọi khó khăn để chống Mỹ, cứu nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội” (7).

Về lề lối làm việc của Công đoàn: Người căn dặn các cấp công đoàn cần đổi mới cách thức làm việc sao cho mọi hoạt động của Công đoàn đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết thực. Người huấn thị: “Công đoàn các cấp cần cải tiến lề lối làm việc, cần đi sát quần chúng, tăng cường đôn đốc, kiểm tra. Cần bớt giấy tờ từng đống và hội họp lu bù. Cán bộ cấp trên cần thường xuyên đi đến cơ sở để giúp đỡ họ một cách thiết thực hơn” (8).

Công đoàn phải bảo vệ những lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức thường xuyên quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của công nhân, viên chức. Người căn dặn Công đoàn phải bảo vệ cho công nhân có quyền thật sự trong xí nghiệp, có quyền phê bình tất cả mọi việc và mọi người trong xí nghiệp, có quyền phát biểu về mọi vấn đề quản lý xí nghiệp, sản xuất, đời sống.

Công đoàn tập trung vào việc phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ của chủ nghĩa xã hội trong việc tham gia quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, để thực hiện tốt ba cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng, văn hóa. Công đoàn nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, đi đúng đường lối quần chúng, lãnh đạo dân chủ, Người khuyên cán bộ công đoàn cùng công nhân đồng cam cộng khổ, hoà mình với công nhân thành một khối và gương mẫu. Cán bộ công đoàn trước hết phấn đấu trở thành người xã hội chủ nghĩa. Người nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có người xã hội chủ nghĩa. Công nhân phải thành người xã hội chủ nghĩa, cán bộ công đoàn trước hết phải là người Xã hội chủ nghĩa” (9).

Cán bộ công đoàn nắm vững đường lối chính sách của Đảng, có lập trường giai cấp vững vàng, thấy hết trách nhiệm trước nhân dân, trước xã hội mà tự rèn luyện, nâng cao ý chí cách mạng tiến công... có thế mới xây dựng một đội ngũ công nhân giác ngộ cao, có lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, có tinh thần làm chủ tập thể.

Cán bộ công đoàn tích cực học tập để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt. Người nói: Kinh tế ta ngày càng phát triển, hàng ngũ công nhân ngày càng thêm đông. Muốn làm tròn nhiệm vụ của mình thì cán bộ công đoàn phải cố gắng học tập vươn lên để không ngừng tiến bộ. Có học tập mới hiểu biết được khoa học, có hiểu biết được khoa học mới tổ chức được phong trào.

Bản chất của công nhân là đoàn kết đấu tranh nên Người căn dặn cán bộ công đoàn lại càng phải đoàn kết. Người nói: “Muốn giáo dục tốt công nhân, trước hết đội ngũ cán bộ công đoàn phải đoàn kết nhất trí. Phải kiên quyết xây dựng cho được sự đoàn kết nhất trí trong các hệ thống công đoàn... Những phần tử nào biến chất, giáo dục không được thì kiên quyết đưa ra” (10).

Đối với đội ngũ công nhân trẻ, trước lúc đi xa, Người căn dặn cán bộ công đoàn phải đặc biệt chú ý bồi dưỡng cho họ về mọi mặt để trở thành những người có giác ngộ giai cấp, có trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật cao, đứng lên gánh vác những nhiệm vụ nặng nề mà Tổ quốc giao phó. Người nói: “Công nhân trẻ tốt lắm. Họ nghe và làm theo Đảng, Công đoàn và Đoàn Thanh niên. Nhưng chúng ta phải tôn trọng họ, tin vào họ, bồi dưỡng cho họ về phẩm chất, đạo đức cách mạng, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của giai cấp công nhân. Bồi dưỡng văn hóa, khoa học - kỹ thuật và kiến thức quản lý xã hội cho họ, tạo điều kiện cho họ phát huy vai trò làm chủ xí nghiệp là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh cách mạng kỹ thuật. Làm cho họ vừa vừa “hồng” vừa “chuyên”, đó là nhiệm vụ trước mắt và cả lâu dài” (11).

Quá trình hình thành, sự ra đời và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Bác Hồ kính yêu, giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. Nghiên cứu vận dụng sáng tạo những quan điểm của Hồ Chí Minh về Công đoàn, trong đó có quan điểm về vị trí, vai trò, sứ mệnh của Công đoàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần kíp, góp phần xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Tài liệu trích dẫn:

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 2, tr 137.

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 2, tr 230.

(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 12, tr 420.

(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 12, tr 119.

(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, tr 477.

(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, tr 480.

(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 15, tr 681.

(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 13, tr 434.

(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 12, tr 123.

(10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 15, tr 683.

(11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 15, tr 684.

Tổ chức thành công đại hội điểm Công đoàn huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh Tổ chức thành công đại hội điểm Công đoàn huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh

Đại hội Công đoàn huyện Dương Minh Châu lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra trong 2 ngày làm việc (ngày 24 ...

Những thành tựu nổi bật của Công đoàn Duy Xuyên trong việc chăm lo cho NLĐ Những thành tựu nổi bật của Công đoàn Duy Xuyên trong việc chăm lo cho NLĐ

Trong nhiệm kỳ vừa qua, bằng cách làm đầy năng động và sáng tạo, những cán bộ công đoàn với “chiếc áo xanh” thầm lặng ...

Các cấp công đoàn cần quyết liệt hơn trong triển khai gói vay cho công nhân Các cấp công đoàn cần quyết liệt hơn trong triển khai gói vay cho công nhân

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tại Hội ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc Video

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc

Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, trong đó quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc Video

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc

Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, trong đó quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Đọc thêm

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.