Tự tình với Tây Nguyên

Câu chuyện quanh tôi - ĐÌNH ĐỐI

Nhiều năm gắn bó với Tây Nguyên, với tôi bến nước và thuyền độc mộc ở đây là hai hình ảnh rất gợi khi nhắc đến “phổ văn hóa” đậm chất rừng của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Vì thế, sự mất - còn của hai hình ảnh ấy có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống, sinh hoạt trong mỗi cộng đồng.
Tự tình với Tây Nguyên
Cúng nguồn nước.

Ân tình bến nước

Già Ama H’Loan (buôn Kô Thông, TP. Buôn Ma Thuột) từng chia sẻ với tôi: Khi chọn đất để lập buôn làng, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là nguồn nước. Nguồn nước ấy phải dồi dào, trong lành, được người chủ buôn, làng “quy hoạch” tại một địa điểm nhất định dưới tên gọi là bến nước nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho cả cộng đồng. Tùy theo địa hình mà bến nước có nơi là một khúc sông (suối), có nơi là khu vực có khả năng sinh thủy liên tục từ những cánh rừng nguyên sinh sẵn có trong vùng. Từ đặc điểm ấy mà đến nay trong các buôn làng của người Tây Nguyên hầu hết đều còn bến nước. Và đó là hình ảnh đầu tiên, tiêu biểu nhất để nhận biết và khẳng định sự tồn tại, phát triển của mỗi tộc người trên các mặt lịch sử, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng và tâm linh.

Nói cách khác, bến nước còn là một sinh thể đúng nghĩa phản ánh chân thực và đầy đủ đời sống cư dân trong không gian sống nhất định. Bởi vậy, việc bồi đắp và duy trì sự sống cho bến nước của mỗi buôn, làng luôn là đòi hỏi tự thân đặt ra cho tất cả các thành viên trong cộng đồng. Trên thực tế, đòi hỏi ấy đã được các dân tộc bản địa đáp ứng bằng hình thức vận dụng tín ngưỡng vạn vật hữu linh hết sức linh hoạt và độc đáo thông qua các nghi lễ - trong đó cúng bến nước là một thực hành văn hóa hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và gìn giữ nguồn tài nguyên nước cho mọi người.

Tôi từng đọc một vài chuyên khảo về đời sống, phong tục, tập quán của người Jrai, Stiêng cách đây nửa thế kỷ của học giả Jacques Dournes (dưới tên gọi khác là Dambo) vừa mới được Nhà xuất bản Tri thức in ấn và phát hành đã cho thấy vấn đề trên. Nhà “Tây Nguyên học” này đã tinh tế nhận ra điều cốt lõi và sâu sắc nhất trong lễ cúng bến nước của người bản địa chính là đề cao thông điệp gìn giữ sự toàn vẹn và bền vững không gian sống của mình.

Jacques Dournes cho rằng, các dân tộc thiểu số ở đây đã biết vận dụng yếu tố tín ngưỡng, tâm linh để thực hiện một cách khôn khéo và nhuần nhuyễn thông điệp này. Những lời khấn Yàng và các thần (Kriu yang) trong lễ cúng bến nước đều có nội dung cầu xin, nhắc nhở các thế lực siêu nhiên cùng con người sống và hành xử với tâm thế biết ơn, nâng đỡ nhau một cách nhân văn nhất.

Những lời khấn đại khái như: “Ơ… Yàng, hãy cho chúng tôi nguồn nước mát lành để không ai đau ốm, bệnh tật. Chúng tôi không xâm phạm đến chỗ ở của các thần (nước, rừng) mà còn đem lễ vật (gạo nếp, heo, gà) dâng tặng…”, được coi là văn bản “cam kết” không thể bội tín, nhằm bảo đảm và hướng tới một đời sống cân bằng về vật chất cũng như tinh thần trong mỗi cộng đồng người bản địa. Rốt ráo thêm về điều này, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Tây Nguyên Linh Nga Niê K’dăm chỉ ra: Nơi nào còn lại bến nước đẹp nhất và đúng nghĩa nhất thì nơi đó thường xuyên thực hành nghi lễ cúng bến nước cổ truyền. Những thông điệp gìn giữ môi trường sống hài hòa được phát đi dưới sắc thái tín ngưỡng và tâm linh ấy được thành viên trong cộng đồng tuân thủ, thực hiện nghiêm cẩn.

Có thể nói, bến nước gắn với rừng là sự kết hợp hoàn hảo và tài tình trong việc gìn giữ, bảo tồn không gian sống lý tưởng của các tộc người Tây Nguyên. Mất đi một trong hai hình ảnh tiêu biểu và đặc trưng đó, coi như buôn, làng (được hiểu như cơ thể hoàn mỹ) bị tổn thương.

Tự tình với Tây Nguyên
Thuyền độc mộc trên hồ

Thương nhớ độc mộc

Thử hình dung xem, một ngày nào đó trên các dòng sông ở Tây Nguyên không còn một dáng thuyền độc mộc thì cảm giác của bạn sẽ ra sao? Tôi cũng như bạn ngoảnh mặt ra sông mà không thấy rừng và độc mộc trên dòng xanh thẳm ấy chắc hẳn chạnh lòng.

Độc mộc đi ra từ rừng, cô gái có tên H’Zúp ở buôn Jun (thị trấn Liêng Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) nói như thế, rồi lấy con thuyền thân gỗ đã không còn lành lặn đưa tôi dạo chơi trên hồ Lắk. Hồ rộng mênh mông, nhưng chỉ có mỗi độc mộc của H’Zúp, nên tôi hỏi: “Chiều đẹp thế này mà không thấy ai lướt thuyền?” Vén mái tóc dài lấm chấm ướt, cô gái M’nông này cố nói thật rõ to cho tôi nghe, kẻo sợ gió cuốn mất: “Lấy đâu ra độc mộc nữa mà chơi. Cả buôn Jun còn lại vài chiếc, người ta góp vào cho khu du lịch hết rồi. Lấy ra đi chơi không được đâu, phải có tiền nộp vào cho du lịch. Độc mộc của em không vào du lịch nên mới đưa anh đi được chớ…”.

Hóa ra là vậy, ở khu du lịch buôn Jun này, tài sản của bà con (voi, nhà dài, thuyền độc mộc) đều được huy động đóng góp và ăn chia phần trăm hết, chứ họ chẳng đầu tư, sắm sanh một thứ gì. Tài sản của bà con là sản phẩm của ngành du lịch ở đây mà - H’Zúp cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi bằng một câu bình phẩm không thể hay hơn!

Trong câu chuyện với H’Zúp, tôi hiểu ra vì sao độc mộc ở vùng quê “trên bến dưới thuyền” này trở nên thưa vắng đến thế. Thì ra, từ khi cửa rừng đóng chặt, người dân tìm đâu cây to để làm thuyền. Một vùng dân cư người M’nông sống quanh hồ Lắk rộng lớn chỉ còn lại 22 thuyền độc mộc. Con số này khảo sát và thống kê được từ năm 2019. Sau đó theo thời gian, số thuyền độc mộc trên giảm dần và đến nay chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

H’Zúp dẫn tôi đến nhà Y Siên Ông ở buôn M’Liêng, nằm bên mạn Tây Nam hồ Lắk để được tiếp tục nghe tâm sự về độc mộc. Già nói: “Tao bỏ cái độc mộc lâu rồi. Có cái cây Pnhul (sao nước) đâu nữa mà nghĩ đến nó. Kiểm lâm cấm, nên gần hai chục năm nay có làm lễ cúng cái độc mộc nào nữa đâu. Còn dăm bảy cái ở vùng hồ Lắk này thì góp vào làm du lịch, lâu rồi cũng hư vì chẳng ai ngó ngàng tới”. Sao lạ thế, tài sản của mình mà? - Tôi thắc mắc. H’Zúp nối lời già Siên cắt nghĩa: “Biết là tài sản của mình, nhưng phải mang đến bến thuyền của công ty du lịch để khi có khách yêu cầu, họ còn gọi, chứ đóng góp bằng miệng thì ai tin. Thành ra thời gian vắng khách, nhất là mùa mưa, thuyền độc mộc cứ bập bềnh theo dòng nước, có khi còn trôi mất nữa anh ạ, huống gì là mục nát”. Tôi thầm nghĩ, phải chăng hai nguyên nhân ấy khiến độc mộc ở đây sắp đi vào… ký ức!

Tự tình với Tây Nguyên
Đời sống, sinh hoạt của người dân Tây Nguyên gắn chặt với nguồn nước.

Nói như già Siên, còn độc mộc là còn kỷ niệm - kỷ niệm đẹp đẽ và biết ơn về rừng. Ông già bảo ngày xưa quanh hồ Lắk rừng nhiều lắm, cây sao thường để làm độc mộc đứng cạnh mép nước thẳng và dày như mía. Người M’nông quần cư ở đây làm lễ tạ ơn rừng, rồi xin cây về làm độc mộc.

Những cung đoạn “hóa thân” cây rừng để nó trở thành hình ảnh gần gũi, thân thuộc có trong mỗi nếp nhà. Đầu tiên, người ta dùng rìu, đục để móc ruột thân cây ra. Vừa móc vừa dùng lửa đốt cho nhanh, đến khi thành dáng con thuyền thì vuốt thêm hai đầu cho thon thả, sau đó đem ngâm dưới nước. Vài ba con trăng đi qua thì vớt lên phơi, lấy vật nặng như đá, gỗ đè lên cho thân thuyền không vênh vẹo. Lúc “hạ thủy” là thời khắc quan trọng nhất - phải là một đêm đẹp trời mới đưa độc mộc rời bờ sau khi cúng thần rừng, thần nước. Già Siên nói như nhắc nhở, xen tiếc nuối: “Đưa độc mộc đi trong đêm là để không thấy ánh mặt trời, nhưng nó biết tìm đường mà về, dù trên sông hay hồ, đầm mênh mông nước”. Qua già Siên, tôi mới hay độc mộc bấy giờ đã mang tâm hồn, gương mặt của người tạo tác. Hèn nào, hình ảnh đó thường gợi lên kỷ niệm và nỗi nhớ thường trực trong mỗi người.

Đi ra từ rừng, nhưng độc mộc sống cuộc đời với sông. Ai cũng nhận ra điều đó, bởi trên các dòng sông lớn ở Tây Nguyên, từ Pô Kô, Đắk Bla (Kon Tum), sông Ba, Iali (Gia Lai), Sêrêpốk (Đắk Lắk) cho đến Krông Nô, Đồng Nai Thượng (Đắk Nông - Lâm Đồng)… đều in bóng thuyền độc mộc. Cả hai hợp thành một sinh thể đúng nghĩa để chuyên chở mọi trạng thái cảm xúc trong đời sống, sinh hoạt của cư dân bản xứ.

Cũng dễ hiểu thôi, độc mộc theo sông tìm kế mưu sinh, đi thăm nhau lúc trái gió trở trời và kể cả đi chơi mùa lễ hội. Vai trò của con người trên phổ màu văn hóa ấy đôi khi lắng xuống, tan ra để nhường chỗ cho sinh thể kia phô diễn. Những người quen của tôi từng sống và gắn bó nhiều năm với vùng đất Tây Nguyên nói rằng độc mộc neo giữ tình cảm con người ta với từng dòng sông. Tôi vẫn tin thế và đồng điệu với tình cảm ấy để nhớ thương độc mộc.

Rồi một ngày thủy điện mọc lên dày đặc, khiến các con sông Tây Nguyên trơ đáy, độc mộc đã “chết” theo sông trong nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Xót quá, hệ lụy này để lại hậu quả khó lường, trong đó có thân phận độc mộc. Nó cũng đã “chết” thật sự khi tour du lịch thả độc mộc theo sông trên một số dòng sông Tây Nguyên bị hủy bỏ do kiệt nước. Độc mộc nằm đó, không phải trên sông mà trên… ghềnh đá đen trũi. Tôi thấy có chiếc đã vặn vẹo, cong mình như một dấu hỏi lặng thinh giữa trời.

Độc mộc nhớ rừng - sông nhớ độc mộc. Sự dùng dằng không rành mạch ấy đáng để cho con người ta nghĩ ngợi, phải không độc mộc?

Vượt khó khăn chăm lo cho đoàn viên, người lao động Vượt khó khăn chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Ngày 9/12, cụm thi đua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) 10 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng ...

Tăng tốc phân bổ, tiêm vắc xin cho các tỉnh ĐBSCL, Tây Nguyên Tăng tốc phân bổ, tiêm vắc xin cho các tỉnh ĐBSCL, Tây Nguyên

Ngày 3/11,Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã có cuộc họp về công tác phòng chống dịch Covid-19, kế hoạch đầu tư, ...

Các tỉnh Tây Nguyên triển khai tiêm vaccine chống dịch bệnh bạch hầu Các tỉnh Tây Nguyên triển khai tiêm vaccine chống dịch bệnh bạch hầu

Ngày 14/7, Đắk Lắk ghi nhận thêm 1 ca bệnh bạch hầu, đưa tổng số ca dương tính với bạch hầu tại 4 tỉnh Tây Nguyên lên 80 ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Emagazine -

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Câu chuyện quanh tôi -

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

Đời sống -

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Câu chuyện quanh tôi -

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Câu chuyện quanh tôi -

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Câu chuyện quanh tôi -

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành dịch vụ, du lịch khách sạn.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 23/11/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đem lại lợi ích cho cả người lao động và chủ doanh nghiệp.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đọc thêm

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Câu chuyện quanh tôi -

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Câu chuyện quanh tôi -

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Kinh tế - Xã hội -

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Câu chuyện quanh tôi -

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Câu chuyện quanh tôi -

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Nét đẹp Người lao động -

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Trong lúc đang quét rác, dọn vệ sinh môi trường trên tuyến đường Lê Quý Đôn, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Trần Phương Lộc (công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế) đã nhặt được chiếc nhẫn kim cương. Sau đó anh đã trả lại cho người mất.

Lạc quan với mùa Xuân

Câu chuyện quanh tôi -

Lạc quan với mùa Xuân

Năm Tân Sửu với dịch Covid-19 dữ dội đã qua. Năm Nhâm Dần chắc chắn vẫn còn dịch Covid đang đến. Câu chuyện an toàn, vệ sinh lao động nói đi nói lại lại quay về Covid.

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Câu chuyện quanh tôi -

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Anh Viên Hữu Thái sinh năm 1980, tại xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Tổ trưởng tổ xeo giấy, Phân xưởng sản xuất là công nhân vinh dự được Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh tôn vinh danh hiệu “Công nhân giỏi Xứ Thanh” năm 2021.

Cù lao thương nhớ

Câu chuyện quanh tôi -

Cù lao thương nhớ

Cù lao Bắc Phước (Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị) “bé bằng bàn tay”, cồn đất nằm ở giữa sông, với mấy “sải tay” là có thể ra biển Cửa Việt. Mảnh đất nhỏ bé này là nơi ấp ủ nhớ thương của những người con xa quê và nơi lưu luyến của lữ khách sau một lần ghé chân…

Dừng đến trường nhưng không dừng dạy và học

Câu chuyện quanh tôi -

Dừng đến trường nhưng không dừng dạy và học

Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, việc dạy học trực tuyến không chỉ là phương án tình thế hay một sự lựa chọn mà là phương án bắt buộc tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế trong suốt hai năm đại dịch Covid-19 vừa qua, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của Việt Nam dần chuyển từ thích nghi tạm thời với dạy học trực tuyến sang thích ứng lâu dài với hình thức dạy học mới mẻ này.