Truyền cảm hứng vươn lên cho 170 người khuyết tật thuộc 8 nhóm yếu thế
Hoạt động Công đoàn

Truyền cảm hứng vươn lên cho 170 người khuyết tật thuộc 8 nhóm yếu thế

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Ngày 6/3, Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức chương trình "Vươn lên và tỏa sáng nghị lực sống" dành cho lao động nữ thuộc các nhóm yếu thế do Bộ bảo trợ. Chương trình đã truyền cảm hứng vươn lên cho 170 lao động khuyết tật.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn ở Hà Tĩnh

Chương trình "Vươn lên và tỏa sáng nghị lực sống" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao Công đoàn Bộ tổ chức nhằm truyền cảm hứng vượt qua khó khăn, trở ngại cho 170 lao động khuyết tật thuộc 8 nhóm yếu thế do Bộ bảo trợ. Chương trình là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2023).

Truyền cảm hứng vươn lên cho 170 người khuyết tật thuộc 8 nhóm yếu thế
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc tặng hoa chủ doanh nghiệp Thương Thương Handmade nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3). Ảnh: LÊ TIẾN

Chương trình có sự tham dự của bà Pauline Tamesis - Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam; bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tại Việt Nam; bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ Dân số của Liên hợp quốc tại Việt Nam; bà Phạm Lan, đại diện Quỹ phát triển Phụ nữ của Liên hợp quốc (UNwomen) tại Việt Nam và nữ đại sứ một số đại sứ quán; 170 thành viên, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái thuộc 8 nhóm khuyết tật được Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ.

Phát biểu tại Chương trình, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc chia sẻ, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong phát triển kinh tế - xã hội; là điểm sáng và mô hình thành công của quá trình xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam cũng cam kết các mục tiêu thiên niên kỷ (SDGs) với các lộ trình cụ thể. Trong đó, có nhiều mục tiêu đã được nỗ lực hoàn thành trước thời hạn; mà điển hình là các mục tiêu về bình đẳng giới và phát triển các vấn đề xã hội. Cộng đồng người yếu thế Việt Nam hiện có khoảng 6 triệu người, luôn được Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm kịp thời, sâu sát. Trong các chính sách, cộng đồng yếu thế không chỉ là một bộ phận xã hội, mà còn là một bộ phận cấu thành của nguồn nhân lực của Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển xã hội và tăng trưởng của nền kinh tế.

Truyền cảm hứng vươn lên cho 170 người khuyết tật thuộc 8 nhóm yếu thế

Trăn trở làm gì và làm như thế nào để tạo được việc làm cho người khuyết tật đã thúc đẩy Trần Thị Thuần thành lập hợp tác xã Tâm Ngọc năm 2019, dấn bước vào thương trường. Ảnh: LÊ TIẾN

“Với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp chiến lược về kinh tế - xã hội, bên cạnh phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn ý thức tầm quan trọng của công tác xã hội; quyết tâm dành thời gian và công sức tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa với mục tiêu vì sự phát triển của cộng đồng”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc nói.

Từ đầu năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trực tiếp là Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã chỉ đạo khuyến khích, lựa chọn một số cộng đồng người yếu thế để hỗ trợ. Nhiều sự kiện, hành động đã được Bộ, các đơn vị trong ngành triển khai mạnh mẽ. Trong các nhóm yếu thế mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ có người đang phải chạy thận 1 tuần 3 lần, nhưng bệnh tật không làm họ lùi bước. Họ là tấm gương lan tỏa nghị lực sống và tinh thần phấn đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Truyền cảm hứng vươn lên cho 170 người khuyết tật thuộc 8 nhóm yếu thế

Bà Tamesis cho biết, Liên hợp quốc tại Việt Nam có 7 người phụ nữ khuyết tật làm việc và mong muốn sẽ tuyển thêm nhân viên khuyết tật trong thời gian tới. Ảnh: LÊ TIẾN

Có một số chị em đã mạnh dạn lập doanh nghiệp, tham gia sản xuất kinh doanh. Nhóm Thương Thương Handmade và hợp tác xã Tâm Ngọc là những điển hình, đang làm chủ cùng lúc cả 2 doanh nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động khuyết tật...

Cô gái Trần Thị Thuần chia sẻ, bản thân hiểu sâu sắc nỗi khổ của người khuyết tật khi không có việc làm, không được lao động và tạo giá trị cho gia đình, cho cuộc sống. Chính trăn trở làm gì và làm như thế nào để tạo việc làm phù hợp, ổn định cho người khuyết tật đã thúc đẩy cô thành lập hợp tác xã Tâm Ngọc năm 2019, lúc đầu với 7 thành viên, dấn bước vào thương trường.

Sau 4 năm gây dựng, hợp tác xã Tâm Ngọc có một số sản phẩm trà được người tiêu dùng đón nhận và TP Hà Nội ghi danh. Cơ sở của Thuần đang tạo việc làm cho 41 người lao động, chủ yếu là người khuyết tật tại Hà Nội. Từ bước đường khởi nghiệp đầu tiên, Tâm Ngọc đã nhận được sự động viên, hỗ trợ của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Công đoàn Bộ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ. Sự hỗ trợ ấy là động lực giúp hợp tác xã Tâm Ngọc mạnh dạn mở rộng kinh doanh, lập doanh nghiệp thứ hai năm 2022...

Truyền cảm hứng vươn lên cho 170 người khuyết tật thuộc 8 nhóm yếu thế
Chủ tịch Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Thị Tường Thu phát biểu tại Chương trình. Ảnh: LÊ TIẾN

Bà Pauline Tamesis - Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, tiếp tục sát cánh cùng phụ nữ, nhất là những người khuyết tật, để phá bỏ rào cản, định kiến, cùng nhau xây dựng một thế giới hòa nhập, bền vững cho tất cả mọi người…

Tại Việt Nam, tổ chức Liên hợp quốc có 7 người phụ nữ khuyết tật làm việc và mong muốn sẽ tuyển thêm nhân viên khuyết tật trong thời gian tới.

“UNDP tại Việt Nam chung một mong muốn với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đó là hỗ trợ và trao quyền cho người khuyết tật, nhất là phụ nữ, để họ được tham gia đầy đủ và bình đẳng vào quá trình phát triển của xã hội, để không ai bị bỏ lại phía sau…”, bà nói.

Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 1: Công nhân đột ngột mất việc Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 1: Công nhân đột ngột mất việc

Chỉ trong vài tháng của năm 2021, lần lượt 10 công nhân lao động lành nghề, có thâm niên của Công ty CP Cơ khí ...

Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 2: Xây nhà ở cao tầng trong nhà máy Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 2: Xây nhà ở cao tầng trong nhà máy

Hàng chục năm nay, khu tập thể 319 Vĩnh Hưng hình thành ngay trong khu đất thuộc Công ty CP Cơ khí xây dựng giao ...

Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 3: Người dân sống trong sợ hãi Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 3: Người dân sống trong sợ hãi

Trong khu đất hoang tàn, ngổn ngang những đống gạch vỡ khổng lồ, các cư dân còn lại của khu tập thể 319 Vĩnh Hưng ...

Tin mới hơn

Chung tay vì người lao động: Đà Nẵng hướng tới phát triển bền vững

Chung tay vì người lao động: Đà Nẵng hướng tới phát triển bền vững

Trong không khí hân hoan của những ngày tháng Tư lịch sử, sáng 27/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng Sở Nội vụ tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025.
Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động thực sự trở thành diễn đàn để các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn thể hiện cam kết hành động, lắng nghe tiếng nói của người lao động, bảo vệ họ bằng những chính sách thiết thực, bằng sự đồng hành cụ thể từ cơ sở.
Trực tiếp: Lễ phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025

Trực tiếp: Lễ phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025

Sáng 26/4/2025, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô (Hà Nội), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương – cơ quan thường trực là Bộ Nội vụ – đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025.

Tin tức khác

Sôi nổi các hoạt động Tháng Công nhân ở Lâm Đồng

Sôi nổi các hoạt động Tháng Công nhân ở Lâm Đồng

Hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025, các cấp công đoàn ở Lâm Đồng đang tổ chức các hoạt động sôi nổi, ý nghĩa thiết thực cho đoàn viên, công nhân lao động.
10 Mái ấm Công đoàn ở Huế: Nơi khởi nguồn của những giấc mơ an cư

10 Mái ấm Công đoàn ở Huế: Nơi khởi nguồn của những giấc mơ an cư

Với ý nghĩa nhân văn của chương trình “Mái ấm Công đoàn”, trong Tháng Công nhân năm 2025, LĐLĐ thành phố Huế sẽ tiếp tục trao hỗ trợ xây mới và sửa chữa 10 “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn về nhà ở, với tổng số tiền 460 triệu đồng.
Trà Vinh: Ra mắt Gameshow “Tan ca vui - khỏe”

Trà Vinh: Ra mắt Gameshow “Tan ca vui - khỏe”

Ngày 22/4/2025, tại Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, Liên đoàn Lao động tỉnh Trà Vinh đã chính thức ra mắt Gameshow “Tan ca vui - khỏe”. Đây là sân chơi mới mẻ, hấp dẫn, kết hợp giữa học tập và giải trí dành cho đoàn viên, người lao động.
Công đoàn khối Đảng tỉnh Quảng Bình: Chuyển mình để thích nghi

Công đoàn khối Đảng tỉnh Quảng Bình: Chuyển mình để thích nghi

Được thành lập vào đầu tháng 3/2025, Công đoàn Khối Đảng tỉnh Quảng Bình tiếp nhận 2.141 đoàn viên được chuyển giao từ Công đoàn Viên chức và một số công đoàn ngành. Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, các cấp công đoàn trong khối đã chủ động chuyển mình, nỗ lực thích nghi với cả thuận lợi lẫn thách thức trong bối cảnh mới.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần cơ chế thực thi

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần cơ chế thực thi

Trong hai ngày vừa qua, tại TP HCM diễn ra Hội nghị phổ biến Luật Công đoàn năm 2024 (sửa đổi) và lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn cùng Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.
Chung tay vì an toàn lao động: Những nỗi đau không được phép lặp lại

Chung tay vì an toàn lao động: Những nỗi đau không được phép lặp lại

"Giá như lúc đó mình cẩn thận hơn một chút…” – chị Lê Thị Thảo vẫn thường thốt lên như thế, mỗi khi nghĩ về tai nạn lao động đã cướp đi một phần cơ thể chị vào năm 2009.
Xem thêm