Tròn một năm chống dịch: Niềm tin chiến thắng!
Cà phê tối - 24/01/2021 16:05 Mỹ Mỹ
"Mày tuổi gì?" Ngân hàng, chứng khoán và sự cố thời 4.0! Tin đồn quanh nhạc sĩ Trần Tiến và những “cái chết”trên mạng |
Hôm qua (23/1) là tròn 1 năm Việt Nam chống dịch Covid-19. Ảnh: Tuấn Dũng. |
Cùng điểm lại những mốc thời gian đáng nhớ trong năm qua:
Ngày 23/1/2020, Việt Nam ghi nhận ca đầu tiên. Xã Sơn Lôi thành tâm dịch với 16 người dương tính Covid-19. Sau một thời gian ngắn dập dịch hiệu quả, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhắc nhở: “Thắng chiến dịch mở màn đầu tiên chứ chưa thắng cả cuộc chiến”.
Ngày 7/3, Việt Nam phát hiện ca dương tính của bệnh nhân số 17 trên phố Trúc Bạch. Nửa đêm hôm đó, Hà Nội họp khẩn, người dân cả thành phố không ngủ vì đây là thời điểm dịch về tới Thủ đô.
Ngày 20/3, Bệnh viện Bạch Mai thành tâm dịch. Trong bệnh viện phải dựng lều dã chiến, y bác sĩ ngoài khám chữa cho bệnh nhân còn chăm sóc bệnh nhân thay người nhà.
Ngày 1/4, Thủ tướng ra Chỉ thị 16 yêu cầu giãn cách xã hội. 15 ngày “vàng” đó đã được Việt Nam tận dụng thành công để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh với cộng đồng.
Cuối tháng 7, dịch bùng phát ở Đà Nẵng. “Tâm dịch” là các bệnh viện trong thành phố. 200 y bác sĩ, điều dưỡng đến chi viện cho Đà Nẵng. Và trong 39 ngày “quyết chiến” với đại dịch đó đã ghi nhận 289 ca nhiễm, 31 người tử vong (đa phần do bệnh nền).
Đến nay, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát. Vaccine trong nước và quốc tế đang được thử nghiệm.
Nghĩ lại một năm chống dịch, những hình ảnh đẹp về cả dân tộc như những thước phim tua chậm hiện về. Đó là hình ảnh đoàn bác sĩ Hải Phòng cạo trọc đầu hướng về chi viện cho Đà Nẵng. Bớt tóc sẽ bớt vướng víu, bớt công bảo vệ và có thời gian hơn với người bệnh; là hình ảnh các bác sĩ về hưu, các sinh viên trường Y viết đơn xin ra tuyến đầu chống dịch…
Đó còn là hình ảnh các chiến sĩ bộ đội nằm ngủ trong những lán tạm rất sơ sài khi nhường doanh trại cho đồng bào cách ly; là hình ảnh chiến sĩ công an đứng hồi lâu trước cửa một tòa nhà cố để hiểu người bị cách ly bên trong đang nhờ điều gì qua ngôn ngữ cử chỉ; là hình ảnh đôi lứa trẻ lùi ngày cưới để chồng (chiến sĩ quân đội) lên biên cương chống dịch...
Đó cũng là hình ảnh em bé Ca Dong 1 mình đi bộ cả 30 phút xuống núi mang khúc măng hỗ trợ chiến sĩ và đồng bào Đà Nẵng; hay các cụ già ủng hộ đồng bào chống dịch từ chỉ vàng tiết kiệm tới mấy bó rau quanh nhà; hay bài ca, điệu nhảy trên TikTok của các bạn trẻ kêu gọi nhau “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đang ở chỗ nào thì đứng yên chỗ đấy”…
Từng hình ảnh nhỏ như những mảng ghép long lanh tạo ra một bức tranh chống dịch vô tiền khoáng hậu. Không nghi ngờ, ngoài khối óc tính toán, chữa trị, chúng ta còn chống dịch bằng cả trái tim. Bởi, đa phần cộng đồng đã đồng lòng, chân thành cùng nhau làm những điều nhỏ bé nhưng hiệu quả vô cùng trong cuộc chiến lớn.
Bức tranh chung là vậy, còn với mỗi người, năm qua đã thay đổi chúng ta rất nhiều. Như cá nhân tôi, một người sinh ra khi đất nước hòa bình, năm qua thực sự dạy tôi rất nhiều. Bởi trước đó, dù được học nhưng tôi không thể hình dung đầy đủ tại sao ngày xưa người ta có thể viết đơn bằng máu xin ra chiến trường. Hoặc người ta hiến cả gia sản cho một Chính phủ lâm thời non trẻ. Hoặc người ta sẵn sàng cảm tử với quả bom ba càng… Nhưng năm qua, khi tôi dự phần vào lịch sử, tôi thấu hiểu quá khứ và tự hào về dân tộc mình hơn bao giờ hết.
Cuộc chiến chống Covid-19 chưa kết thúc. Vaccine là khát vọng của toàn nhân loại nhưng những vaccine hiện thời có hiệu quả không, hiệu quả tới đâu, bao giờ có thể tiêm đại trà vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ với nhiều biến số.
May mắn nhất, chúng ta có thể tống tiễn Covid-19 trong năm nay - 2021. Còn nếu không may, với những gì chúng ta đã làm được, tôi tin, dù vất vả hơn, chúng ta vẫn thắng đại dịch như cách người Việt kết thúc các cuộc chiến.
Ấm áp chương trình "Tết Sum vầy" cho người lao động Đà Nẵng Tối 22/1, tại Nhà văn hóa lao động, LĐLĐ TP Đà Nẵng tổ chức chương trình “Tết Sum vầy – Kết nối yêu thương” và ... |
"Phiên chợ giúp công nhân chúng tôi mua được nhiều sản phẩm giá rẻ, chất lượng lắm!" Đó là lời chia sẻ thật lòng của chị Bắc đang làm việc tại Công ty CP Dệt May Phong Lan (huyện Hóc Môn, TP ... |
Những giọt nước mắt trong "Tết Sum vầy" 20h20, buổi tiệc Tết sum vầy chuẩn bị kết thúc, cả khán phòng hồi hộp nhìn lên sân khấu. Trong tay nam MC, tờ giấy ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- 20 năm thực hiện mong ước vào Đảng của nữ công nhân
- Đằng sau những sắc thuế!
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số