Trôi nổi nhiều sản phẩm làm đẹp không rõ nguồn gốc
Đời sống

Trôi nổi nhiều sản phẩm làm đẹp không rõ nguồn gốc

Hậu Xuân
Tác giả: Hậu Xuân
Dạo qua một vòng các chợ có quy mô tại Đà Nẵng, với vai trò là người cần mua hàng mỹ phẩm, chúng tôi đã nhận được sự tận tình tư vấn của nhiều chủ cửa hàng. Điều đáng nói là, mỹ phẩm giả được bày bán tràn lan ở đây mà không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng.
troi noi nhieu san pham lam dep khong ro nguon goc
Các mặt hàng mỹ phẩm được bày bán tràn làn tại chợ đêm Lê Duẩn, Đà Nẵng.

Thật giả lẫn lộn

Tại chợ Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, bên cạnh các gian hàng mỹ phẩm thuần túy, các gian hàng áo quần vật dụng cá nhân cũng bày bán mỹ phẩm đan xen, từ bình dân như sơn móng tay, kem dưỡng, son môi đến các thương hiệu mỹ phẩm của thế giới như Chanel, Dior, Gucci, Versace, Marc Jacob, D&G,...

Biết nhu cầu cần mua son của chúng tôi, nhân viên cửa hàng mỹ phẩm Huỳnh Kiều Diễm hỏi muốn mua son hàng hiệu hay son “phai” (chỉ hàng giả) để tiện chọn màu. “Son hiệu hay son “phai” ở của hàng dùng lên môi đẹp cả vì hàng “phai” cũng là hàng loại 1”, vừa nói, nhân viên nọ vừa nhanh tay đặt hai thỏi son Mac để tôi lựa chọn với giá 170 ngàn đồng và 50 ngàn đồng. Thấy chúng tôi còn băn khoăn về chất lượng, chị nhân viên chỉ cách kiểm tra son chính hãng bằng phương pháp nhìn nước son nào lên màu đẹp hơn.

Tuy nhiên, sau khi rời đi và trở lại cửa hàng đó nhưng thay thế người mua hàng, chúng tôi đã làm phép thử chọn thỏi son còn lại thì thật bất ngờ, người nhân viên đó khẳng định thỏi son còn lại là thỏi son hiệu và thỏi son của chúng tôi chọn lúc trước là hàng “phai”. Qua tìm hiểu thì một thỏi son Mac chính hãng có giá thấp không dưới 400 ngàn đồng.

Tiếp đó, khi tiến hành khảo sát tại chợ Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, bà chủ một cửa hàng mỹ phẩm tên Dung khoe các dòng mỹ phẩm của cửa hàng bà bán rất rẻ, chỉ dưới 300 ngàn đồng, chất lượng lại như hàng thật, hợp túi tiền sinh viên và khách hàng mua rồi vẫn quay lại ủng hộ. Biết chúng tôi muốn mở một tiệm mỹ phẩm và đang cần nguồn hàng lớn, bà Dung nói: “Con bán hàng “phai” mới có lời. Các loại son bình quân 9 ngàn đồng/thỏi, loại các bạn sinh viên rất thích dùng...”

Thờ ơ hay liều lĩnh?

Không chỉ ở các tiệm trong chợ mà ngay trong các buổi chợ đêm tại Lê Duẩn hay Hòa Khánh, các loại mỹ phẩm giả, mỹ phẩm kém chất lượng vẫn được bày bán công khai ở khắp nơi. Thực tế, không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để mua hàng chính hãng, bởi các mặt hàng này thường có mức giá khá cao so với thu nhập của phần đông người dân. Đó chính là lý do khiến các mặt hàng nhái tung hoành trên thị trường.

Để tìm hiểu quan điểm của người sử dụng hàng mỹ phẩm nhái, chúng tôi lựa chọn phỏng vấn một số bạn trẻ, sinh viên, đối tượng chính của sản phẩm này. Nguyễn Hồ Tường Vy (sinh viên Đại học Đà Nẵng) cho biết: “Chúng tôi vẫn lựa chọn mua vì giá cả khá hợp lý. Từ 150 - 200 ngàn đồng, tôi có thể thoải mái lựa chọn nhiều màu son hay dòng son phù hợp với mình, nếu đến các của hàng lớn thì giá son quá cao và đôi khi không tìm được màu yêu thích. Còn thật giả thì..”, Tường Vy nhún vai tỏ ý không quan tâm.

Nguyễn Mai Lan (học sinh cấp 3 Đà Nẵng) thì khẳng định: “Tôi dùng thường xuyên. Dùng hàng “phai” loại 1 nên nó gần như hàng thật, không thấy ảnh hưởng nhiều. Nếu sử dụng thấy ngứa thì tôi sẽ dừng dùng”. Được hỏi có biết những hậu quả đáng tiếc có thể gặp phải do sử dụng mỹ phẩm giả hay không, Mai Lan khó chịu trả lời: “Có nghe, cũng thấy bảo chuyện này chuyện nọ... Nhưng chúng tôi lấy đâu tiền mua hàng hiệu. Hàng này xài được, có sao đâu?”.

Dường như đó cũng là tâm lý chung của nhiều khách hàng. Khi các mỹ phẩm mua về dùng bị kích ứng sẽ dừng sử dụng chứ không quan tâm đến những hậu quả tai hại có thể gặp phải hay ngừng mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc.

troi noi nhieu san pham lam dep khong ro nguon goc
Bộ sản phẩm son 3CE chỉ có giá 50 ngàn đồng tại chợ Hòa Khánh, Đà Nẵng.

Bài toán quản lý

Với thực trạng mỹ phẩm trôi nổi trong các chợ như hiện nay, nếu công tác quản lý chỉ dừng lại ở việc phát hiện vi phạm, thu hồi, xử phạt, tiêu hủy thì với nguồn lợi khổng lồ, những vi phạm vẫn tiếp tục diễn ra.

Ông Trần Phước Trí, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng cho biết: “Công nghệ sản xuất các loại hàng thực phẩm, mỹ phẩm,… nhái, kém chất lượng đang diễn biến ngày càng tinh vi hơn trên địa bàn. Vì vậy công tác phát hiện, xử lý gặp rất nhiều khó khăn, nhất là thiếu các dụng cụ hỗ trợ cần thiết”.

Từ ngày 10/3/2018, Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng được sáp nhập về Bộ Công thương. Nếu trước đây, Cục thuộc Sở Công thương thành phố, việc kết hợp với các lực lượng như thanh tra y tế, công an trong công tác thanh kiểm tra thường xuyên và dễ dàng hơn; thì việc chuyển Cục về Bộ Công thương quản lý tỏ ra rất bất cập; việc phối hợp cần thủ tục rườm rà, nhiêu khê. Lãnh đạo thành phố từng phản đối gay gắt việc sáp nhập này.

Ông Trần Phước Trí cho biết thêm, trong năm 2019, dù ở tâm thế mới là đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, tuy nhiên, Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng vẫn thực hiện các nhiệm vụ như trước đây, trong khi lực lượng của Chi cục khá mỏng, không bao quát xuể các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Như vậy, với biện pháp răn đe chưa đủ mạnh, đội ngũ quản lý còn nhiều hạn chế và công tác phối hợp giữa các ban ngành địa phương chưa thực sự hiệu quả thì hàng mỹ phẩm trôi nổi sẽ tiếp tục xâm chiếm thị phần hàng hóa ở các chợ và để lại những hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng.

Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng xử lý triệt để vấn nạn mỹ phẩm giả, mỗi người tiêu dùng hãy là những giám sát viên. Cần có trách nhiệm với chính bản thân mình. Khi chúng ta dễ dãi với các mặt hàng kém chất lượng có nghĩa là chính chúng ta cũng đang tiếp tay cho cái xấu hoành hành.

Theo thống kê của Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng, năm 2018, riêng kiểm tra về hoạt động sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đã phát hiện và xử lý 44 vụ vi phạm, phạt số tiền hơn 473 triệu đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2019 đã tiến hành kiểm tra xử lý 65 vụ vi phạm hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng mức phạt là 514 triệu 184 ngàn đồng. Trong đó, xử phạt về hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trị tuệ là 37 vụ, phạt tiền 306 triệu 884 ngàn đồng; đã buộc tiêu hủy 1.697 nhãn giả thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả các thương hiệu.

Bác sĩ Nguyễn Thúy An, Đội trưởng Đội quản lý bệnh Lao - Phong - Tâm thần - Các bệnh về Da, Bệnh viện Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đưa lời khuyên cách chọn mỹ phẩm an toàn và phù hợp với người tiêu dùng:

- Nên mua mỹ phẩm tại các cửa hàng uy tín, những địa chỉ đại lý mỹ phẩm đã được cấp phép.

- Kiểm tra đầy đủ thông tin về xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng và bao bì nhãn mác.

- Ưu tiên sử dụng các loại mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hoặc các dược liệu thiên nhiên để hạn chế tối đa các kích ứng da do tác dụng của thành phần hóa chất.

- Kiểm tra mã vạch, nên yêu cầu được cung cấp mã vạch đối với các sản phẩm thương hiệu nước ngoài.

troi noi nhieu san pham lam dep khong ro nguon goc Đường sắt Hà Nội: Đảm bảo thông tin tín hiệu chính xác cho các đoàn tàu an toàn

Quản lý hàng nghìn km cáp quang, cáp đồng, trên 600 km trục tuyến và 79 ga trạm trải dài trên nhiều địa phương, nhiều ...

troi noi nhieu san pham lam dep khong ro nguon goc Những vấn đề mới và các rủi ro về an toàn vệ sinh lao động trong môi trường kỹ thuật số

Công việc tương lai sẽ quyết định bởi kỹ thuật số. Điều này có ý nghĩa gì đối với an toàn vệ sinh lao động ...

troi noi nhieu san pham lam dep khong ro nguon goc Hà Nội: Đình chỉ lưu hành, thu hồi 4 loại mỹ phẩm

Sở Y tế Hà Nội đã ban hành 3 văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng.

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm