Trao gửi lòng nhân ái đến mảnh đời khó khăn
Nét đẹp Người lao động - 24/08/2021 16:54 Nguyễn Thị Hoàng Liên
Chị Nguyễn Thị Thanh Bình nhận quà hỗ trợ của LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, LĐLĐ huyện Tiên Du |
Qua góc nhìn chân thực của một người đồng nghiệp, tôi muốn kể câu chuyện của người giáo viên đang công tác tại Tổ Khoa học xã hội, Trường THCS Nguyễn Đình Xô, không may mắc bệnh suy thận mãn tính giai đoạn cuối khi tuổi đời còn trẻ.
Đó là chị Nguyễn Thị Thanh Bình (SN 1982), giáo viên bộ môn Sử - Địa của trường. Chị Bình đã bước chân vào nghề được 16 năm, tôi luôn coi chị như chị gái của mình.
Chị là một người sống giản dị, hoà đồng, tâm huyết với nghề nên được bạn bè, đồng nghiệp quý mến, học sinh kính trọng.
Cách đây khoảng 6 năm (2015), chị phát hiện mình mắc bệnh suy thận mãn tính - đây là một căn bệnh nguy hiểm vì thận đã hư tổn nghiêm trọng, không thể chữa khỏi, chưa kể việc điều trị lâu dài và rất tốn kém.
Đối diện với cú sốc ấy, ban đầu tinh thần chị suy sụp, lo lắng nhưng với bản năng, nghị lực phi thường của một người mẹ cùng với những lời an ủi, động viên của người thân, bạn bè, đồng nghiệp, chị đã xốc lại được tinh thần để điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Kể từ đó chị luôn nhận được sự hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần của Công đoàn Trường THCS Nguyễn Đình Xô. Thấu hiểu được những khó khăn mà chị đang phải đối diện, Ban giám hiệu nhà trường cũng tạo mọi điều kiện để có thể giúp chị yên tâm chữa bệnh: Giảm bớt số tiết trên tuần và sắp xếp lịch dạy phù hợp nhất có thể; giáo viên trong tổ, trong trường đều sẵn sàng dạy thay chị.
Những lời động viên, thăm hỏi ân cần của Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, những phần quà “Tết vì những người có hoàn cảnh khó khăn”... không chỉ làm cho hương vị Tết nhà chị thêm đậm đà, ý nghĩa mà còn là động lực giúp chị vượt lên hoàn cảnh.
Chị Bình chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh. |
Éo le hơn, đến năm 2016 chị phát hiện bị suy giáp và cuối năm 2017 bác sĩ chỉ định phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì có nguy cơ ung thư. Khuôn mặt chị mệt mỏi, hốc hác, làn da xanh xao khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Công đoàn nhà trường đã có những hành động rất thiết thực, ý nghĩa thông qua chương trình “Vòng tay công đoàn, gắn kết yêu thương".
Nhiều công đoàn viên đã chung tay hỗ trợ một phần viện phí giúp chị yên tâm chữa bệnh. Bên cạnh đó, với cương vị Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Nguyễn Đình Xô, đồng chí Hà Thị Xuân đã nỗ lực hết mình cùng phối hợp với Ban giám hiệu ý kiến lên công đoàn cấp trên xem xét và tạo điều kiện giúp chị Bình vượt qua khó khăn, chiến thắng bệnh tật.
Chị Bình luôn trân quý những hỗ trợ của công đoàn cơ sở, công đoàn ngành, phấn đấu đạt kết quả cao trong công tác. Nhiều năm liền chị đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Năm học 2018 – 2019, chị vinh dự nhận được giấy khen của UBND huyện Tiên Du về thành tích giảng dạy.
Những thành tích đó không chỉ là thành quả của việc nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân chị mà còn là kết quả của quá trình chăm lo đời sống giáo viên, người lao động của Công đoàn Trường THCS Nguyễn Đình Xô.
Giờ đây, dù hằng ngày phải sống chung với bệnh tật đang ở giai đoạn cuối, mỗi tuần tối thiểu phải chạy thận 3 lần để duy trì sự sống nhưng trên môi người phụ nữ bé nhỏ ấy luôn nở nụ cười hiền hậu, ẩn sâu trong đó là niềm hy vọng vào một ngày mai tốt đẹp hơn.
Vào một ngày cuối năm 2020, chúng tôi đến thăm chị. Chị mệt nằm trên giường nhưng 2 cháu mặc dù còn nhỏ đã biết thay mẹ rót nước mời khách và chào hỏi rất lễ phép. Căn nhà nhỏ luôn ríu rít tiếng cười đùa con trẻ.
Nhìn vào chiếc bảng to treo trên tường, chị kể: “Tôi ốm đau, lại không có điều kiện đưa các cháu đi chơi nên mua những cuốn sách, quyển truyện hay rồi hướng dẫn các con đọc để chúng tự cảm nhận về những điều tốt đẹp xung quanh. Còn chiếc bảng to này tôi mua để cho bọn trẻ tự do vẽ lên những bức tranh tươi đẹp về cuộc sống. Đi dạy về mệt, vào nhà nhìn những thông điệp của các con trên bảng là tôi quên đi những mệt nhọc. Biết mẹ bị ốm, ngoài giờ học các cháu luôn giúp đỡ mẹ việc nhà. Các cháu thương mẹ lắm!”.
Mặc dù sức khoẻ còn hạn chế nhưng chị luôn khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Chị quan niệm: “Nếu như những chú chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như những đoá hoa mang vẻ đẹp cho đời thêm sắc hương thì bản thân tôi sống trên đời cũng phải thật có ý nghĩa, không bao giờ chịu từ bỏ dù biết rằng sức khoẻ đã và đang giảm sút rất nhiều”.
Chị Bình nghẹn ngào, xúc động về sự quan tâm của mọi người dành cho mình và có lời cảm ơn chân thành gửi tới toàn bộ cán bộ giáo viên, nhân viên, đoàn viên thanh niên trong trường: “Tôi có thêm nghị lực bởi vì xung quanh còn có người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là Công đoàn Trường THCS Nguyễn Đình Xô là mái ấm, là nơi tôi nhận được những tấm lòng nhân ái, luôn chia sẻ và thấu hiểu, giúp đỡ phận đời kém may mắn như tôi… Chính điều đó càng thôi thúc tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ lòng tin tưởng mà mọi người đã dành cho tôi”.
Chị Bình là tấm gương về nghị lực sống, luôn biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh, lan toả những năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. Từng ngày, từng giờ chị vẫn luôn đóng góp sức mình vào thành tích chung của tập thể nhà trường. Hy vọng với nhiệt huyết và sự lạc quan, chị Bình sẽ sớm đẩy lùi và chiến thắng bệnh tật.
Nhờ có công đoàn nhà trường, chúng tôi không những được nhận sự quan tâm, chia sẻ mà còn có được những hoạt động ý nghĩa, được cho đi mà không mong nhận lại, được trao gửi lòng nhân ái của mình đến những mảnh đời còn khó khăn.
“Ô tô siêu thị 0 đồng” hỗ trợ công nhân khu công nghiệp Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội vừa trao 2.000 "Túi An sinh Công đoàn" dành cho công nhân, lao động ... |
Bộ đội về Thành Hôm qua, bộ đội đã mang những phần quà hay đem nhu yếu phẩm đến nhà dân ở TP HCM. Sáng nay họ cũng có ... |
Infographic: 7 bước tự test nhanh COVID-19 tại nhà Tại TP Hồ Chí Minh, để đẩy nhanh tốc độc xét nghiệm và đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, ngành ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 10/07/2024 13:40
Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng
Không chỉ là một cán bộ thư viện - cô thủ thư giỏi, say mê với công việc, chị Võ Thị Hoa – Cán bộ thư viện Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng còn là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Với sự cần cù, chịu khó và những nỗ lực không mệt mỏi, chị đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế sạch, bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Emagazine - 17/11/2022 17:32
Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị
Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.
Vòng tay Công đoàn - 18/08/2022 20:15
Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi
Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.
Nét đẹp Người lao động - 14/07/2022 11:25
Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm
Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thuộc thành phố Hải Phòng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phạm Văn Thương đã đam mê và muốn tìm hiểu ngành Mỏ. Tình yêu, cùng với tinh thần trách nhiệm, tiên phong và sự vào cuộc của Công đoàn, hằng năm anh cho “ra lò” nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Trong đó, giải pháp sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất thi công đào lò chuẩn bị lò chợ 11-3-T-16 khu III vỉa 11 giáp đứt gẫy địa chất F giúp tận thu 48.210 tấn than nguyên khai”.
Câu chuyện quanh tôi - 03/07/2022 08:59
“Hồi sinh” du lịch trên EWEC
Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…
Đời sống - 26/06/2022 19:12
Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm
“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…