Trải lòng của những nữ chiến sĩ áo trắng trong ngày 8/3

Công đoàn - DUY CHƯƠNG

Sáng 8/3, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị Biểu dương điển hình nữ cán bộ, nhân viên ngành Y tế tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Tại đây, các nữ chiến sĩ áo trắng đã chia sẻ những câu chuyện xúc động về những khó khăn, vất vả mà họ phải đối mặt.
Nghệ An: Những bông hoa đẹp nhất dành tặng nữ cán bộ, nhân viên y tế Nghệ An hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho F0 điều trị tại nhà Nghệ An: F0 điều trị tại nhà liên tục phản ánh gặp khó khi làm thủ tục hưởng BHXH
Nghệ An: Tôn vinh những nữ chiến sĩ áo trắng đang chiến đấu cho sức khỏe của người dân
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An Kha Văn Tám và Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Dương Đình Chỉnh trao tặng Bằng khen cho 77 nữ công chức, viên chức, lao động tiểu biểu trong tham gia phòng, chống dịch bệnh (Ảnh: Thanh Tùng)

''Tổ quốc gọi tên, con vào với đồng bào..."

Tại Hội nghị, câu chuyện của điều dưỡng Trần Thị Dương - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã khiến mọi người rất xúc động. Gia đình chị có hai con nhỏ, bố mẹ chồng ngoài 70 tuổi không may bị bệnh hiểm nghèo (bố chồng bị ung thư máu, mẹ chồng bị ung thư phổi), chồng là công nhân nên rất vất vả. Gia đình khó khăn là vậy nhưng chị vẫn viết đơn xung phong lên đường chi viện cho các tỉnh phía Nam.

Chị Dương cho biết, hằng ngày, khi xem thời sự, thấy cảnh các gia đình ở miền Nam mất người thân, các cháu nhỏ không nơi nương tựa, chị cùng các đồng nghiệp đã rất xúc động. Tất cả mọi người đều quyết tâm đi chi viện để san sẻ nặng nhọc với các đồng nghiệp phía Nam và điều quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân. Cảm xúc lúc ấy chỉ gói gọn trong hai câu thơ:

''Tổ quốc gọi tên, con vào với đồng bào

Cùng đồng chí đem lại bình yên cho Tổ quốc"Nghệ An: Tôn vinh những nữ chiến sĩ áo trắng đang chiến đấu cho sức khỏe của người dân

Chị Trần Thị Dương (áo vàng) chia sẻ câu chuyện của mình tại Hội nghị (Ảnh: Thanh Tùng)

"Khi có công văn thông báo chi viện cho miền Nam thì bản thân tôi lúc đó rất muốn đi, nhưng vừa lo, vừa sợ. Lo là chưa bao giờ xa con nhỏ, bố mẹ chồng thì đang bị bệnh, rồi lại sợ không ai đồng ý nên tôi vẫn chưa thông báo với gia đình. Đến lúc gần đi, về nhà đọc công văn cho chồng nghe và chia sẻ mong muốn vào Nam chi viện, ban đầu chồng tôi cũng hơi lưỡng lự không muốn vợ đi, nhưng rồi chồng bảo: “Chống dịch như chống giặc nếu mẹ muốn đi giúp người dân trong đó thì 3 bố con ở nhà sẽ là hậu phương vững chắc cho mẹ”", nữ điều dưỡng tâm sự.

Có được sự ủng hộ từ gia đình, chị lại càng thôi thúc mình phải đi, dù biết sẽ vất vả cho mình lẫn gia đình. Trong thời gian đầu, nỗi nhớ nhà và áp lực khiến chị gặp rất nhiều khó khăn trong công việc lẫn tâm lý. Nhưng rồi với trách nhiệm của một người làm nghề Y, chị vẫn luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để sớm trở về bên gia đình.

"Thật sự chúng tôi rất nhớ nhà, nhớ con, lại đối mặt với nhiều khó khăn, áp lực trong công việc. Nhưng mỗi lần vấp phải khó khăn tôi lại tự nhủ: "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?". Chính vì thế mà tôi đã luôn xác định mình phải luôn mạnh mẽ, nêu cao trách nhiệm lương y như từ mẫu. Do đó, tôi luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất để sớm được trở về bên gia đình. Nhiều lúc nhớ con, nhớ nhà, chỉ muốn gọi điện về để trò chuyện cùng con nhưng lại sợ không kìm được nước mắt. Thế nên mỗi lần gọi điện về cho con, tôi kìm nén để không khóc. Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi luôn được sự quan tâm, động viên kịp thời của bạn bè, đồng nghiệp, lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo ngành, Công đoàn ngành Y tế; anh chị em trong đoàn cũng thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ để sớm trở về bên gia đình" - chị Dương xúc động chia sẻ.

Nghệ An: Tôn vinh những nữ chiến sĩ áo trắng đang chiến đấu cho sức khỏe của người dân
Những phóng sự, những ca khúc về công tác phòng, chống dịch bệnh gây xúc động trong Hội nghị (Ảnh: Thanh Tùng)

Một "cuộc chiến" cam go, vất vả!

“...2 con yêu quý của mẹ! Hôm nay, mẹ đăng ký xung phong vào miền Nam chống dịch, mẹ gọi điện cho bố. Bố không cho mẹ đi, vì bố đi làm xa, mẹ sức khỏe không được tốt. Bố thương mẹ, sợ mẹ không trụ được. Mẹ hỏi bố, nếu có chiến tranh xảy ra bố có cầm súng bảo vệ Tổ quốc không? Mẹ nghĩ bố con không cần ai kêu gọi cũng sẽ xung phong lên đường. Mẹ hiểu tính bố con mà! Bố con im lặng không nói gì, nhưng một lúc sau, bố nhắn tin cho mẹ: "Đi thì nhớ giữ sức khỏe về mà chăm hai con”. Mẹ vui lắm, bố con không nhắn được tình cảm, nhưng mẹ biết bố lo cho mẹ lắm. Mẹ biết mà!...”

Những dòng nhật ký xúc động trên của điều dưỡng Nguyễn Thị Hương, Trưởng khoa Khám Bệnh – Thường trực cấp cứu, Trung tâm Huyết học – Truyền máu Nghệ An gửi đến hai người con của mình. Từng câu, từng chữ trong đoạn nhật ký đều thể hiện tình yêu da diết của chị đối với gia đình. Ấy thế mà vì Tổ quốc chị vẫn sẵn sàng tạm rời xa mái ấm của mình để chiến đấu cho sức khỏe và tính mạng của Nhân dân.

Tuy nhiên, khi chuẩn bị vào miền Nam để chi viện thì ở Nghệ An dịch bệnh Covid-19 lại bùng phát dữ dội, chị được lệnh ở lại quê hương tiếp tục "chiến đấu". Một "cuộc chiến" cũng hết sức cam go và vất vả!

Nghệ An: Tôn vinh nữ chiến sỹ áo trắng trong ngày 8/3
Chị Nguyễn Thị Hương (bên phải) kể lại câu chuyện khiến tất cả mọi người trong hội trường đều xúc động và cảm phục. (Ảnh: Thanh Tùng)

Dù trước đó đã tham gia công tác truy vết trong cộng đồng, nhưng chị Nguyễn Thị Hương cũng không thể lường trước được sự vất vả, áp lực mà mình phải đối mặt khi công tác tại Bệnh viện dã chiến số 1. Chị chia sẻ: "Bệnh viện dã chiến số 1 lúc tôi vào nhận nhiệm vụ là nơi thu dung những bệnh nhân bị Covid-19 từ nhẹ đến nặng với nhiều độ tuổi khác nhau, từ trẻ nhỏ, đến người lớn tuổi; người khỏe mạnh đến người có bệnh nền. Họ đều không có người thân ở bên để chăm sóc, động viên khiến nhiều người có tâm lý hoảng sợ, lo lắng".

Chị vừa phải chăm sóc, vừa phải làm bạn, làm mẹ, làm con để giúp bệnh nhân vượt qua áp lực bệnh tật. Bên cạnh đó, thời tiết khắc nghiệt ở Nghệ An cũng là một trong những lý do khiến công việc ở đây vất vả gấp bội.

"Nơi chúng tôi làm việc rất nóng bức, ngột ngạt vì không có điều hòa, chỉ có chiếc quạt ngoài hành lang. Vì vậy phía trong bộ đồ bảo hộ, chúng tôi phải mặc thêm một bộ quần áo xanh trĩu nặng, chất đầy đá lạnh để làm mát cho cơ thể. Thời tiết nóng bức, áp lực công việc đã có lúc làm tôi ngất xỉu", chị Hương chia sẻ.

Nữ điều dưỡng vẫn nhớ như in khoảnh khắc mình bị ngất xỉu và xem đó như là một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, chị kể: "Lúc tôi bắt đầu thấy chân tay bủn rủn, khó thở, đi không vững, tôi đã rất sợ. Vẫn cố gắng để không ngã quỵ, tiếp tục di chuyển đến nơi làm việc. Nhưng sau đó người bắt đầu lạnh toát, thở dồn dập, tôi ngã xuống sàn, nước mắt cứ rơi và thiếp đi một lúc. Sau khi tỉnh lại, dù đang rất mệt nhưng nghĩ đến các con, đến người thân, đến những bệnh nhân đang cần mình nên tôi lấy hết sức đứng lên tiếp tục di chuyển đến nơi làm việc".

Nghệ An: Tôn vinh những nữ chiến sĩ áo trắng đang chiến đấu cho sức khỏe của người dân
Công việc khoanh vùng, truy vết, dập dịch ở các huyện vùng cao vô cùng vất vả (Ảnh: Thành Cường)

Gác lại việc riêng tư, nỗ lực vượt qua khó khăn

Còn câu chuyện của chị Kha Thị Tâm - Phó Phòng điều dưỡng Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn lại khiến mọi người thấu hiểu hơn sự gian khổ, vất vả khi chống dịch tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Là người dân tộc Thái, sống cùng 2 con nhỏ, chồng là bộ đội thường xuyên công tác xa nhà, bố mẹ chồng lại cao tuổi nên mọi việc trong nhà đều do chị cáng đáng. Khi dịch bệnh bùng phát, chị được phân công xét nghiệm, truy vết F0, trực tiếp tham gia tiêm chủng, cấp cứu hỗ trợ tiêm chủng lưu động tại 21 Trạm Y tế xã, chăm sóc bệnh nhân F0 tại các điểm cách ly trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Việc nhà, việc cơ quan, nhiều không sao kể hết.

Chị Tâm kể: "Kỳ Sơn là huyện miền núi cao với địa hình hiểm trở, đường sá đi lại và đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn có nhiều người dân tộc thiểu số không thạo tiếng phổ thông nên kiến thức về phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhân lực và vật tư y tế đang còn thiếu thốn nên khi chúng tôi đi làm nhiệm vụ gặp rất nhiều vất vả. Nhất là địa bàn các xã Keng Đu, Na Loi, Chiêu Lưu, Mường Ải, Mỹ Lý, Nậm Càn... Có những nơi cả đi và về phải mất đến hai ngày. Khi đi vào đó, chúng tôi phải tự mang theo đồ dùng cá nhân, thực phẩm như mì tôm, lương khô...".

Nghệ An: Tôn vinh những nữ chiến sĩ áo trắng đang chiến đấu cho sức khỏe của người dân
Đồng chí Nguyễn Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen cho bác sĩ Ngô Thị Lan (các cán bộ, nhân viên tiêu biểu. (Ảnh: Thanh Tùng)

Khó khăn là vậy nhưng chị Tâm cùng cán bộ đơn vị vẫn quyết tâm vượt qua, chị chia sẻ: "Tôi luôn xác định trách nhiệm của mình trước sự khốc liệt của đại dịch Covid-19. Dù gia đình đang rất cần tôi, dù những nơi tôi đến làm việc có rất nhiều khó khăn nhưng tôi nghĩ lúc này mình phải vì cộng đồng, phải gác lại những việc riêng tư, bản thân phải nỗ lực cố gắng để vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ, động viên của gia đình và sự quan tâm của bạn bè, đồng nghiệp, tổ chức Công đoàn".

Trải lòng của những nữ chiến sĩ áo trắng trong ngày 8/3
Đồng chí Kha Văn Tám ghi nhận và biểu dương sự cố gắng, hi sinh của các nữ cán bộ, nhân viên ngành Y tế Nghệ An trong thời qua. (Ảnh: Thanh Tùng)

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An Kha Văn Tám trân trọng ghi nhận, cảm ơn những nỗ lực lớn lao của đội ngũ nữ cán bộ, nhân viên ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch, là những bông hoa đẹp trong vườn hoa của ngành Y và xã hội.

Để ghi nhận sự đóng góp, cống hiến của họ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã quyết định tặng Bằng khen cho 77 nữ cán bộ, nhân viên tiêu biểu.

Nghệ An: Những bông hoa đẹp nhất dành tặng nữ cán bộ, nhân viên y tế Nghệ An: Những bông hoa đẹp nhất dành tặng nữ cán bộ, nhân viên y tế

Hai năm qua, không thể kể hết những hy sinh, vất vả, nỗ lực của nữ cán bộ, nhân viên y tế Nghệ An cho ...

"Xin cảm ơn các y, bác sĩ đang ngày, đêm chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân mắc Covid-19!"

Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) đã cận kề nhưng có lẽ nhiều y, bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân mắc Covid -19 ...

BHXH tỉnh Nghệ An hướng dẫn giải quyết chế độ BHXH đối với NLĐ mắc Covid-19 BHXH tỉnh Nghệ An hướng dẫn giải quyết chế độ BHXH đối với NLĐ mắc Covid-19

Chiều 23/02, BHXH tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn 294/BHXH-CĐBHXH về việc hồ sơ giải quyết chế độ BHXH đối với các trường ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ

Hoạt động Công đoàn -

Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ

Ban Công đoàn Quốc phòng vừa phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm, hỗ trợ Nhân dân và tặng quà cán bộ, chiến sỹ tham gia khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa

Hoạt động Công đoàn -

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa

Tôi xin phép được trích dẫn câu nói của Giáo sư Đặng Thai Mai: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người” để chia sẻ câu chuyện về một “người truyền lửa” – cô giáo Hà Thị Hảo – Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”

Công đoàn -

Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”

Bằng việc mở rộng các chính sách cho vay ưu đãi, thủ tục đơn giản sẽ giúp người lao động tiếp cận những nguồn vốn hợp pháp - từ đó tránh bẫy “tín dụng đen” đang đem lại nhiều hệ lụy cho xã hội.

Nâng cao kỹ năng thương lượng tập thể về tiền lương

Công đoàn -

Nâng cao kỹ năng thương lượng tập thể về tiền lương

Giúp cán bộ công đoàn hiểu rõ, hiểu sâu về tiền lương trong doanh nghiệp để thương lượng tập thể là mục tiêu mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề ra tại lớp tập huấn đang được tổ chức ở Đà Nẵng.

Ghi chép về một thầy giáo - Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, tận tụy

Hoạt động Công đoàn -

Ghi chép về một thầy giáo - Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, tận tụy

Thầy giáo Phạm Văn Chức - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) là một nhà giáo tiêu biểu, tận tụy và hết mình vì sự nghiệp giáo dục.

Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động

Chiều 19/9, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) dưới sự chủ trì của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc thêm

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Tăng phúc lợi để công nhân không vướng bẫy “tín dụng đen”

Công đoàn -

Tăng phúc lợi để công nhân không vướng bẫy “tín dụng đen”

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Đồng Nai xác định việc nâng cao phúc lợi, cải thiện đời sống cho đoàn viên, người lao động là giải pháp tốt nhất giúp họ tránh xa bẫy “tín dụng đen”.

Công nhân Đồng Nai học cách tránh bẫy “tín dụng đen”

Công đoàn -

Công nhân Đồng Nai học cách tránh bẫy “tín dụng đen”

Chương trình “Điểm hẹn công nhân tháng 9” với chủ đề: “Tài chính thông minh – Tránh “Bẫy” tín dụng đen”, do Tạp chí Lao động và Công đoàn, Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai và một số đơn vị phối hợp thực hiện. Qua đó, nhằm giúp công nhân có thêm kiến thức, để tránh rơi vào bẫy “tín dụng đen” vốn đang là một vấn đề nhức nhối.

Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"

Hoạt động Công đoàn -

Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"

Tạp chí Lao động và Công đoàn và Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình "Điểm hẹn công nhân tháng 9", chủ đề Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen".

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái – Chủ tịch Công đoàn Trường Mẫu giáo Vị Bình (xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) là người chị, người đồng chí, một lãnh đạo Công đoàn có tấm lòng ấm áp bao dung, gần gũi luôn lắng nghe những chia sẻ của các công đoàn viên.

“Công đoàn Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh chính là điểm tựa của em…”

Hoạt động Công đoàn -

“Công đoàn Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh chính là điểm tựa của em…”

Nhiều hoàn cảnh khó khăn của Công đoàn ngành Xây dựng Quảng Ninh như gia đình chị Bùi Thị Hạt, đoàn viên Công đoàn Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh đã được các cấp Công đoàn sẻ chia. Và Công đoàn đã thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy của người lao động.

Phó Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở và chăm lo cho người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Phó Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở và chăm lo cho người lao động

Hiện nay, tôi đang công tác tại Phòng Tổ chức hành chính – Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – Vimico- cái nôi ươm mầm và chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên. Ở đây có một lãnh đạo Công đoàn với tác phong gần gũi, nụ cười hiền lành, dễ mến. Chị là Mai Thị Thu Phương, Phó Phòng Tổ chức Hành chính – Phó Chủ tịch Công đoàn của Chi nhánh.

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Trong nhiều năm qua, Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông (xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động; gặt hái nhiều thành tích và được Công đoàn cấp trên đánh giá cao.

Công đoàn Cần Thơ chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc sau bão lũ

Công đoàn -

Công đoàn Cần Thơ chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc sau bão lũ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cấp Công đoàn TP Cần Thơ vừa phát động và kêu gọi đoàn viên, người lao động chung tay hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận

Hoạt động Công đoàn -

Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận

Nhiều năm qua, Công đoàn Trường THCS Đông Thuận (huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ) không ngừng phát triển và trở thành điểm tựa cho viên chức, lao động. Để đạt được những thành tích đó, không thể không nhắc đến vai trò của cô Huỳnh Kim Diệu - Chủ tịch Công đoàn trường.