Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn chính sách, pháp luật BHXH, BHTN
Đời sống - 25/10/2022 11:07 LINH LAN
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (bên phải) và ông André Gama, Giám đốc Chương trình an sinh xã hội, ILO chủ trì Hội nghị. Ảnh: LINH LAN |
Còn những bất cập trong chính sách BHXH
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh, BHXH giữ vai trò trụ cột trong các chính sách an sinh xã hội. Sau đại dịch Covid-19, đã cho thấy những lỗ hổng về an sinh xã hội, trong đó có BHXH như: tình trạng bất bình đẳng giữa lao động có tay nghề và lao động phổ thông; lao động phi chính thức, lao động tự do không được đảm bảo về an sinh xã hội, hoặc chỉ được đảm bảo ở mức độ không đầy đủ. Cùng với đó là mức lương hưu, độ tuổi nhận lương hưu, ... còn nhiều vướng mắc.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: LINH LAN |
Với tư cách là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp với ILO nhằm thảo luận, đối thoại, làm rõ các bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật về BHXH tại Việt Nam, trong đó lĩnh vực an sinh xã hội cho NLĐ cần được ưu tiên hàng đầu nhằm thúc đẩy công bằng xã hội.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu đề nghị các cán bộ công đoàn mạnh dạn đóng góp ý kiến, nêu những đề xuất, những cách làm hay để Tổng LĐLĐ Việt Nam chuyển hóa những mong muốn đó thành quy phạm có tính khả thi cho việc sửa đổi Luật BHXH.
Theo ông André Gama, Giám đốc Chương trình an sinh xã hội ILO, hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam cần tiếp tục được cải cách và củng cố hơn nữa nhằm đảm bảo công việc và công bằng cho tất cả NLĐ. Để đạt được những mục tiêu này, sẽ không chỉ đòi hỏi đối thoại xã hội và quyết tâm chính trị mạnh mẽ mà còn cần sự gia tăng đáng kể đầu tư của Chính phủ vào an sinh xã hội.
Ông André Gama, Giám đốc Chương trình an sinh xã hội, ILO trình bày những nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam. Ảnh: LINH LAN |
Ông André Gama cũng cho biết thêm, nghiên cứu của ILO cho thấy đối tượng trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ (nhất là lao động nữ giúp việc gia đình) tại Việt Nam chưa được tiếp cận an sinh xã hội toàn diện, bao gồm các chế độ như: đau ốm, thai sản, thương tật... Họ là một trong số những đối tượng dễ bị tổn thương, ảnh hưởng nhất trong đại dịch. Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là ngăn chặn sự gia tăng bất bình đẳng. Do đó, Việt Nam cần mở rộng phạm vi bao phủ của hệ thống BHXH cho tất cả đối tượng NLĐ
Tại Hội nghị, cán bộ công đoàn được thông tin về tình hình thực hiện chính sách BHXH. Cụ thể như: Ước tính đến hết tháng 9/2022, cả nước có hơn 17,2 triệu người tham gia BHXH (tăng 697 ngàn người so với năm 2021), trong đó: BHXH bắt buộc:15,7 triệu người, BHXH tự nguyện: 1,5 triệu người, tổng số tham gia BHTN trên 14 triệu người; số lượng người tham gia BHYT là trên 87,5 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 88,3% dân số.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tính đến hết tháng 9/2022, tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ là 21.432 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 5% so với số phải thu); tình trạng NLĐ nhận BHXH một lần có xu hướng gia tăng (663 ngàn người, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021); tiền lương tháng đóng BHXH còn thấp, chưa đúng, đủ theo quy định của pháp luật.
Hội nghị đặc biệt chú trọng đến việc cải cách chính sách BHXH theo NQ 28-NQ/TW, trong đó tập trung xây dựng hệ thống BHXH đa tầng; sửa đổi quy định về điều kiện tham gia BHXH tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm; tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các chính sách BHXH, tính linh hoạt của các chính sách nhằm đạt được mục tiêu mở rộng diện bao phủ; cải cách trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách nhằm củng cổ niềm tin, tăng mức độ hài lòng của người tham gia vào hệ thống BHXH; đẩy nhanh quá trình gia tăng số NLĐ tham gia BHXH trong khu vực phi chính thức; sửa đổi, khắc phục các bất hợp lí về chế độ bảo hiểm hưu trí…
Đồng thời, triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của tổ chức Công đoàn trong thực hiện NQ 28-NQ/TW.
Tích cực tham gia các ý kiến
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi, làm rõ những bất cập liên quan đến các chính sách đảm bảo an sinh xã hội.
Đơn cử như đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định cho rằng, thời gian qua, vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia xây dựng chính sách an sinh xã hội có nhiều kết quả thiết thực, đa phần đáp ứng được mong mỏi của người dân và NLĐ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: chế tài xử phạt doanh nghiệp nợ đóng, trốn đóng BHXH chưa đủ sức răn đe; NLĐ không quan tâm đến lợi ích do BHXH mang lại, tư tưởng muốn nhận BHXH một lần tăng cao, vì lợi ích trước mắt nhiều NLĐ không muốn đóng BHXH; thủ tục thanh toán BHXH để NLĐ được hưởng chính sách vẫn còn phức tạp, rườm rà; công tác tuyên truyền các chính sách BHXH, BHYT không thường xuyện, hiệu quả tuyên truyền chưa đạt hiệu quả cao; ...
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định nêu ý kiến. Ảnh: LINH LAN |
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất cần có lộ trình nhanh chóng nhằm giảm thời gian đóng BHXH bởi nếu kéo dài việc đóng BHXH 20 năm sẽ có nhiều NLĐ không thực hiện đóng đủ thời gian quy định, điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc NLĐ ồ ạt rút BHXH một lần. Cùng với đó, đề xuất xây dựng quy định riêng xử lý thủ tục hồ sơ cho trường hợp NLĐ bị chủ sử dụng lao động bỏ trốn nên không nhận được thủ tục hỗ trợ tiền BHTN.
Còn đồng chí Đỗ Đức Thiệm, Trưởng Ban Chính sách - Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng đánh giá, BHXH đã có nhiều nỗ lực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách thủ tục hành chính nhằm phục vụ tốt cho người tham gia BHXH, BHYT.
Nói về những vướng mắc trong việc thực hiện BHXH, đồng chí Đỗ Đức Thiệm cho rằng những doanh nghiệp nhỏ thường sử dụng lao động làm việc không ổn định, thậm chí không có hợp đồng lao động, dẫn đến một bộ phận NLĐ không thể tham gia BHXH bắt buộc. Không những thế, có nhiều trường hợp NLĐ vì lợi ích trước mắt đã thỏa hiệp với người sử dụng lao động không đóng BHXH, BHTN hoặc đóng không đúng mức quy định.
Đồng chí Đỗ Đức Thiệm, Trưởng Ban Chính sách - Tuyên giáo - Nữ công, LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ nhiều bất cập trong việc thực hiện BHXH. Ảnh: LINH LAN |
Đồng chí Đỗ Đức Thiệm kiến nghị, thời gian tới, Luật BHXH cần chú trọng tăng cường vai trò giám sát của tổ chức Công đoàn bằng cách để tổ chức Công đoàn cấp trên được đại diện cho NLĐ khởi kiện ra tòa án khi NLĐ bị doanh nghiệp nợ BHXH; cần xác định BHXH là một phần không tách rời với tiền lương, tạo ra sự đồng bộ thống nhất trong các bộ luật để NLĐ và người sử dụng lao động không thể nợ hoặc trốn đóng BHXH.
Đại diện LĐLĐ các tỉnh cũng thẳng thắn nêu những bất cập, hạn chế trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
Sau khi lắng nghe những ý kiến, chia sẻ của các đại biểu, ông André Gama khẳng định, ILO đã, đang và sẽ đồng hành cùng Tổng LĐLĐ Việt Nam trong việc thúc đẩy an sinh xã hội cho NLĐ tại Việt Nam.
Theo ông André Gama, ILO sẽ chú trọng đến việc thiết kế chính sách xã hội và thực hiện tốt các chính sách đề ra, để không ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, đẩy mạnh việc truyền thông để NLĐ hiểu đúng, đủ về ý nghĩa, lợi ích, giá trị của chính sách BHXH và củng cố niềm tin của mọi người vào hệ thống an sinh xã hội.
Đồng chí Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam kết luận tại Hội nghị. Ảnh: LINH LAN |
Kết luận tại Hội nghị, đồng chí Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá, Hội nghị đạt chất lượng, sát thực với mong muốn, yêu cầu đặt ra.
Đồng chí ghi nhận và cảm ơn những kiến nghị, đề xuất của các đại biểu. Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tiếp thu các ý kiến để tham gia kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa các điều luật liên quan đến NLĐ.
Hàng triệu trái tim xúc động khi về Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma |
Ngắm ngôi chùa mang đậm kiến trúc Ấn Độ - Myanmar tại xứ biển |
Khánh Hòa tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nhân, doanh nghiệp năm 2022 |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.