Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất phương án giao biên chế 5.899 cán bộ công đoàn chuyên trách
Hoạt động Công đoàn - 09/06/2024 09:06 Hà Vy
Khảo sát tình hình giao, quản lý, sử dụng biên chế công đoàn tại tỉnh Bình Phước |
Biên chế đội ngũ cán bộ chuyên trách thiếu, ngày càng giảm
Những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy đảng địa phương, ngành đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận liên quan đến giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, đồng thời chỉ đạo công tác thể chế hóa, cụ thể hóa thành pháp luật và các kế hoạch, chương trình hành động.
Đặc biệt là Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các cán bộ công đoàn dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn. |
Các văn bản đều xác định trách nhiệm lãnh đạo của các cấp ủy đảng và phối hợp của chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị đối với tổ chức Công đoàn; định hướng đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn Việt Nam ở các mức độ khác nhau
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, số lượng đoàn viên công đoàn không ngừng tăng. Đơn cử, Bắc Ninh: tính đến ngày 31/3/2023, toàn tỉnh có 243.628 đoàn viên công đoàn (tăng 116.913 đoàn viên, 94,5% so với năm 2015); Bắc Giang: đến năm 2022, toàn tỉnh có 1.832 công đoàn cơ sở với 300.000 đoàn viên (tăng 187 công đoàn cơ sở và 139.000 đoàn viên).
Nhưng biên chế đội ngũ cán bộ chuyên trách lại ngày càng giảm.
Hiện nay, tính theo tỷ lệ bình quân cả nước, 01 cán bộ công đoàn chuyên trách quản lý hơn 1.000 đoàn viên. Nhiều địa phương tỷ lệ này cao hơn nhiều mức trung bình, tiêu biểu như TP Hồ Chí Minh.
Cán bộ công đoàn chuyên trách tỉnh Bắc Giang động viên người lao động. Ảnh: Quyết Chiến |
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra nhanh chóng tác động sâu sắc đến đời sống, sản xuất, việc làm và phương thức tập hợp người lao động; thị trường lao động và quan hệ lao động xuất hiện nhiều vấn đề mới.
Nền kinh tế phát triển đa dạng với khối doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ngày càng tăng sẽ làm thay đổi phương thức tập hợp, vận động người lao động và hoạt động công đoàn. Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; thực hiện các công ước quốc tế là vấn đề rất mới, tác động sâu sắc tới tổ chức và hoạt động công đoàn, đòi hỏi cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Trước hết là đổi mới tổ chức bộ máy, biên chế công đoàn các cấp nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
Đề xuất phương án giao biên chế 5.899 cán bộ công đoàn chuyên trách
Phát biểu về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, hiện nay, vấn đề biên chế công đoàn được thực hiện theo các quy định hiện hành của Đảng về công tác biên chế.
Tại Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất phương án giao biên chế 5.899 cán bộ công đoàn chuyên trách trong toàn hệ thống.
Trước năm 2004, cán bộ công đoàn được Tổng LĐLĐ Việt Nam xác định và phân bổ cho các địa phương. Từ năm 2004 đến nay, theo các quy định của Đảng, biên chế công đoàn ở các địa phương do Ban Thường vụ cấp ủy địa phương quản lý.
Năm 2005 là năm cuối cùng Ban Tổ chức Trung ương thông báo chỉ tiêu biên chế. Do việc bàn giao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Thường vụ các tỉnh, thành phố lúc đó có nhiều bất cập nên hiện nay, biên chế của tổ chức Công đoàn ở các địa phương xuất hiện bất cập.
Theo thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam, có 12 tỉnh, thành phố công đoàn không được cấp ủy các tỉnh giao biên chế; 40 tỉnh, thành phố lại giao biên chế cán bộ công đoàn không tương xứng, không đủ khối lượng để làm việc. Sau khi báo cáo với Ban Tổ chức Trung ương và Ban Chỉ đạo biên chế Trung ương, Bộ Chính trị đã ra Kết luận 40 giao Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp Ban Tổ chức Trung ương báo cáo, đề xuất.
Sau khi tính toán, rà soát lại, đề xuất giao biên chế theo phương án của Tổng LĐLĐ Việt Nam là 5.899 cán bộ công đoàn chuyên trách trong toàn hệ thống. Hiện số người được cấp ủy các địa phương tạm giao là khoảng 5.200 cán bộ.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, mức đề xuất 5.899 cán bộ công đoàn chuyên trách trên không bằng 1/3 biên chế của các tổ chức chính trị - xã hội khác. Quy định “Cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thống nhất với LĐLĐ Việt Nam” trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) cũng không trái với quy định về quản lý biên chế hiện nay.
Với số lượng biên chế cán bộ công đoàn chuyên trách hiện tại, ở các địa phương có quan hệ lao động không phức tạp, ít doanh nghiệp thì số lượng cán bộ công đoàn chỉ cần có mức độ. Tuy nhiên, ở những huyện, địa phương, ngành tập trung khu công nghiệp, có đông công nhân lao động thì đòi hỏi phải tăng số lượng cán bộ công đoàn thì mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đã được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7, với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng. Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương, 36 điều (sửa đổi, bổ sung 32 điều; thêm mới 4 điều), bỏ 1 điều so với Luật Công đoàn 2012. So với Luật Công đoàn 2012, Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đã bổ sung thêm nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn là “hợp tác, phối hợp và độc lập với người sử dụng lao động”. Đồng thời quy định cụ thể hơn hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết số 02 NQ/TW của Bộ Chính trị, theo đó “Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất theo mô hình công đoàn 4 cấp” và “mô hình tổ chức Công đoàn các cấp được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt phù hợp với yêu cầu thực tiễn”. Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) theo hướng trao quyền chủ động hơn cho tổ chức Công đoàn trong công tác cán bộ: Cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thống nhất với Tổng LĐLĐ Việt Nam. |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 25/11/2024 09:39
Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở cùng công nhân, người lao động
Anh Nguyễn Văn Thắng- Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Xí nghiệp Cơ điện (Công ty Cổ phần Dệt may Huế) là lãnh đạo trưởng thành từ công nhân nên anh luôn trăn trở và chia sẻ với người lao động. Trong 24 năm gắn bó với nghề, anh đã góp phần cho sự phát triển chung của xí nghiệp.
Hoạt động Công đoàn - 25/11/2024 09:28
Chị Phùng Thị Thúy Hường: 30 năm sống như những đóa hoa
Chị Phùng Thị Thúy Hường- Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội có nhiều năm gắn bó với nghề. Với vai trò lãnh đạo công đoàn, chị đã hết mình chăm lo đến đời sống người lao động; bên cạnh đó, chị là “người thân”- hết lòng yêu thương của những đứa trẻ bất hạnh đang được bảo trợ tại đây.
Hoạt động Công đoàn - 24/11/2024 10:25
"Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
“Ngôi nhà yêu thương” mà tôi đang nhắc đến đó chính là Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội, nơi đã thắp sáng niềm tin cho biết bao thế hệ học viên, tạo động lực cho cán bộ không ngừng phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội.
Hoạt động Công đoàn - 24/11/2024 06:39
Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
Cô Trịnh Thị Thủy – Giáo viên dạy môn Vật lí Trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận 6, Tp Hồ Chí Minh) là người giàu nghị lực và sự lạc quan. Dù mang trong mình căn bệnh nan y nhưng bằng niềm tin yêu cuộc đời, cô vẫn mỉm cười, sống tích cực. Cô trở thành điểm sáng truyền cảm hứng cho đồng nghiệp.
Hoạt động Công đoàn - 24/11/2024 06:35
Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh
Giữa vô số khó khăn do doanh nghiệp thiếu đơn hàng, các cấp công đoàn TP. Hồ Chí Minh đã nỗ lực chăm lo, giúp đời sống công nhân lao động được ổn định, để an tâm sản xuất…
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
- Những điểm trường bị bỏ hoang
- Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm
- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
- Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?
- Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở cùng công nhân, người lao động