
Phát biểu tại Tọa đàm, PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn cho biết, nhà trường vừa thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tổ chức Công đoàn, vừa góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội với đa ngành, đa lĩnh vực.
“Trường Đại học Công đoàn là mắt xích quan trọng trong nghiên cứu, đào tạo và phát triển giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam” - PGS.TS Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Việc tổ chức Tọa đàm khoa học: “Xây dựng đề cương sách chuyên khảo: Lý luận về giai cấp công nhân và công đoàn” nhằm thực hiện chương trình phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
![]() |
PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn phát biểu tại Toạ đàm. Ảnh: MINH PHONG |
Tọa đàm là diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi về giai cấp công nhân và công đoàn. Đồng thời, góp ý nhận xét nhằm hoàn thiện đề cương sách chuyên khảo “Xây dựng đề cương sách chuyên khảo: Lý luận về giai cấp công nhân và công đoàn”.
TS Phan Thị Thanh Huyền - Phó Trưởng khoa Quan hệ lao động và Công đoàn cho biết, Trường Đại học Công đoàn được giao nhiệm vụ phối hợp với Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Vụ Giáo dục đại học và Vụ Giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề cương cuốn sách chuyên khảo “Lý luận về giai cấp công nhân và công đoàn”.
Theo đó, dự thảo đề cương gồm 2 phần chính: Phần thứ nhất là lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam, gồm 2 chương: Khái quát về giai cấp công nhân Việt Nam; Các quan điểm, sứ mệnh lịch sử và bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam.
Phần thứ hai là lý luận về tổ chức Công đoàn Việt Nam, gồm 3 chương: Khái quát về Công đoàn Việt Nam; Tính chất, vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn Việt Nam; Công tác tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam.
Theo TS Phan Thị Thanh Huyền, thực tiễn và lý luận cách mạng cho thấy, cơ sở vững chắc khẳng định vai trò, tầm quan trọng, mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời, cùng phát triển giữa giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra định hướng xây dựng xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh và đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.
Nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam toàn quốc lần thứ XIII, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp công tác số 3257/CTPH-TLĐLĐVN-BGDĐT ngày 14/12/2021 về nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2021 - 2026. Trong khuôn khổ của chương trình hợp tác, hai bên đã thống nhất phối hợp biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng phù hợp với nhu cầu của công nhân, viên chức, lao động. |
![]() Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa dự thảo tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ ... |
![]() Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp ... |
![]() Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ ngày 08/12/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về chế độ phụ cấp đối ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Chung tay vì người lao động: Đà Nẵng hướng tới phát triển bền vững

Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Sôi nổi các hoạt động Tháng Công nhân ở Lâm Đồng
Tin tức khác

10 Mái ấm Công đoàn ở Huế: Nơi khởi nguồn của những giấc mơ an cư

Trà Vinh: Ra mắt Gameshow “Tan ca vui - khỏe”

Công đoàn khối Đảng tỉnh Quảng Bình: Chuyển mình để thích nghi

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần cơ chế thực thi

Chung tay vì an toàn lao động: Những nỗi đau không được phép lặp lại
