Tổ chức dạy, học trực tiếp: Làm gì để học đường an toàn

Sức khỏe - TS. BS. BÙI HỮU TOÀN - Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế

Thời điểm hiện nay, việc tổ chức dạy học trực tiếp cần phải từng bước, chắc chắn, phù hợp và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ Y tế.
Tổ chức dạy, học trực tiếp: Làm gì để học đường an toàn

Học sinh Trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1, TP. Hồ Chí Minh) rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp. Ảnh: Ngọc Dương.

Vì sao cần tổ chức dạy, học trực tiếp thời điểm hiện nay?

Thứ nhất: Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ GD&ĐT xây dựng và ban hành các quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục (CSGD), đào tạo để các địa phương sớm mở cửa lại trường học, đưa học sinh, sinh viên trở lại trường đảm bảo an toàn và triển khai hiệu quả công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh, sinh viên.

Đến nay đã có trên 95% học sinh trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi được tiêm mũi 1 và 88,5% đã được tiêm đủ 2 mũi. Bộ Y tế cũng đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị cho việc tiêm chủng với nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai: Quyền lợi của trẻ em là được đến trường. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ em không được đến trường sẽ thiếu vắng các tương tác xã hội đa dạng, nhất là những tương tác đồng lứa, làm giảm chỉ số trí tuệ, giảm các phản xạ xử lý thông tin từ môi trường xã hội. Việc ở nhà quá lâu làm tăng lo âu, căng thẳng, thậm chí trầm cảm ở cả trẻ rất nhỏ cho tới độ tuổi thanh thiếu niên. Đó là chưa kể ngồi ở nhà học online ít vận động dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác.

Thứ ba: Theo hệ thống phân tích báo cáo về tỷ lệ tử vong do Covid-19 theo nhóm tuổi của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho thấy: Tỷ lệ tử vong do Covid-19 chủ yếu ở người trên 50 tuổi (chiếm 84,46%), từ 18-49 tuổi (15,12%).

Nhóm trẻ em từ 17 tuổi trở xuống chỉ chiếm 0,42%, đây là một tỷ lệ rất thấp. Như vậy, không nên vì lo lắng quá mà không cho trẻ đi học. Các địa phương không nên chờ tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19 mới cho trẻ đến trường, bởi rủi ro ở lứa tuổi này không cao.

Thứ tư: Trẻ ở nhà cũng không có nghĩa là an toàn, vì thực tế trẻ ở nhà nhưng ba mẹ, người thân vẫn đi làm khắp nơi, vậy nên việc lây nhiễm với ba mẹ, người thân hoàn toàn có thể xảy ra.

Tổ chức dạy, học trực tiếp: Làm gì để học đường an toàn

Các hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học. Ảnh: Bộ Y tế.

Công tác chuẩn bị và cần thực hiện

Để tạo môi trường học đường an toàn trong phòng, chống dịch các CSGD cần thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, cụ thể:

Trước khi đón học sinh quay trở lại trường

Xây dựng các phương án, kịch bản chi tiết, cụ thể và tổ chức diễn tập xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức dạy, học trực tiếp tại nhà trường. Cử cán bộ đầu mối phối hợp với y tế địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch, bổ sung đầy đủ theo qui định.

Bố trí phòng/khu cách ly tạm thời đảm bảo theo qui định (biệt lập, riêng rẽ, có công trình vệ sinh khép kín, cửa phòng bố trí nơi rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh để thuận tiện sử dụng, bố trí thùng đựng chất thải có nắp đậy...).

Thực hiện vệ sinh môi trường khử khuẩn một lần đối với lớp học, phương tiện đưa đón (nếu có). Cung cấp đầy đủ nước uống hợp vệ sinh, đảm bảo mỗi học sinh có một cốc uống nước, đồ dùng cá nhân riêng. Bố trí đủ và đảm bảo nơi rửa tay với nước sạch và xà phòng/dung dịch sát khuẩn tay, nhà vệ sinh sạch sẽ, đủ các trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học.

Tập huấn cho giáo viên, NLĐ về công tác phòng, chống dịch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, cách phát hiện các trường hợp nghi mắc. Thường xuyên thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có) để tuyên truyền, hướng dẫn cho học sinh, cha mẹ học sinh các biện pháp cần thực hiện để phòng, chống dịch cũng như thông tin về các biện pháp phòng, chống dịch đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện tại các nhà trường để học sinh, cha mẹ học sinh yên tâm.

Khi học sinh đến trường

Phải bố trí người đón và giao học sinh tại cổng trường, cha mẹ học sinh không được vào trong trường. Mở cửa thông thoáng, sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa. Nếu sử dụng điều hòa, cuối buổi học phải mở cửa cho thông thoáng.

Qui định và hướng dẫn học sinh hạn chế tiếp xúc; rửa tay với nước sạch và xà phòng/sát khuẩn tay; che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; không dùng chung các đồ dùng cá nhân; bỏ rác đúng nơi quy định…

Lau rửa khử khuẩn sau buổi học bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05-0,1% Clo hoạt tính để lau các bề mặt tiếp xúc hoặc sàn nhà (bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, sàn nhà, tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe... của phương tiện đưa đón học sinh); dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ.

Tổ chức dạy, học trực tiếp: Làm gì để học đường an toàn

Khử khuẩn, vệ sinh lớp học tại Trường THCS Cổ Nhuế 2 (Bắc Từ Liêm - Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Tiến.

Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch mọi lúc, mọi nơi

Khi ở nhà

Súc miệng, họng thường xuyên với nước muối sinh lý. Ăn uống đủ dinh dưỡng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên. Theo dõi sức khỏe, khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì báo nhà trường và nghỉ ở nhà (cha mẹ giúp đỡ đối với trẻ mầm non và học sinh tiểu học).

Trên đường đến trường và trở về nhà

Luôn đeo khẩu trang trên đường. Tránh chỗ tập trung, không tụ tập đông người. Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho, khó thở.

Khi ở trường

Đeo khẩu trang trong, ngoài lớp học, rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng/dung dịch sát khuẩn tay. Hạn chế tụ tập đông người, không sang khu vực lớp khác. Không dùng chung đồ dùng cá nhân. Che mũi miệng khi ho hắt hơi, bỏ rác đúng nơi qui định. Khi có sốt, ho, khó thở báo ngay giáo viên chủ nhiệm.

Thực hiện các qui định khác của nhà trường trong phòng, chống dịch.

Một số lưu ý

Khi có trường hợp nghi ngờ (sốt, ho, khó thở, mất khứu giác), báo cho Ban Chỉ đạo/Tổ An toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường; phân luồng lối đi từ khu vực có trường hợp nghi ngờ đến phòng/khu cách ly tạm thời. Thông báo phụ huynh học sinh và tham vấn ý kiến y tế địa phương; lấy mẫu xét nghiệm SARS- CoV- 2.

Tổ chức dạy, học trực tiếp có thể hạn chế về thời gian, số lượng học sinh và ngừng một số hoạt động căn cứ yếu tố dịch tễ, nguy cơ tại địa phương.

Phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học là hoạt động liên ngành đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và ngành GD&ĐT, sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo chính quyền địa phương.

Vì một năm học thắng lợi, an toàn Vì một năm học thắng lợi, an toàn

Năm học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt bởi sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19. Để bảo đảm năm học “đặc biệt” ...

Kiểm điểm học sinh công khai trước toàn trường, có nên không? Kiểm điểm học sinh công khai trước toàn trường, có nên không?

Từ vụ việc nữ sinh lớp 10 ở An Giang để lại thư tuyệt mệnh rồi tự tử trong nhà vệ sinh khiến dư ...

Đảm bảo an toàn cho học sinh trở lại trường vẫn là ưu tiên số 1 Đảm bảo an toàn cho học sinh trở lại trường vẫn là ưu tiên số 1

Dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam cơ bản đã được kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đã giảm. Bắt đầu từ ngày ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Sức khỏe -

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.

Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận

Sức khỏe -

Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận

14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.

Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất

Kinh tế - Xã hội -

Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất

Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.

Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"

Sức khỏe -

Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"

Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Người lao động -

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.

Dấn thân vì người bệnh

Sức khỏe -

Dấn thân vì người bệnh

Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành dịch vụ, du lịch khách sạn.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 23/11/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đem lại lợi ích cho cả người lao động và chủ doanh nghiệp.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Thầy thuốc quân hàm xanh

Sức khỏe -

Thầy thuốc quân hàm xanh

Dù xuất ngũ nhưng những kỷ niệm một thời còn công tác tại vùng đất phên dậu Quảng Trị vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của sĩ quan quân y - trung tá Lê Văn Đức.

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động trong mùa lạnh

Sức khỏe -

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động trong mùa lạnh

Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai hướng dẫn các cán bộ y tế cơ sở tăng cường phổ biến, hướng dẫn các biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và người lao động.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều trị thành công một sản phụ bị thiểu ối

Sức khỏe -

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều trị thành công một sản phụ bị thiểu ối

Vừa qua, Đơn vị Can thiệp bào thai của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã điều trị và mổ lấy thai thành công cho một trường hợp thiểu ối là bệnh nhân Nguyễn Thị C. L. thường trú tại Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.

Khai mạc vòng chung kết Giải bóng đá công nhân năm 2023

Sức khỏe -

Khai mạc vòng chung kết Giải bóng đá công nhân năm 2023

Sáng ngày 17/11 đã diễn ra Lễ khai mạc Vòng chung kết Giải bóng đá công nhân toàn quốc năm 2023 tại Sân bóng đá Sora Garden Links, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Nữ công nhân lao động nên chú ý hơn các vấn đề về sức khỏe sinh sản

Phúc lợi đoàn viên -

Nữ công nhân lao động nên chú ý hơn các vấn đề về sức khỏe sinh sản

Đó là chia sẻ của bác sĩ (BS) tư vấn Lê Xuân Đồi (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) tại chương trình "Khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ)" của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên.

Lao động nữ mang thai có quyền lợi gì?

Người lao động -

Lao động nữ mang thai có quyền lợi gì?

Lần đầu làm mẹ, nhiều lao động nữ băn khoăn về chế độ và quyền lợi mình sẽ được hưởng trong suốt quá trình mang thai.

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc: VĐV phải đang tham gia BHXH 6 tháng trở lên

Sức khỏe -

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc: VĐV phải đang tham gia BHXH 6 tháng trở lên

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc do Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Báo Tuổi trẻ tổ chức nhằm chào mừng đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Lao động tự do có thể đóng bảo hiểm tai nạn tự nguyện

Sức khỏe -

Lao động tự do có thể đóng bảo hiểm tai nạn tự nguyện

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang lấy ý kiến người dân dự thảo nghị định về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện (BHTNLĐTN) đối với người lao động (NLĐ) làm việc tự do. Theo đó, mức đóng hằng tháng được đề xuất băng 2% lương tối thiểu vùng 4, tương đương 65.000 đồng.

Công đoàn, doanh nghiệp theo sát chất lượng an toàn bữa ăn ca của người lao động

Sức khỏe -

Công đoàn, doanh nghiệp theo sát chất lượng an toàn bữa ăn ca của người lao động

Người lao động luôn mong muốn bữa ăn của mình tại công ty thật chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo sức khỏe làm việc. Nắm bắt được nguyện vọng đó, các doanh nghiệp ở một số tỉnh phía Nam đã thực sự quan tâm đến vấn đề này.

Sôi nổi Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng

Sức khỏe -

Sôi nổi Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng

Ngày 26/5, Cụm thi đua số 4 thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2023 - 2028.