Tỉnh Khánh Hòa: Mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động ra sao?
Nghiên cứu

Tỉnh Khánh Hòa: Mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động ra sao?

ThS. BÙI THANH BÌNH - ThS. ĐÀO QUỐC TRƯỞNG, Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa
Chế biến thủy sản là một ngành nghề có môi trường lao động khắc nghiệt, nhiều yếu tố nguy cơ rủi ro mất an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe NLĐ. Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên (ATVSV) trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản là rất cần thiết nhằm giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm, có hại. Bài viết dưới đây là kết quả nghiên cứu công tác ATVSLĐ, hoạt động của CĐCS và mạng lưới ATVSV tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa; từ đó đề xuất biện pháp khả thi để kiểm soát, phòng ngừa nguy cơ mất an toàn trong lao động.
Tỉnh Khánh Hòa: Mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động ra sao?
Đồng chí Bùi Thanh Bình - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa, báo cáo tại Hội nghị Đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ cấp cơ sở “Nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa”. Ảnh: LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa.

1. Phương pháp và kết quả nghiên cứu

Với trách nhiệm và quyền hạn được giao, mạng lưới ATVSV là cầu nối hữu hiệu giữa NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong công tác ATVSLĐ. ATVSV vừa là người hướng dẫn, vừa là người theo dõi, giám sát và kiến nghị với NSDLĐ trong việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ. ATVSV hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của CĐCS trong doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu công tác ATVSLĐ tại các cơ sở chế biến thủy sản ở Khánh Hòa, nhóm nghiên cứu đã thiết lập 3 loại bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát 30 doanh nghiệp, 150 ATVSV và 20 cán bộ công đoàn. Nhóm cũng áp dụng phương pháp thực nghiệm khoa học để triển khai áp dụng thử tại các đơn vị, doanh nghiệp thí điểm (02 doanh nghiệp).

Tính đến 10/2021, tỉnh Khánh Hòa có 206 cơ sở chế biến thủy sản phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chứng nhận đạt tiêu chuẩn ngành. Trong đó, 149 cơ sở chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa và 57 cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu. Tỉnh có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lớn như: Công ty TNHH Hải Vương, Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood-F17, Công ty TNHH Hải Long, Công ty TNHH Thịnh Hưng, Công ty TNHH Tín Thịnh... Các doanh nghiệp đều sử dụng nhiều lao động và lao động nữ chiếm tỷ lệ cao. Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Khánh Hòa đã có mặt tại thị trường 64 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tỉnh Khánh Hòa: Mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động ra sao?
Chế biến thủy sản tại Công ty Cổ phần Thông Thuận Cam Ranh, Khánh Hòa. Ảnh: Báo Khánh Hòa.

Trong 30 doanh nghiệp chế biến thủy sản được khảo sát nêu trên, tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) như sau: Tai nạn nhẹ (42 vụ); tai nạn nặng (01 vụ); tai nạn chết người (04 vụ). Tổng số vụ TNLĐ đã điều tra (03 vụ); số người bị TNLĐ chưa bố trí trở lại làm việc là 56 người. Tình hình khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ: Năm 2020 có 4.037 người được khám 1 lần; 1.546 người được khám 2 lần.

Một số chế độ, chính sách đối với lao động nữ: 30 doanh nghiệp đều bố trí phòng tắm cho lao động nữ, 8 doanh nghiệp thực hiện chế độ làm thêm giờ, làm đêm, đi công tác đối với lao động mang thai từ tháng thứ 7 trở lên. 22 doanh nghiệp bố trí nghỉ 01 giờ trong ngày làm việc đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở lên, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; 22 doanh nghiệp bố trí nghỉ 30 phút trong ngày làm việc đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh...

30 doanh nghiệp thực hiện tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc, xây dựng phương án ứng phó, chống dịch và tự đánh giá xếp loại thấp về nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Hoạt động mạng lưới ATVSV trong công tác ATVSLĐ

Tỉnh Khánh Hòa: Mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động ra sao?

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu.

2. Nhu cầu tăng cường năng lực cho mạng lưới ATVSV

Biểu đồ 1: Nhu cầu tập huấn, hội thảo của ATVSV

Tỉnh Khánh Hòa: Mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động ra sao?

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu.

Biểu đồ 2: Các hình thức tập huấn, tuyên truyền hiệu quả

Tỉnh Khánh Hòa: Mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động ra sao?

3. Hoạt động của ATVSV tại CĐCS trong công tác ATVSLĐ

Tỉnh Khánh Hòa: Mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động ra sao?

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu.

4. Kết luận

Hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Khánh Hòa được khảo sát đã quan tâm thực hiện công tác ATVSLĐ, mạng lưới ATVSV được duy trì. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp còn để xảy ra các vi phạm gây mất ATVSLĐ, trong có có TNLĐ gây chết người.

Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới ATVSV tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa, làm cơ sở khoa học để xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của mạng lưới ATVSV, thúc đẩy hoạt động mạng lưới ATVSV hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển sản xuất theo hướng bảo đảm an toàn và bền vững.

Công nhân khó khăn tỉnh Khánh Hòa rưng rưng trong niềm vui Tết sum vầy Công nhân khó khăn tỉnh Khánh Hòa rưng rưng trong niềm vui Tết sum vầy

Hàng trăm công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn của Khánh Hòa rưng rưng trong niềm vui đón “Tết sum vầy – ...

LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa:Triển khai những hành động cụ thể để phòng ngừa tai nạn lao động LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa:Triển khai những hành động cụ thể để phòng ngừa tai nạn lao động

Ngày 29/4, LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An ...

Công đoàn các Khu công nghiệp và Khu kinh tế tỉnh Khánh Hòa trao 250 suất quà cho CNLĐ Công đoàn các Khu công nghiệp và Khu kinh tế tỉnh Khánh Hòa trao 250 suất quà cho CNLĐ

Ngày 6/5, Công đoàn các Khu công nghiệp và Khu kinh tế tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng ...

Tin mới hơn

Tăng cường vai trò công đoàn trong gắn kết kinh tế với xã hội

Tăng cường vai trò công đoàn trong gắn kết kinh tế với xã hội

Hiện nay, trong sự phát triển kinh tế - xã hội và nhìn nhận về sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam, chúng ta đang thấy kinh tế vẫn được quan tâm và chú trọng hơn. Điều này có nguyên nhân xuất phát từ chính sách coi kinh tế là trọng tâm được thực hiện kể từ khi Việt Nam đổi mới và mở cửa nền kinh tế.
Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động: Góc nhìn từ ngành Dệt may Việt Nam

Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động: Góc nhìn từ ngành Dệt may Việt Nam

Quyền tiếp cận thông tin của người lao động không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng môi trường làm việc minh bạch, công bằng và ổn định. Trong ngành Dệt may Việt Nam, nơi chủ yếu là lao động nữ với trình độ phổ thông, việc thực thi quyền này lại đối mặt với nhiều thách thức. Bài viết này phân tích thực trạng quyền tiếp cận thông tin trong ngành Dệt may, từ những khó khăn trong công tác truyền thông đến những hạn chế về chính sách pháp luật. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người lao động, thúc đẩy sự minh bạch và phát triển bền vững trong ngành.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về Công đoàn

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về Công đoàn

Ngay từ khi thành lập, Chính phủ lâm thời đã chú trọng xây dựng pháp luật về Công đoàn, đặt nền móng cho sự phát triển phù hợp với tiến trình kinh tế – xã hội của đất nước.

Tin tức khác

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.
Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Xem thêm