“Tiếp sức” cho công nhân bị bệnh ung thư ở tỉnh Bình Định
Đời sống

“Tiếp sức” cho công nhân bị bệnh ung thư ở tỉnh Bình Định

HOÀI NAM
Tác giả: HOÀI NAM
Một ngày đầu tháng Sáu, chúng tôi đến thăm gia đình của những công nhân có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo ở tỉnh Bình Định. Dưới cái nắng như đổ lửa, không ít bệnh nhân ung thư vẫn phải đi làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Có những trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối, ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà nhưng vẫn gắng gượng chăm lo cho con. Đây là lúc người bệnh cần lắm những “vòng tay Công đoàn” chia sẻ khó khăn, giúp họ tự tin trong cuộc sống.
Bình Định: Xây dựng Dự án khu thiết chế công đoàn tỉnh với 1.600 căn hộ cho CNLĐ Bình Định: Chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” vì đoàn viên, NLĐ khó khăn Bình Định: Bí thư Tỉnh đoàn được điều động giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh

Con cái là động lực để người bệnh vươn lên

“Tiếp sức” cho công nhân bị bệnh ung thư ở tỉnh Bình Định
Căn phòng vợ chồng ông Nguyễn Thành Ninh thuê ở. Ảnh: HOÀI NAM.

Con hẻm nhỏ dẫn vào khu nhà trọ của vợ chồng anh Nguyễn Thành Ninh, 60 tuổi, ở Tổ 8, Khu vực 2, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vắng lặng. 8 giờ rưỡi sáng ai nấy đều đi làm, chỉ còn anh Ninh với căn phòng trống vắng. Hay tin chúng tôi đến thăm, anh Ninh hồi hộp chờ đợi. Bước vào cửa, tôi nắm đôi bàn tay anh lạnh buốt, biết rằng bệnh của anh đang rất nặng.

Căn phòng vợ chồng anh Ninh ở rộng chừng 16 mét vuông. Toàn bộ vật dụng trong gia đình không có gì đáng giá ngoài chiếc xe máy cũ kỹ. Vách tường nhỏ đủ để treo mấy tờ giấy khen của con gái đang học lớp 7. “Đó ló là tài sản lớn nhất của vợ chồng tôi”. Anh Ninh nói về đứa con gái cưng.

Anh Ninh trước đây là công nhân của Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt. Tháng 9 năm ngoái, anh đi khám bệnh và phát hiện bị ung thư giai đoạn cuối. Từ công nhân chuyển thành bệnh nhân, anh Ninh phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo tháng này qua tháng khác, ngày này qua ngày khác. Tâm lý cũng thay đổi, từ một người hoạt bát nói cười, nhưng từ đó anh trầm tư. Tháng 11 năm ngoái, công ty thôi trả lương cho anh. Vì thế, cuộc sống gia đình hết sức khó khăn. Bao chi tiêu đều trông chờ vào đồng lương hơn 3 triệu đồng mỗi tháng của vợ.

“Điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh một thời gian tốn kém quá nên tui về nhà uống thuốc Nam. Giờ còn đi lại được thì mình làm mấy chuyện lặt vặt để phụ giúp vợ con. Đến đâu hay đó chớ biết làm sao giờ. Mình phải cố gắng lên thì con nó mới yên tâm học hành được". Anh Ninh chia sẻ.

Ông Trần Kim Thành cho biết, riêng tiền thuốc mỗi tháng tiêu tốn của ông hết 3 triệu đồng. Ảnh: HOÀI NAM.
Ông Trần Kim Thành cho biết, riêng tiền thuốc mỗi tháng tiêu tốn của ông hết 3 triệu đồng. Ảnh: HOÀI NAM.

Cũng bị bệnh ung thư phải nghỉ làm như anh Ninh nhưng cuộc sống gia đình anh Trần Kim Thành ở Tổ 2, Khu vực 4, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn có phần đỡ hơn. Vợ và con anh đều đi làm nên cũng có đồng ra đồng vào. Anh Thành là Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoàng Tâm. Gắn bó với công ty được 16 năm, anh Thành và vợ (hiện là công nhân tạp vụ Công ty Hoàng Tâm) đã tích cóp được ít tiền xây nhà, nuôi con trưởng thành. Anh Thành bị ung thư phổi nên phải nghỉ làm giữa chừng để chữa trị. “May mà quá trình xét nghiệm đã xác định được gen đột biến nhắm trúng đích nên đã giúp giảm nhẹ triệu chứng. Tiền thuốc thì mỗi tháng hết 3 triệu đồng. Nói chung là cũng còn lo được chớ chưa đến nỗi nào.”

 Chủ tịch CĐ Công ty Pisico hỏi thăm sức khoẻ của chị Đinh Thị Hoa. Ảnh: HOÀI NAM.
Chủ tịch CĐ Công ty Pisico hỏi thăm sức khoẻ của chị Đinh Thị Hoa. Ảnh: HOÀI NAM.

Lang thang dưới nắng Quy Nhơn cả buổi sáng, chúng tôi tìm đến Công ty Cổ phần Chế biến gỗ nội thất Pisico nằm trong Khu công nghiệp Phú Tài. Ngành chế biến, xuất khẩu gỗ nội thất năm nay gặp rất nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ bị đứt gãy, gián đoạn. Thế nhưng Công ty Pisico vẫn duy trì sản xuất nhờ sự năng động tìm kiếm đầu ra của Giám đốc.

Lẩn trong đám đông công nhân đang lúi húi đóng thùng đồ gỗ nội thất, chúng tôi tìm gặp chị Đinh Thị Hoa. Cách đây hơn 1 năm, chị Hoa đi khám bệnh và phát hiện ung thư bàng quang giai đoạn 1. Không suy sụp tinh thần như những người khác, hàng ngày chị vẫn đi làm kiếm tiền nuôi con.

“Mình nhắm khả năng còn làm được thì cứ đi làm chớ ở nhà lấy tiền đâu tiêu. Ngày xưa khoẻ mạnh mình thì mình nghĩ đến tương lai xa chớ bây giờ thì nghĩ ngắn thôi. Ngày mai con ăn gì, tiền đâu mua sách vở, nộp học phí cho con. Tiền đâu đi chợ… Mình biết bị bệnh này tuổi thọ không có nên nghĩ chi cho dài. Con gái đang học lớp 10, cố gắng làm sao để con đừng phải bỏ học giữa chừng là mừng rồi”. Chị Hoa nói với ánh mắt đầy nghị lực.

Ấm áp “vòng tay Công đoàn”

Cả ba trường hợp chúng tôi đến thăm đều nằm trong diện quan tâm đặc biệt của các cấp công đoàn. Chị Đinh Thị Hoa cho biết, hễ có chương trình nhân đạo từ thiện nào mà công đoàn cấp trên trao tặng là chị đều có trong danh sách. “Công đoàn thấy hoàn cảnh của mình như vậy nên phân công những việc nhẹ. Những lúc mình đi khám bệnh họ cũng tạo điều kiện. Bữa giờ em nhận được quà mấy lần rồi đó. 1 lần là quà của LĐLĐ tỉnh, rồi quà của công đoàn Khu Kinh tế tỉnh, quà của Công đoàn Công ty. Vừa rồi công đoàn cũng đưa tôi vô danh sách được Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai tặng quà. Thấy ấm áp lắm”.

Nhờ sự can thiệp của công đoàn mà đến nay, anh Trần Kim Thành vẫn được công ty trả lương, dù anh nghỉ làm cả năm. “Mừng là Công đoàn Công ty vẫn luôn nhớ đến tôi. Từ ngày bị bệnh, các anh chị bên công đoàn cũng thường xuyên đến thăm, động viên. Cuối năm ngoái, chương trình “Tết sum vầy- Xuân gắn kết” cũng đã hỗ trợ 1 triệu đồng”.

“Tiếp sức” cho công nhân bị bệnh ung thư ở tỉnh Bình Định
Ông Ninh vẫn giữ nguyên túi đựng quà do Uỷ viên BCT, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao tặng. Ảnh: HOÀI NAM.

Trong 5 năm qua, chỉ tính riêng chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết”, Công đoàn Khu Kinh tế tỉnh Bình Định đã trao tặng 2.361 suất quà cho người lao động, với số tiền 1,5 tỷ đồng; Chương trình “Gala tất niên tại các doanh nghiệp” đã hỗ trợ người lao động số tiền 1,2 tỷ đồng. Chương trình “Mái ấm Công đoàn” do cán bộ đoàn viên, công nhân lao động hỗ trợ xây mới 2 ngôi nhà trị giá 180 triệu đồng tặng công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Lê Từ Bình, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, kiêm Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế (KKT) tỉnh Bình Định cho biết, trong điều kiện doanh nghiệp khó khăn do tác động của dịch Covid - 19 khiến công tác vận động gặp nhiều khó khăn. Nhưng nhờ những việc làm thiết thực, hữu ích hướng về lao động nghèo mà doanh nghiệp tin tưởng.

“Năm 2021, Công đoàn KKT tỉnh vận động được 300 triệu đồng hỗ trợ người lao động. Nhờ đó mà năm 2022, chúng tôi phát triển đoàn viên tăng gấp 5 lần so với năm trước, từ 800 đoàn viên lên gần 4.000 đoàn viên công đoàn. Doanh nghiệp họ thấy mình làm những việc nhân văn nên đã tự nguyên tham gia vào tổ chức Công đoàn. Hiện nay chúng tôi thiên về việc chăm lo đến sức khoẻ người lao động là chính. Điều này cũng thật tình cờ khi có 1 doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực này đầu tư vào tỉnh Bình Định và họ đã thành lập công đoàn cơ sở. Khi chúng tôi đề cập đến việc khám sức khoẻ cho người lao động thì họ đồng ý ngay. Hai bên bàn bạc, thống nhất đưa ra các gói xét nghiệm tầm soát ung thư, tầm soát rối loạn chuyển hoá mỡ trong máu… Những gói đó cũng phải mấy trăm triệu đồng, họ hỗ trợ toàn bộ”. Ông Bình nói.

Từ những gói xét nghiệm ung thư miễn phí do doanh nghiệp hỗ trợ, không ít người lao động ở tỉnh Bình Định phát hiện tế bào ung thư ở giai đoạn đầu và đã chữa trị kịp thời. Đây là tín hiệu đáng mừng khi mà căn bệnh “giết người thầm lặng” luôn là nỗi ám ảnh đối với mỗi người.

Bí thư Thị ủy Hoài Nhơn đối thoại với cán bộ công đoàn cơ sở Bí thư Thị ủy Hoài Nhơn đối thoại với cán bộ công đoàn cơ sở

Ngày 23/9, tại UBND Thị xã Hoài Nhơn đã diễn ra cuộc đối thoại giữa đồng chí Phạm Trương – Tỉnh ủy viên, Bí thư ...

Bình Định: Tổ chức tuyên truyền tư vấn pháp luật cho đoàn viên, NLĐ Bình Định: Tổ chức tuyên truyền tư vấn pháp luật cho đoàn viên, NLĐ

Ngày 9/11, Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn thuộc Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Định phối hợp với LĐLĐ huyện Phù ...

Bình Định: Chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” vì đoàn viên, NLĐ khó khăn Bình Định: Chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” vì đoàn viên, NLĐ khó khăn

Ngày 12/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Định tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” năm 2023, với phương ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm