Thương lượng tập thể: Công đoàn không thay vai trọng tài hòa giải của Nhà nước
Hoạt động Công đoàn

Thương lượng tập thể: Công đoàn không thay vai trọng tài hòa giải của Nhà nước

PHẠM THỦY
Tác giả: PHẠM THỦY
Để có thêm thông tin liên quan tới vai trò của tổ chức Công đoàn trong bối cảnh thực thi Công ước 98, PV Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện cuộc phỏng vấn đồng chí Phạm Thị Thu Lan – Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn.

PV: Xin đồng chí chia sẻ nhận định về vai trò của báo cáo định kỳ tình hình thực hiện Công ước 98 (CƯ 98) của Việt Nam với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) lần này?

Đồng chí Phạm Thị Thu Lan: Theo quy định của ILO thì với các CƯ cơ bản (10 CƯ) như CƯ 98 thì ba năm một lần, Việt Nam phải báo cáo về tình hình thực hiện; với các công ước còn lại (190 CƯ, còn gọi CƯ kỹ thuật) mà Việt Nam phê chuẩn thì 6 năm phải báo cáo một lần. Tất cả các quốc gia thành viên ILO đều có nghĩa vụ báo cáo như vậy.

Với tư cách thành viên ILO, nghĩa vụ báo cáo cũng chính là quyền và lợi ích của chúng ta. Khi chúng ta xây dựng báo cáo, cung cấp thông tin và Ủy ban Chuyên gia (UBCG) của ILO đóng góp ý kiến và bình luận, sẽ giúp chúng ta tìm ra khoảng trống hoặc những vấn đề pháp luật cần thay đổi, điều chỉnh, từ đó nội luật hoá để hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tiếp cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế một cách toàn diện. CƯ 98 nói về thương lượng tập thể (TLTT) và khi Việt Nam đã phê chuẩn rồi thì điều đó đồng nghĩa với việc khởi đầu sự thay đổi cách thức vận hành của cả hệ thống quốc gia. Trước đây, cách thức vận hành của các bên quan hệ lao động chủ yếu là Nhà nước xây dựng pháp luật, điều hành và chỉ đạo các bên thực hiện. Hiện giờ, cơ chế của CƯ đòi hỏi vai trò của các bên tham gia đối thoại, thương lượng và cùng nhau xây dựng và đóng góp ý kiến nhằm cập nhật và thay đổi thường xuyên hệ thống pháp luật và thực tiễn để phù hợp với CƯ, đóng góp cho sự phát triển của quốc gia. Đây chính là tầm quan trọng của CƯ này.

PV: Là người cung cấp thông tin cho báo cáo quốc gia liên quan tới các yêu cầu khuyến nghị của UBCG của ILO trong việc thực thi Công ước 98 của Việt Nam lần này, theo đồng chí, vấn đề UBCG quan tâm nhất là gì?

Đồng chí Phạm Thị Thu Lan: UBCG quan tâm đến việc đảm bảo quyền tiếp cận và được bảo vệ công bằng của mọi người lao động và các tổ chức đại diện của họ ở cả cấp cơ sở và cấp trên, bao gồm cấp ngành và cấp quốc gia, trong việc thực hiện quyền TLTT theo tinh thần của Công ước cũng như thúc đẩy quan hệ lao động giữa giới chủ và người lao động được cải thiện tốt hơn.

PV: Ý kiến của đồng chí về đặc thù quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay?

Đồng chí Phạm Thị Thu Lan: Hệ thống quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự vận hành theo đúng mô hình quan hệ lao động của nền kinh tế thị trường. Mình vẫn thực hành theo cơ chế cũ, cơ chế của nền kinh tế còn tập trung và theo kiểu quản trị lao động, quản trị nhân lực chứ chưa phải là quan hệ lao động theo đúng nghĩa 2 bên.

Nếu theo mô hình quan hệ lao động, những mâu thuẫn về lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động cần được ưu tiên giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải, trọng tài. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, khi có vấn đề tranh chấp lao động nảy sinh trong thương lượng, đặc biệt ở cấp cơ sở, thì công đoàn cấp trên thường xuống giải quyết. Lúc này hệ thống hòa giải, trọng tài của Nhà nước bị vô hiệu. Chính vì vận hành theo cơ chế quản trị nhân lực nên hoà giải, trọng tài của Nhà nước không phát huy được vai trò. Các tranh chấp về quyền sẽ được giải quyết tốt theo cơ chế quản trị nhân lực dựa trên các quy chế, quy định đã có, nhưng các tranh chấp về lợi ích thường dẫn tới đình công tự phát do thiếu cơ chế thương lượng và vai trò của hòa giải, trọng tài.

PV: Theo đồng chí, vì sao hoà giải, trọng tài lại quan trọng trong TLTT?

Đồng chí Phạm Thị Thu Lan: TLTT diễn ra giữa một bên là người lao động và tổ chức của họ với một bên là người sử dụng lao động, có thể được thực hiện ở tất cả các cấp: cấp doanh nghiệp, ngành, khu vực và quốc gia. Để các điều kiện và điều khoản việc làm được thiết lập và các vấn đề được giải quyết thông qua cơ chế đối thoại và thương lượng thì cần có hệ thống hoà giải, trọng tài phát triển. Hệ thống hòa giải, trọng tài phát triển có nghĩa là quan hệ lao động phát triển và TLTT phát triển. Vai trò của hòa giải, trọng tài là hỗ trợ cho các bên quan hệ lao động trong các trường hợp thương lượng bế tắc. Nếu TLTT ở doanh nghiệp bế tắc, công đoàn cấp trên xuống hỗ trợ hòa giải, trọng tài giữa hai bên để giải quyết tranh chấp, như vậy cho thấy công đoàn cấp trên đang làm thay vai trò hòa giải, trọng tài của Nhà nước, và không đúng tính chất vai trò của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động hai bên.

bà Phạm Thị Thu Lan – Phó Viện trưởng Viện công nhân và Công đoàn.
Đồng chí Phạm Thị Thu Lan – Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn.

PV: Theo đồng chí cần thay đổi gì để phát huy vai trò của hoà giải, trọng tài trong phát triển quan hệ lao động, nâng cao vị thế của người lao động, bảo vệ quyền của họ trong mối quan hệ với người sử dụng lao động?

Đồng chí Phạm Thị Thu Lan: Trong tình hình mới, sắp tới đây tổ chức Công đoàn sẽ không thể đứng ở vị trí trung gian giữa người lao động và người sử dụng lao động nữa mà cần trở về đúng vai trò đại diện cho người lao động của mình. Công đoàn phải đại diện cho người lao động trong đối thoại và thương lượng với người sử dụng lao động. Trong trường hợp bế tắc, công đoàn cần mời hoà giải, trọng tài của Nhà nước vào cuộc để hỗ trợ công đoàn tiếp tục thương lượng. Đồng thời Nhà nước cần xây dựng năng lực cho hoà giải, trọng tài và có biện pháp để tăng cường vai trò của hòa giải, trọng tài trong quan hệ lao động nhằm thúc đẩy các bên TLTT.

PV: Ở góc nhìn của nhà nghiên cứu, xin đồng chí cho biết vì sao công đoàn không phát huy hết vai trò đại diện cho người lao động trong thương lượng với người sử dụng lao động?

Đồng chí Phạm Thị Thu Lan: Một nguyên nhân chính là tổ chức Công đoàn hiện nay vẫn tiếp nối vai trò lịch sử trong cơ chế cũ. Cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung tạo ra vai trò của cán bộ công đoàn là khuyến khích, động viên công nhân làm việc, tạo ra năng suất và rồi công đoàn tham gia chia sẻ lợi ích lao động, trong đó ông chủ doanh nghiệp cũng có một phần như công nhân. Như thế công đoàn ở vai trò đứng giữa phân chia phúc lợi. Nhưng trong cơ chế thị trường thì ông chủ chỉ quan tâm đến lợi ích của ông ấy, nên lúc này công đoàn phải đứng về phía người lao động. Việc chưa chuyển đổi được vai trò này có nguyên nhân về cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn trong pháp luật chưa hiệu quả. Pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động phân biệt đối xử đối với công nhân và cán bộ công đoàn, nhưng trong thực tiễn, cán bộ công đoàn đứng về phía người lao động, đấu tranh cho người lao động rất dễ bị mất việc làm. Cán bộ công đoàn bị phân biệt đối xử, lúc đó ai bảo vệ họ? Vì thế, cán bộ công đoàn chọn cách an toàn là đứng ở vị trí trung gian và hài hoà lợi ích giữa 2 bên. Khi công đoàn đứng ở vị trí trung gian thì vai trò hoà giải, trọng tài của Nhà nước không còn. Chính vì vậy, tuân thủ quy định của Công ước 98 thì các bên quan hệ lao động phải độc lập với nhau, từ đó mới có thương lượng theo đúng nghĩa và mới cho chỗ vai trò hòa giải và trọng tài của Nhà nước. Cơ cấu tổ chức, nhân sự và hoạt động của công đoàn phải độc lập với người sử dụng lao động mới vận hành được mô hình giải quyết vấn đề theo cách của quan hệ lao động thay vì quản trị nhân lực. Để độc lập với người sử dụng lao động và có vị thế thương lượng, công đoàn cần hoạt động dựa trên sức mạnh của đoàn viên, sức mạnh của tổ chức, sức mạnh của người lao động. Đình công chỉ là vũ khí cuối cùng. Công đoàn không cần dùng đến đình công nhưng cần phải có khả năng tổ chức đình công thì ông chủ mới ngồi thương lượng với công đoàn. Khi đó, nếu thương lượng bế tắc sẽ cần tới vai trò hòa giải và trọng tài của Nhà nước.

PV: Nghĩa là sao ạ?

Đồng chí Phạm Thị Thu Lan: Nghĩa là để góp phần thực hiện tốt Công ước 98, pháp luật cần tiếp tục hoàn thiện, nhưng bản thân tổ chức Công đoàn cũng phải trở về đúng vai trò đại diện của mình, phải đổi mới cơ cấu tổ chức, nhân sự để hoạt động độc lập tự chủ, phải thương lượng và thúc đẩy thương lượng thực chất với người sử dụng lao động và không làm thay vai trò hòa giải, trọng tài của Nhà nước. TLTT là nhiệm vụ chính của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn tới, nếu không làm, các tổ chức đại diện khác của người lao động sẽ làm.

Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

LĐLĐ tỉnh Long An đẩy mạnh chất lượng truyền thông công đoàn đến công nhân lao động LĐLĐ tỉnh Long An đẩy mạnh chất lượng truyền thông công đoàn đến công nhân lao động

Ngày 1/11, LĐLĐ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác truyền thông công đoàn trong tình hình ...

Công đoàn Bình Phước dự kiến chi trên 35 tỷ đồng cho đoàn viên đón tết Nguyên đán 2023 Công đoàn Bình Phước dự kiến chi trên 35 tỷ đồng cho đoàn viên đón tết Nguyên đán 2023

Thông qua các hoạt động chăm lo tết Nguyên đán 2023, Công đoàn Bình Phước giúp đoàn viên, người lao động nhận thức vai trò, ...

LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012 LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Đồng chí Nguyễn Chí Công – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An cho biết, 10 năm qua, các cấp công ...

Tin mới hơn

Chung tay vì người lao động: Đà Nẵng hướng tới phát triển bền vững

Chung tay vì người lao động: Đà Nẵng hướng tới phát triển bền vững

Trong không khí hân hoan của những ngày tháng Tư lịch sử, sáng 27/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng Sở Nội vụ tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025.
Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động thực sự trở thành diễn đàn để các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn thể hiện cam kết hành động, lắng nghe tiếng nói của người lao động, bảo vệ họ bằng những chính sách thiết thực, bằng sự đồng hành cụ thể từ cơ sở.
Trực tiếp: Lễ phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025

Trực tiếp: Lễ phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025

Sáng 26/4/2025, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô (Hà Nội), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương – cơ quan thường trực là Bộ Nội vụ – đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025.

Tin tức khác

Sôi nổi các hoạt động Tháng Công nhân ở Lâm Đồng

Sôi nổi các hoạt động Tháng Công nhân ở Lâm Đồng

Hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025, các cấp công đoàn ở Lâm Đồng đang tổ chức các hoạt động sôi nổi, ý nghĩa thiết thực cho đoàn viên, công nhân lao động.
10 Mái ấm Công đoàn ở Huế: Nơi khởi nguồn của những giấc mơ an cư

10 Mái ấm Công đoàn ở Huế: Nơi khởi nguồn của những giấc mơ an cư

Với ý nghĩa nhân văn của chương trình “Mái ấm Công đoàn”, trong Tháng Công nhân năm 2025, LĐLĐ thành phố Huế sẽ tiếp tục trao hỗ trợ xây mới và sửa chữa 10 “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn về nhà ở, với tổng số tiền 460 triệu đồng.
Trà Vinh: Ra mắt Gameshow “Tan ca vui - khỏe”

Trà Vinh: Ra mắt Gameshow “Tan ca vui - khỏe”

Ngày 22/4/2025, tại Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, Liên đoàn Lao động tỉnh Trà Vinh đã chính thức ra mắt Gameshow “Tan ca vui - khỏe”. Đây là sân chơi mới mẻ, hấp dẫn, kết hợp giữa học tập và giải trí dành cho đoàn viên, người lao động.
Công đoàn khối Đảng tỉnh Quảng Bình: Chuyển mình để thích nghi

Công đoàn khối Đảng tỉnh Quảng Bình: Chuyển mình để thích nghi

Được thành lập vào đầu tháng 3/2025, Công đoàn Khối Đảng tỉnh Quảng Bình tiếp nhận 2.141 đoàn viên được chuyển giao từ Công đoàn Viên chức và một số công đoàn ngành. Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, các cấp công đoàn trong khối đã chủ động chuyển mình, nỗ lực thích nghi với cả thuận lợi lẫn thách thức trong bối cảnh mới.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần cơ chế thực thi

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần cơ chế thực thi

Trong hai ngày vừa qua, tại TP HCM diễn ra Hội nghị phổ biến Luật Công đoàn năm 2024 (sửa đổi) và lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn cùng Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.
Chung tay vì an toàn lao động: Những nỗi đau không được phép lặp lại

Chung tay vì an toàn lao động: Những nỗi đau không được phép lặp lại

"Giá như lúc đó mình cẩn thận hơn một chút…” – chị Lê Thị Thảo vẫn thường thốt lên như thế, mỗi khi nghĩ về tai nạn lao động đã cướp đi một phần cơ thể chị vào năm 2009.
Xem thêm