Thực phẩm bẩn là khối u cần cắt  bỏ
Đời sống

Thực phẩm bẩn là khối u cần cắt bỏ

Thanh Hà
Tác giả: Thanh Hà
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thanh Phong - Cục Trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tại cuộc họp về công tác giám sát thực phẩm bẩn đầu năm 2019, vấn đề chưa bao giờ hết nóng, khi mà dịp tết cũng đang cận kề.
thuc pham ban la khoi u can cat bo

Người dân hàng ngày vẫn phải đi chợ mà không biết được nguồn gốc thực phẩm mình mua về thực sự là như thế nào.

Ham lãi cao, không từ thủ đoạn

Câu chuyện hơn 180 học sinh của Trường mầm non xã Thanh Khương - Bắc Ninh có kết quả xét nghiệm dương tính với sán lợn sau khi ăn bữa ăn trưa ở trường tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và lương tâm của người kinh doanh.

Trước đó, vào tháng 8/2018, nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM hoảng hốt thấy trong suất cơm của mình có ròi khi đi ăn ở quán cơm cạnh ký túc xá - mà bấy lâu nay, nơi đây được coi là điểm đến thân thuộc của mỗi sinh viên với tiêu chí “ngon, bổ, rẻ”.

Cũng mới đây, ngày 10/4/2019, Bệnh viện Đa khoa Hải Dương đã tiếp nhận và cấp cứu 88 bệnh nhân được xác định là ngộ độc thực phẩm với triệu chứng đau đầu, chướng bụng, buồn nôn. Đây đều là những công nhân Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam và có cùng dấu hiệu như vậy sau khi ăn bữa ăn ca tại công ty.

Đó chỉ là một vài ví dụ trong vô vàn những trường hợp về thực phẩm bẩn và những nguy hại của nó tới sức khỏe người tiêu dùng. Có thể thấy, thực phẩm bẩn vẫn đang len lỏi trên các nẻo đường, vào từng ngõ phố. Những thực phẩm đã bốc mùi được tẩy rửa bằng hóa chất, chế biến ngay trên nền đất, cạnh cống rãnh vẫn xuất hiện đâu đó. Theo một chuyên gia thực phẩm cho biết, vì lợi nhuận nhiều chủ kinh doanh đã sử dụng cả công nghệ sản xuất xà phòng vào chế biến cà phê nhằm tạo bọt.

Không chỉ cà phê, với 100 gram hương liệu người ta đã có thể pha ra hàng trăm ly trà chanh, trà sữa thơm ngon, giá rẻ. Và trong những tô mì, tô phở trên đường phố đều có chất phụ gia hỗ trợ chế biến rất độc hại.

Không từ thủ đoạn, bất chấp những nguy hại về sức khỏe cho người dùng, người bán hàng còn sử dụng các loại phụ gia giúp chả lụa, pa tê sậm màu khi để ngoài không khí và nhiều các loại hóa chất trong thịt lợn, thịt bò, thịt gà… Đáng lưu ý hơn là những loại hóa chất này được rao bán công khai trên mạng xã hội, chỉ cần một cuộc điện thoại đặt hàng sẽ được giao đến tận nơi mà không cần biết người ta sẽ sử dụng thế nào, vào đâu?

Theo ông Nguyễn Thanh Phong – Cục Trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế): Ngoài những điều nêu trên, hiện nay người dân đang rất ưa chuộng thực phẩm nhập khẩu được nhập qua hình thức xách tay. Nhưng chính những thực phẩm này lại mang nhiều nguy cơ về nguồn gốc, xuất xứ và rất khó kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, nhất là khi được rao bán trên mạng xã hội. Mặt khác, số lượng hàng xách tay đều có số lượng ít dẫn đến việc xử lý gặp nhiều khó khăn.

Bao giờ hết lo ngại

Nhắc đến an toàn vệ sinh thực phẩm, dường như là câu chuyện chưa bao giờ hết nóng. Cũng thật dễ hiểu, trong rất nhiều thứ liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân thì có lẽ, thực phẩm là hàng đầu. Và cũng thật nan giải khi người ta có thể nói không với mọi thứ, trừ thực phẩm!

thuc pham ban la khoi u can cat bo

Lợn mổ xong để ngay dưới sàn chỗ giết mổ.

Dù rất lo ngại về tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay nhưng bạn Nguyễn Hương Ly (Đại học Sư phạm Hà Nội) vẫn thường mua thực phẩm không rõ nguồn gốc ở chợ Dịch Vọng gần chỗ trọ. Bởi theo Ly, hàng tháng bố mẹ gửi cho 2 triệu đồng trong đó có cả tiền nhà, tiền ăn và chi tiêu nên không phải lúc nào các em cũng có khả năng mua đồ tem mác trong siêu thị.

Giống như bạn Hương Ly, chị Phạm Thị Nụ (Công nhân KCN Đồng Văn, Hà Nam) vẫn thường mua thức ăn của những gánh hàng rong được gọi là chợ tạm trước cổng công ty sau mỗi giờ tan làm. Chị cũng rất lo lắng về thực phẩm không rõ nguồn gốc nhưng chị đành chấp nhận vì nó phù hợp với túi tiền cho chi tiêu của gia đình.

Thu nhập và điều kiện đời sống là một phần lý do khiến người tiêu dùng vô hình trung tiếp tay cho những kẻ sản xuất, bán buôn thực phẩm bẩn. Nhiều người tiêu dùng dù vẫn biết và nghi ngại về thực phẩm bẩn nhưng vì thiếu thông tin nên nhắm mắt cho qua.

Vì lòng tham và ham lợi nhuận, những kẻ sản xuất và bán buôn thực phẩm bẩn sẵn sàng đánh đổi sức khỏe, tính mạng của người khác, rộng hơn, nguy hiểm hơn là sự suy tàn của cả thế hệ, quốc gia.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, thực phẩm không an toàn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi. Đặc biệt, thực phẩm bẩn tràn lan chính là cái u ác tính cho đất nước cần sớm cắt bỏ.

Hiện nay, việc quản lý, theo dõi và kiểm tra thực phẩm bẩn của các cơ quan quản lý còn buông lỏng dẫn đến việc vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm khá phổ biến, tình trạng sử dụng chất phụ gia, chất hỗ trợ, chất bảo quản không rõ nguồn gốc ngày càng gia tăng.

Để ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi thực phẩm bẩn, ngoài việc tăng cường công tác quản lý, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm cần sự vào cuộc tích cực hơn của các ngành chức năng để tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh trong việc cung cấp thực phẩm, cũng như nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng trong việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Qua đó cũng cần khuyến khích, hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn trong cả khâu sản xuất và chế biến thực phẩm, từ con giống, vật tư, hóa chất sử dụng trong nuôi trồng và các công việc liên quan.

Còn trong khâu phân phối, tại các chợ đầu mối phải làm rõ trách nhiệm của Ban Quản lý chợ gắn với việc đầu tư chợ đạt tiêu chuẩn. Những chợ cóc, chợ tạm, phải tăng cường kiểm tra và treo biển công khai thông báo để người tiêu dùng biết. Người tiêu dùng cũng cần hiểu đúng và đầy đủ khi mua thực phẩm nói chung và có quyền đòi hỏi nhà phân phối, tiểu thương cung cấp rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hạn sử dụng.

thuc pham ban la khoi u can cat bo "Rùng mình" quy trình sản xuất bánh kẹo, sôcôla "bẩn"
thuc pham ban la khoi u can cat bo Ăn khô gà lá chanh và ruốc: Tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa và viêm loét dạ dày
thuc pham ban la khoi u can cat bo Sự thật đáng sợ đằng sau những chiếc bánh bao trắng mịn bắt mắt

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm