Thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc
Kinh tế - Xã hội - 02/10/2023 21:59 Trần Thủy
Vĩnh Phúc: Thực hiện các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng lao động
|
Dự chương trình có các đồng chí: Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Nguyễn Văn Mạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Hà Đình Nhã, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, huyện, thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Vĩnh Phúc và đại diện hơn 200 doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Đồng chí Hà Đình Nhã, Trưởng Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: ĐVCC. |
Khởi sắc trong thu hút đầu tư
Tính đến hết tháng 9/2023, các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 468 dự án đầu tư, gồm 107 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 32.454,25 tỷ đồng và 361 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6.266,94 triệu USD.
Các dự án đã và đang triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả với các ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hằng năm, đóng góp của các doanh nghiệp trong KCN chiếm khoảng 60%-65% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, kim ngạch xuất khẩu chiếm 60-65% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, nộp ngân sách của các các doanh nghiệp là 75-80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh; tạo việc làm cho trên 120.000 lao động. Đây là những minh chứng chân thực nhất, góp phần quan trọng, có tính quyết định đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp như ngày nay.
Đồng chí Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế đánh giá cao những đóng góp của Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: ĐVCC. |
Phát biểu tại Hội thảo, các đồng chí Lê Thành Quân và Nguyễn Văn Mạnh ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp, nỗ lực của Ban Quản lý các KCN tỉnh đối với sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc trong 25 năm qua. Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đề nghị Ban Quản lý các KCN tỉnh tiếp tục tham mưu triển khai công tác quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, phát huy được lợi thế của các địa phương gắn kết và phù hợp với phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị…
Đồng thời, thực hiện tốt Nghị định số 35 ngày 28/5/2022 của Chính phủ về quản lý KCN và khu kinh tế; tham mưu, đề xuất trong lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm, có khả năng vận động thu hút đầu tư, có cách thức quản lý chuyên nghiệp làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN; hỗ trợ tối đa cho các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN triển khai thực hiện dự án; hướng tới hình thành các KCN có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng cạnh tranh, không những ở trong nước mà còn với các quốc gia trong khu vực...
Cũng tại Hội thảo, đại diện các doanh nghiệp đã đánh giá cao môi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, trong đó có đóng góp rất lớn của Ban Quản lý các KCN và các sở, ngành, chính quyền các cấp. Tỉnh Vĩnh Phúc luôn đồng hành quan tâm, hỗ trợ giải quyết khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển thông qua việc thường xuyên theo dõi, trao đổi thông tin; hỗ trợ nhà đầu tư, đôn đốc thực hiện tiến độ đầu tư của các dự án; phối hợp với các ngành các cấp kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, ổn định và bình đẳng…
Các đại biểu mong muốn thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục quan tâm, tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, nâng cao niềm tin để thu hút thêm các nhà đầu tư mới.
Đồng chí Nguyễn Văn Mạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh tặng hoa chúc mừng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Ảnh: ĐVCC. |
Phát huy truyền thống, hướng tới tương lai
Ôn lại truyền thống 25 năm ngày thành lập, Trưởng Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc Hà Đình Nhã chia sẻ: "Trong suốt 25 năm qua, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã thực hiện tốt vai trò tham mưu quy hoạch, xây dựng, phát triển các KCN, góp phần quan trọng hình thành nên hệ thống đồng bộ các KCN, không chỉ đáp ứng yêu cầu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn đáp ứng tốt nhu cầu thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Khi mới thành lập, Vĩnh Phúc chỉ có 01 KCN Kim Hoa với diện tích giai đoạn 1 là 50 ha. Sau 25 năm, Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển 19 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 5.487,31 ha. Trong đó, có 16 KCN được thành lập với tổng diện tích đất theo quy hoạch được duyệt là 3.168,02 ha. Hiện đã có 8 KCN đi vào hoạt động, cơ bản đã được lấp đầy bởi các dự án đầu tư thứ cấp".
25 năm qua, Ban Quản lý các KCN đã thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư, nâng cao chất lượng thu hút đầu tư; khuyến khích, hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư - kinh doanh hiệu quả trong các KCN. Hiện, đã có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư vào các KCN của tỉnh, trong đó có các tập đoàn lớn vào đầu tư như: Sumitomo, Honda, Toyota, Piaggio, Foxconn, Compal… Các dự án, các doanh nghiệp đầu tư đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng, quy mô, cơ cấu và chất lượng.
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc chia sẻ về môi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: ĐVCC. |
Kết thúc Hội thảo xúc tiến đầu tư và kỷ niệm 25 năm thành lập Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc, đồng chí Hà Đình Nhã cảm ơn các đại biểu và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các bộ, ngành, Trung ương, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Phát huy truyền thống của mình, tới đây Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đồng hành với các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Tập trung sức lực và trí tuệ, nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, vượt qua khó khăn, thách thức vì sự phát triển tích cực, bền vững hơn nữa của Ban Quản lý các KCN trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Vĩnh Phúc vào top 5 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về tỷ trọng kinh tế số trên GRDP Theo Báo cáo thường niên kinh tế số Việt Nam 2022 do Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông bảo ...
|
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:08
Lô xe Omoda C5 đầu tiên cập bến Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã cập cảng để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:01
Range Rover Velar 2025 ra mắt Việt Nam với 7 phiên bản
Mẫu SUV hạng sang Range Rover Velar 2025 đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với nhiều nâng cấp đáng giá. Xe được cung cấp với ba phiên bản chính là S, Dynamic SE và Dynamic HSE, đi kèm hai tùy chọn động cơ xăng và một tùy chọn hệ truyền động plug-in hybrid.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.