Thủ tướng Chính phủ: "Đào tạo nghề là nhu cầu chính đáng của công nhân"
Việc làm - tuyển dụng

Thủ tướng Chính phủ: "Đào tạo nghề là nhu cầu chính đáng của công nhân"

THU CHINH
Tác giả: THU CHINH
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đào tạo nghề là đòi hỏi chính đáng của công nhân lao động. Khi công nhân có tay nghề cao sẽ có thu nhập cao, từ đó có đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ, cuộc sống ấm no.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm công nhân tại khu nhà trọ, nhà ở xã hội Hai lần tăng lương cho thuyền viên trong dịch bệnh Covid-19
Thủ tướng Chính phủ:
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại chương trình “Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022”. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Mong Chính phủ có chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề

Sáng ngày 12/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động trong chương trình có chủ đề “Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước”.

Tại điểm cầu Bắc Giang, anh Bùi Văn Trường (Công ty TNHH Lushare ICT Vân Trung) - đại diện cho gần 30.000 công nhân lao động của đơn vị bày tỏ với Thủ tướng mong muốn có tay nghề vững vàng để ổn định cuộc sống, đóng góp nhiều cho doanh nghiệp và đất nước.

Theo anh Bùi Văn Trường, rất nhiều công nhân lao động khu công nghiệp muốn được học tập nâng cao tay nghề. Cụ thể, công nhân muốn được nâng cao trình độ đào tạo từ trung cấp nghề lên cao đẳng, đại học. Bởi khi nâng cao trình độ đào tạo, công nhân sẽ được nâng bậc lương, bậc thợ, có cuộc sống tốt hơn.

Khó khăn hiện nay là quỹ thời gian của công nhân dành cho học tập cũng rất ít. Mỗi ngày, công nhân làm việc ít nhất 8 tiếng đồng hồ, chưa kể tăng ca. Hết giờ làm việc lại tăng ca, công nhân rất khó bố trí tham gia các lớp học vì đã mệt mỏi. Công nhân còn phải di chuyển từ địa điểm làm việc đến các cơ sở, trung tâm đào tạo với một quãng đường xa.

Thêm vào đó, kinh phí đầu tư cho học tập của công nhân còn rất eo hẹp. 2 năm qua, lương công nhân không tăng, việc bố trí một khoản học phí theo tín chỉ, học kì ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ.

"Cháu mong Chính phủ có chính sách hỗ trợ công nhân nỗ lực nâng cao tay nghề"
Hình ảnh anh Bùi Văn Trường - đại diện công nhân Công ty TNHH Luxshare - ICT Vân Trung. Ảnh: THC

Tại Công ty TNHH Luxshare - ICT Vân Trung (Bắc Giang), để giúp công nhân nâng cao kĩ năng nghề nghiệp, ổn định cuộc sống, Công ty đã phối hợp với LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tuyên truyền chính sách pháp luật, nội quy lao động để công nhân tuân thủ. Công đoàn cơ sở phối hợp với các bộ phận liên quan tuyên truyền, phổ biến để công nhân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ của mình, nhất là về đào tạo nâng cao tay nghề. Công ty cũng đã mời các đơn vị chuyên môn đào tạo về Cơ khí, Điện tử, Tự động hóa, Điện xí nghiệp, Điện dân dụng… mở lớp định kì 6 tháng hoặc 12 tháng để người lao động học tập thuận tiện.

"Chúng cháu mong muốn Chính phủ có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho những công nhân quyết tâm nâng cao trình độ, tay nghề để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0" - anh Trường cho biết.

Ý kiến của anh Bùi Văn Trường đã đại diện cho hàng triệu công nhân trong cả nước gửi tới Thủ tướng Chính phủ. Trước thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, công nhân đã nhận thức được nguy cơ bị thay thế bởi máy móc và sự chuyển đổi linh hoạt trên thị trường lao động. Tuy nhiên, điều kiện học tập của công nhân còn rất khó khăn.

Thủ tướng Chính phủ:

Công nhân Công ty TNHH Can Spots Việt Nam tham gia chương trình đào tạo kĩ năng mềm tại doanh nghiệp. Ảnh: CĐ

Đồng chí Võ Thị Thùy Linh - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Can Sports Việt Nam (Tây Ninh) mong muốn Chính phủ quan tâm đến nhu cầu đào tạo kĩ năng của công nhân khu công nghiệp.

Hệ thống cơ sở giáo dục tại tỉnh Tây Ninh đã hoàn thiện với nhiều cấp học. Tuy nhiên, ở tỉnh Tây Ninh thiếu các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, kĩ năng mềm cho công nhân mà chỉ có nhóm lớp do công nhân tự mở. Công nhân rất cần được học tập kĩ năng mềm cho bản thân và cho con em họ nhưng phải đi xa (khoảng 40 cây số) để học. Nếu tan ca vào lúc 18 giờ, cộng thêm thời gian học 1 đến 2 tiếng đồng hồ, thời gian đi, về, công nhân rất vất vả.

Công ty TNHH Can Sports Việt Nam có 8.300 công nhân. Công ty có khoảng 2.500 cán bộ, công nhân viên có nhu cầu học tập kĩ năng mềm, tiếng Anh, tiếng Trung. Trong số 2.500 người đó, chỉ có 50% người có khả năng nghe, nói cơ bản, 10% người có đủ kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.

Có ngoại ngữ, công nhân lao động sẽ giao tiếp thuận lợi với cán bộ người nước ngoài, không cần qua phiên dịch. Doanh nghiệp thêm chủ động về nguồn lao động có kiến thức, kĩ năng làm việc" - đồng chí Võ Thị Thùy Linh cho biết.

Thủ tướng Chính phủ:
Công nhân Công ty TNHH Can Sports Việt Nam học ngoại ngữ. Ảnh: CĐ

Đào tạo nghề là đòi hỏi chính đáng của công nhân

Tại chương trình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời vấn đề công nhân lao động kiến nghị.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: "Chúng ta xác định đào tạo nhân lực là một trong 3 khâu đột phá của chiến lược quốc gia để phát triển nhanh. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành "Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030". Chiến lược đề ra các nhóm giải pháp: trước hết sẽ tiến hành đào tạo rất nhanh, phân luồng học sinh cấp 2, cấp 3. Tất cả các em, các cháu không có nhu cầu và không có điều kiện học lên cao ngay thì sẽ cho các em "rẽ ngang" vừa học nghề, vừa học văn hóa. Theo phương án này, kinh nghiệm của các nước đã rất thành công. Các địa phương dựa trên cơ sở pháp luật, đặc biệt là Luật Giáo dục để làm. Bên cạnh đó sẽ đào tạo mới lực lượng lao động. Tới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trình Chính phủ sửa đổi Luật việc làm theo tinh thần xác định những ngành nghề, lĩnh vực nào bắt buộc người sử dụng lao động phải sử dụng lao động có chuyên môn. Nếu không có chuyên môn thì anh phải phối hợp với Nhà nước, cá nhân để đào tạo người lao động trước khi vào làm việc. Có những lực lượng lao động sẽ được quy định vào làm việc bao nhiêu thời gian phải đào tạo. Thêm vào đó sẽ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chúng ta sẽ dành 2 nguồn lực rất quan trọng: Dành 2.000 tỉ để xây dựng 3 trung tâm thực hành quốc gia chỉ đào tạo những ngành nghề, lĩnh vực mà các trường nghề và quy mô cả nước chưa đào tạo được. Những ngành nghề có tính chất dẫn dắt. Tiếp tục đào tạo theo chương trình 34 bộ giáo trình cả Đức, ÚC, Malaysia để thí điểm ở 45 trường chất lượng cao. Như vậy, đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo đại trà, đào tạo chất lượng cao là 4 bước được triển khai trong năm 2022".

Thủ tướng Chính phủ:
Cán bộ Công đoàn Công ty TNHH Can Sports Việt Nam không nghỉ trưa để dạy ngoại ngữ cho công nhân. Ảnh: CĐ

Nhấn mạnh ý nghĩa của chương trình đào tạo nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, phục hồi kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ khẳng định:

"Đào tạo nghề là nhu cầu chính đáng của anh chị em công nhân. Tôi nhấn mạnh, chúng ta phải phát triển sản xuất kinh doanh mới có công ăn việc làm, giải quyết được lao động cho các khu vực nông thôn, thành thị. Có công việc đã là quý nhưng có việc làm thì phải nâng cao năng suất, chất lượng làm việc. Muốn như vậy, đào tạo nâng cao tay nghề là đòi hỏi khách quan. Ngoài nỗ lực, cố gắng của bản thân anh chị em công nhân thì phải có sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan liên quan và dành nguồn lực mới làm được.

Khi có tay nghề cao, công nhân mới có thu nhập cao, từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có cuộc sống no ấm. Các địa phương phải vào cuộc, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng phải vào cuộc để giải quyết vấn đề căn cơ, bài bản" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Tổng kết Tháng Công nhân năm 2022 và trao giải cuộc thi “VNAer tự hào, cống hiến” Tổng kết Tháng Công nhân năm 2022 và trao giải cuộc thi “VNAer tự hào, cống hiến”

Ngày 10/6, Công đoàn Tổng công ty Hàng không Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Công nhân năm 2022 và trao ...

Vai trò Chính phủ trong thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ Vai trò Chính phủ trong thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ

Quan hệ lao động có các hình thức tương tác khác nhau. Đối thoại là một trong các hình thức tương tác quan trọng trong ...

Đừng nhân danh điều gì để đem Việt Á “mặc cả”! Đừng nhân danh điều gì để đem Việt Á “mặc cả”!

Ông Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế nói về vụ Việt Á: “Mất mát lớn nhất là lòng tin ...

Tin mới hơn

Tổng Công ty May 10 tuyển dụng hơn 500 công nhân làm việc tại tỉnh Thái Bình và Hà Nội

Tổng Công ty May 10 tuyển dụng hơn 500 công nhân làm việc tại tỉnh Thái Bình và Hà Nội

Mở rộng quy mô sản xuất, Tổng Công ty May 10 thông báo tuyển dụng hơn 500 nhân sự tại Thái Bình và Hà Nội, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn với mức lương cạnh tranh và chế độ đãi ngộ tốt.
Tuyển dụng lao động phù hợp: Bí quyết giữ chân nhân sự trong khu công nghiệp

Tuyển dụng lao động phù hợp: Bí quyết giữ chân nhân sự trong khu công nghiệp

Nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đang gặp khó trong tuyển dụng và giữ chân lao động do thiếu nguồn cung phù hợp, tỉ lệ nghỉ việc cao. Tuyển sai người không chỉ làm giảm năng suất mà còn khiến doanh nghiệp tốn kém thời gian, chi phí đào tạo lại.
Hơn 170 vị trí việc làm tại Công viên Hồ Tây dịp hè 2025

Hơn 170 vị trí việc làm tại Công viên Hồ Tây dịp hè 2025

Khởi động cho mùa hè sôi động 2025, Công viên Hồ Tây thông báo tuyển dụng số lượng lớn nhân sự ở nhiều vị trí khác nhau, tạo ra hơn 170 cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên, lao động phổ thông và người đang tìm kiếm việc làm ổn định.

Tin tức khác

Những sai sót phổ biến khi đi xin việc thời 4.0 và cách khắc phục

Những sai sót phổ biến khi đi xin việc thời 4.0 và cách khắc phục

Thời đại 4.0 mở ra nhiều cơ hội việc làm và cách thức ứng tuyển thuận tiện qua mạng. Tuy nhiên, không ít người lao động lại bị loại ngay từ “vòng gửi xe” chỉ vì những lỗi tưởng chừng đơn giản trong hồ sơ và phỏng vấn.
K-market tuyển dụng nhiều vị trí, thu nhập ổn định, phúc lợi tốt, cơ hội phát triển lâu dài

K-market tuyển dụng nhiều vị trí, thu nhập ổn định, phúc lợi tốt, cơ hội phát triển lâu dài

Công ty TNHH Thương mại K&K Toàn cầu – đơn vị sở hữu hệ thống siêu thị K-market và chuỗi nhà hàng Food Story – hiện đang mở rộng tuyển dụng nhiều vị trí làm việc tại Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên.
Kết nối sinh viên, người lao động với hơn 2.100 cơ hội việc làm

Kết nối sinh viên, người lao động với hơn 2.100 cơ hội việc làm

Với hơn 2.100 chỉ tiêu tuyển dụng và sự tham gia của 50 doanh nghiệp, Ngày hội việc làm 2025 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam không chỉ mở ra cơ hội cho sinh viên tiếp cận việc làm bán thời gian, mà còn là điểm kết nối quan trọng giữa người lao động trẻ và thị trường việc làm. Sự kiện góp phần thúc đẩy gắn kết đào tạo với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và nguyện vọng tìm việc của sinh viên.
Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.
Công ty TNHH Dịch vụ Bất động sản Haaland tuyển dụng 10 nhân viên kinh doanh

Công ty TNHH Dịch vụ Bất động sản Haaland tuyển dụng 10 nhân viên kinh doanh

Công ty TNHH Dịch vụ Bất động sản Haaland (Hà Nội) đang mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho 10 nhân viên kinh doanh bất động sản với mức thu nhập không giới hạn từ 30 triệu đồng/tháng. Công ty cam kết đào tạo bài bản cho ứng viên chưa có kinh nghiệm, đảm bảo chế độ phúc lợi đầy đủ và lộ trình thăng tiến rõ ràng.
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.
Xem thêm