Thu hút thuyền viên cần chính sách đặc thù và uy tín của chủ tàu
Việc làm - tuyển dụng

Thu hút thuyền viên cần chính sách đặc thù và uy tín của chủ tàu

PV
Tác giả: PV
Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, nước ta có hơn 47.000 sĩ quan, thuyền viên. Căn cứ xu hướng phát triển đội tàu trong nước và nhu cầu bổ sung lực lượng thuyền viên nghỉ hưu, bỏ nghề, tính đến hết năm 2021, Việt Nam cần đào tạo mới khoảng 15.000 thuyền viên (7.000 người bổ sung theo yêu cầu phát triển đội tàu, 8.000 người thay thế lực lượng thuyền viên hiện có).
Người truyền cảm hứng với sĩ quan, thuyền viên tàu vận tải biển “Tôi muốn thay đổi quan niệm: Cán bộ công đoàn thường không có năng lực chuyên môn cao”
Thu hút thuyền viên cần chính sách đặc thù và uy tín của chủ tàu
Học viên tại một cơ sở đào tạo thuyền viên. Ảnh: ST

Nhân lực thiếu như vậy, nhưng các cơ sở đào tạo thuyền viên của nước ta hiện rất khó thu hút người học. Từng là một cơ sở đào tạo nhân lực uy tín cho ngành Hàng hải, thu hút nhiều thế hệ sinh viên giỏi nhưng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đang rơi vào tình trạng khó tuyển đủ chỉ tiêu.

Ông Nguyễn Minh Đức, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam cho biết, người học không còn tha thiết với nghề đi biển, lý do chủ yếu là nghề đi biển rất nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên xa nhà. Trong khi đó, cơ hội tìm được một công việc trên bờ, trong các khu công nghiệp với mức lương không quá thấp lại tăng lên.

Ở giai đoạn 2006 - 2007, số lượng tuyển sinh của các ngành Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu biển của nhà trường khoảng 450 sinh viên/ngành/năm. Nhưng đến năm 2016, ngành Điều khiển tàu biển chỉ tuyển được 150 sinh viên; ngành Máy được 100 sinh viên. Năm 2018, số lượng tuyển sinh của nhà trường đã ở mức“chạm đáy”: Ngành Máy tàu biển chỉ tuyển được 40 sinh viên/năm.

Tình hình này tuy có cải thiện nhưng vẫn không bằng 50% so với giai đoạn trước: Năm 2021, số sinh viên theo học ngành Điều khiển tàu biển là 200 sinh viên, Máy tàu biển là 150 sinh viên.

Thu hút thuyền viên cần chính sách đặc thù và uy tín của chủ tàu
Mục tiêu mà Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đặt ra là sinh viên tốt nghiệp phải được nhiều nước sử dụng. Ảnh: ST

Không chỉ Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh mà nhiều cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành Hàng hải, nhất là đào tạo sĩ quan, thuyền viên cũng chịu chung tình cảnh. Khi các cơ sở đào tạo không tuyển đủ chỉ tiêu, các chủ tàu cũng gặp khó khăn ở khâu tuyển dụng.

Mặc dù đã “hạ thấp” tiêu chí tuyển thuyền viên nhưng các chủ tàu vẫn rất khó tuyển đủ người. Có đơn vị phải chấp nhận tuyển thuyền viên với tiêu chí đủ sức khỏe, có bằng cấp, chứng chỉ, yếu về năng lực chuyên môn để đảm bảo định biên an toàn tối thiểu. Sau đó, chủ tàu sẽ đào tạo thêm trong quá trình làm việc.

Một khó khăn nữa là chủ tàu nước ngoài luôn sẵn sàng trả lương cao hơn khiến chủ tàu Việt Nam ngày càng khó khăn trong việc tuyển thuyền viên. Trong vòng 4 tháng gần đây, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng mức lương “đánh thuê” của thuyền viên tăng 15 - 20%. Các chức danh vận hành tăng đột biến lên 30 - 35%. Có chủ tàu nước ngoài trả mức lương cho chức danh thủy thủ, thợ máy từ 1.350 đến 1.500 USD/tháng. Chức danh Đại Phó, Máy 2 được chủ tàu nước ngoài trả lương từ 3.800 đến 4.600 USD/tháng; Thuyền trưởng là từ 5.500 đến 6.500 USD/tháng. So với mức lương nói trên, chủ tàu Việt Nam hiện trả cho các chức danh đó lần lượt là: 21 đến 25 triệu/tháng, 50 đến 60 triệu/tháng và 70 đến 90 triệu/tháng.

Chính vì vậy mà thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, trong đó có Công ty TNHH Dịch vụ hàng hải và Thương mại Thanh Hà phải thuê hàng nghìn thuyền viên Ấn Độ nhằm bù đắp tình trạng thiếu hụt nguồn sỹ quan, thuyền viên trong nước.

Chủ tàu phải giữ thuyền viên bằng uy tín

Đại diện Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) từng chia sẻ, doanh nghiệp này đã tìm đến cơ sở đào tạo để tuyển dụng. Mặc dù đưa ra nhiều phân tích cặn kẽ về mức lương, chế độ cho thuyền viên, nhưng nhiều sinh viên không mặn mà. Sinh viên lựa chọn công việc trên bờ, gần nhà hơn là công việc đi biển.

Nhiều ý kiến cho rằng, để giải quyết cơn “khát” nhân lực của vận tải biển hiện nay, cơ quan chức năng cần nghiên cứu cấp học bổng cho toàn bộ sinh viên ngành Hàng hải cùng với sự đồng hành của doanh nghiệp. Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên thu hút sinh viên theo học các ngành Lái, Máy, Điện như: Giảm học phí, tăng tỷ lệ sinh viên được nhận học bổng hoặc cho sinh viên vay tiền ăn, ở, học mỗi tháng và trả nợ sau khi đi làm.

Thu hút thuyền viên cần chính sách đặc thù và uy tín của chủ tàu
Thuyền viên trong đại dịch Covid-19. Ảnh: ST

Nhà nước cũng cần đưa ra quy định mức lương tối thiểu, miễn thuế thu nhập cho thuyền viên đi tàu nội địa; cho phép chủ tàu Việt Nam chạy tuyến nội địa được mua nhiên liệu với giá tạm nhập tái xuất mà không phải chịu thuế nhập khẩu để giảm chi phí, lấy số tiền chênh lệch để trả lương cho thuyền viên. Các chủ tàu Việt Nam cũng phải trả cho thuyền viên mức lương cao hơn trên bờ từ 2 đến 3 lần mới thu hút được lao động.

Một lý do nữa, hiện nay, nhiều sĩ quan, thuyền viên không tin tưởng ở chủ tàu do tình trạng trả lương thấp, nợ lương khiến người lao động càng không mặn mà với nghề đi biển.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu trong thời gian tới, Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, việc nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo sỹ quan thuyền viên không qua cấp đào tạo Đại học cần được tính tới. Đơn vị sử dụng thuyền viên và các cơ sở đào tạo cần phối hợp đào tạo, huấn luyện nhằm đảm bảo nhân lực có kiến thức, kỹ năng sát với yêu cầu thực tế thay vì "thiếu chức danh thì tuyển" như hiện nay. Bên cạnh đó, chủ tàu cần có cơ chế đảm bảo chính sách tiền lương, phúc lợi để giữ chân người lao động.

"Đầu gà"

Ngày 14/8/2021, khi dịch đang lên đỉnh điểm ở TP.HCM, mình và anh em trong nhóm "Đầu Gà - Chicken Head" tập hợp một số ...

Long An tặng sổ tiết kiệm cho con đoàn viên mồ côi vì dịch bệnh Covid -19 Long An tặng sổ tiết kiệm cho con đoàn viên mồ côi vì dịch bệnh Covid -19

“Chồng tôi mất vì nhiễm Covid-19, bây giờ bốn mẹ con tôi không biết sẽ sống những ngày tháng tới như thế nào? Tôi đang ...

Infographic: Mức hỗ trợ đoàn viên, NLĐ, cán bộ công đoàn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Infographic: Mức hỗ trợ đoàn viên, NLĐ, cán bộ công đoàn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Ngày 15/12, Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 3749/QĐ-TLĐ về việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) ...

Tin mới hơn

Tổng Công ty May 10 tuyển dụng hơn 500 công nhân làm việc tại tỉnh Thái Bình và Hà Nội

Tổng Công ty May 10 tuyển dụng hơn 500 công nhân làm việc tại tỉnh Thái Bình và Hà Nội

Mở rộng quy mô sản xuất, Tổng Công ty May 10 thông báo tuyển dụng hơn 500 nhân sự tại Thái Bình và Hà Nội, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn với mức lương cạnh tranh và chế độ đãi ngộ tốt.
Tuyển dụng lao động phù hợp: Bí quyết giữ chân nhân sự trong khu công nghiệp

Tuyển dụng lao động phù hợp: Bí quyết giữ chân nhân sự trong khu công nghiệp

Nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đang gặp khó trong tuyển dụng và giữ chân lao động do thiếu nguồn cung phù hợp, tỉ lệ nghỉ việc cao. Tuyển sai người không chỉ làm giảm năng suất mà còn khiến doanh nghiệp tốn kém thời gian, chi phí đào tạo lại.
Hơn 170 vị trí việc làm tại Công viên Hồ Tây dịp hè 2025

Hơn 170 vị trí việc làm tại Công viên Hồ Tây dịp hè 2025

Khởi động cho mùa hè sôi động 2025, Công viên Hồ Tây thông báo tuyển dụng số lượng lớn nhân sự ở nhiều vị trí khác nhau, tạo ra hơn 170 cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên, lao động phổ thông và người đang tìm kiếm việc làm ổn định.

Tin tức khác

Những sai sót phổ biến khi đi xin việc thời 4.0 và cách khắc phục

Những sai sót phổ biến khi đi xin việc thời 4.0 và cách khắc phục

Thời đại 4.0 mở ra nhiều cơ hội việc làm và cách thức ứng tuyển thuận tiện qua mạng. Tuy nhiên, không ít người lao động lại bị loại ngay từ “vòng gửi xe” chỉ vì những lỗi tưởng chừng đơn giản trong hồ sơ và phỏng vấn.
K-market tuyển dụng nhiều vị trí, thu nhập ổn định, phúc lợi tốt, cơ hội phát triển lâu dài

K-market tuyển dụng nhiều vị trí, thu nhập ổn định, phúc lợi tốt, cơ hội phát triển lâu dài

Công ty TNHH Thương mại K&K Toàn cầu – đơn vị sở hữu hệ thống siêu thị K-market và chuỗi nhà hàng Food Story – hiện đang mở rộng tuyển dụng nhiều vị trí làm việc tại Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên.
Kết nối sinh viên, người lao động với hơn 2.100 cơ hội việc làm

Kết nối sinh viên, người lao động với hơn 2.100 cơ hội việc làm

Với hơn 2.100 chỉ tiêu tuyển dụng và sự tham gia của 50 doanh nghiệp, Ngày hội việc làm 2025 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam không chỉ mở ra cơ hội cho sinh viên tiếp cận việc làm bán thời gian, mà còn là điểm kết nối quan trọng giữa người lao động trẻ và thị trường việc làm. Sự kiện góp phần thúc đẩy gắn kết đào tạo với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và nguyện vọng tìm việc của sinh viên.
Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.
Công ty TNHH Dịch vụ Bất động sản Haaland tuyển dụng 10 nhân viên kinh doanh

Công ty TNHH Dịch vụ Bất động sản Haaland tuyển dụng 10 nhân viên kinh doanh

Công ty TNHH Dịch vụ Bất động sản Haaland (Hà Nội) đang mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho 10 nhân viên kinh doanh bất động sản với mức thu nhập không giới hạn từ 30 triệu đồng/tháng. Công ty cam kết đào tạo bài bản cho ứng viên chưa có kinh nghiệm, đảm bảo chế độ phúc lợi đầy đủ và lộ trình thăng tiến rõ ràng.
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.
Xem thêm