Thời gian nghỉ phép năm của người lao động được tính như thế nào?
Phóng sự điều tra - 03/03/2022 19:03 HOÀNG LINH
Người lao động mắc Covid-19 được hỗ trợ BHXH như thế nào? |
Người lao động được hỗ trợ nhu yếu phẩm, thuê nhà trọ, điện nước, y tế |
Từ 1/1/2022, lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội được tính như thế nào? |
Người lao động trong thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động cũng sẽ được hưởng ngày nghỉ phép hằng năm. Trong ảnh: Lớp đào tạo nghề may công nghiệp tại Công ty May Thành Hưng, tỉnh Thái Nguyên (ảnh chụp trước ngày 27/4/2021). Ảnh: Trần Quyền. |
Trả lời: Về số ngày nghỉ phép năm được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 113 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, ngày 20/11/2019 như sau:
“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a). 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b). 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c). 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc”.
Ngoài ra, Điều 114 Bộ luật Lao động năm 2019 còn quy định ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc khi người lao động làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại Khoản 1, Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Về thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động: Theo Điều 65 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bô luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động như sau:
“1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động”.
Tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động, người lao động sẽ có ngày nghỉ phép năm tương ứng. Trong ảnh: Đóng gói sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Công đoàn Việt Nam. Ảnh: Minh Hoàng. |
Về số ngày nghỉ phép năm của người lao động: Theo Điều 66 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thì số ngày nghỉ phép năm của người lao động được tính
Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng: Số ngày nghỉ phép năm = (Số ngày nghỉ hằng năm : 12) x Số tháng làm việc thực tế.
Trong đó:
- Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động là từ 12 đến 16 ngày tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động (quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 113 Bô luật Lao động năm 2019).
- Trường hợp làm việc chưa đủ tháng: Nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng thì được tính là 01 tháng làm việc.
Ví dụ: Chị T làm việc cho Công ty A được 07 tháng, trong điều kiện bình thường, thì số ngày phép năm của chị T = (12 ngày : 12) x 7 tháng = 7 ngày.
Đối với người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên: Số ngày nghỉ phép năm = (Số ngày nghỉ hằng năm + Số ngày nghỉ theo thâm niên (nếu có).
Trong đó:
- Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động là từ 12 đến 16 ngày tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động (theo Khoản 1, Điều 113 của Bộ luật Lao động 2019).
- Số ngày nghỉ theo thâm niên được xác định như sau: Cứ 05 năm làm việc cho một chủ sử dụng thì được tăng thêm 01 ngày.
Ví dụ (tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động số ngày nghỉ phép hằng năm sẽ được tính tương ứng):
+ Anh Đ làm việc cho Công ty P trong điều kiện bình thường, mỗi năm được nghỉ phép 12 ngày. Nếu anh Đ đã làm việc cho Công ty P đủ 05 năm thì từ năm thứ 06 sẽ được nghỉ phép năm 12 + 1 = 13 ngày; từ năm thứ 11 sẽ được nghỉ phép năm 12 + 2 = 14 ngày.
+ Chị A là người khuyết tật làm việc cho Công ty C, mỗi năm được nghỉ phép 14 ngày. Nếu chị A đã làm việc cho Công ty C đủ 05 năm thì từ năm thứ 06 sẽ được nghỉ phép năm 14 + 1 = 15 ngày…
Trẻ em ở Hà Nội được tiêm vắc xin phòng Covid-19 như thế nào? Liên Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch ... |
Tiến tới giảm thời gian đóng BHXH xuống 10 năm được hưởng lương hưu Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ sửa đổi giảm thời gian đóng Bảo hiểm xã ... |
Mức lương thử việc được tính thế nào? Tôi tốt nghiệp đại học và được nhận vào một công ty. Công ty quy định thời gian thử việc là 02 tháng, mức lương ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Phóng sự điều tra - 07/11/2024 19:16
Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động
Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 09:48
Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động
Làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm trả nợ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã làm việc cho Công ty này.