Thiếu nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân - Góc nhìn từ Bình Dương

Phóng sự điều tra - TẤN MÂN

Tuy là “lá cờ đầu của cả nước” trong xây NƠXH, nhưng cũng như tình trạng chung trên cả nước, Bình Dương vẫn đang thiếu trầm trọng NƠXH, nhà ở cho công nhân với nguyên nhân nói chung là thiếu quỹ đất, vướng mắc trong thủ tục, thiếu nguồn vốn ưu đãi và cơ chế khuyến khích thu hút vốn xã hội hóa…

Thiếu trầm trọng NƠXH

Từ 10 năm trước, tỉnh Bình Dương đã phát triển mô hình NƠXH giá rẻ bán cho người lao động có thu nhập thấp, giao cho Tổng công ty Becamex IDC thực hiện. Giai đoạn 1 đã xây dựng được 47.500 căn, giai đoạn 2 xây 118.234 căn, từ nay đến cuối năm 2023 xây tiếp 20.000 căn. NƠXH được xây dựng trên toàn tỉnh, khu vực đông công nhân lao động (CNLĐ).. Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2021-2025, tỉnh có thêm 4,2 triệu m2 sàn, tương đương 100.000 căn NƠXH được xây dựng nhưng tiến độ đạt chậm vì vướng nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân liên quan quỹ đất là chủ yếu. Ngoài ra, hiện quỹ đất NƠXH tại 32 dự án nhà ở thương mại khoảng 100ha vẫn chưa được triển khai xây dựng

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tại 22 địa phương trọng điểm trên cả nước, trong 9 tháng năm 2022 đã có 18 dự án NƠXH, nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp được khởi công, với khoảng 26.500 căn. Trong đó, Bình Dương có 5 dự án được khởi công với khoảng 20.000 căn.

Thiếu nhà ở xã hội- Góc nhìn từ Bình Dương
Thiếu quỹ đất, vướng mắc trong thủ tục là nguyên nhân dẫn đến thiếu NƠXH. Ảnh minh họa.

Từ năm 2010, tỉnh Bình Dương đã thực hiện Đề án xây dựng NƠXH, bán giá rẻ và có hỗ trợ vốn vay cho người có thu nhập thấp, công nhân, người lao động (CN-NLĐ) mua, với giá chỉ từ 100-120 triệu đồng/căn 25-30m2.

Dự kiến đến cuối năm 2023, Bình Dương sẽ đưa vào sử dụng thêm khoảng 20 ngàn căn NƠXH. Giai đoạn này, giá bán sẽ đa dạng hơn, mỗi căn dao động từ 120 đến 280 triệu đồng/căn hoặc loại cao cấp hơn với giá từ 200 đến 500 triệu đồng/căn. Ngoài ra, người lao động có thể thuê với giá 750.000 đồng/căn/tháng.

Tuy nhiên, do khoảng hơn 10 năm trở lại đây, Bình Dương đã trở thành “miền đất hứa” của hàng triệu CN-NLĐ trên cả nước hội tụ đến làm việc, khi mà năm 2016, dân số của tỉnh chỉ khoảng 2,1 triệu dân, thì năm 2019 đã tăng lên đến 2,4 triệu dân và nay đã có khoảng 2,6 triệu dân, trong đó khoảng 53% là người đến từ nhiều tỉnh, TP khác thiếu nhà ở. Do vậy, sự cung ứng NƠXH nêu trên là “không thấm vào đâu”, dẫn đến tình trạng Bình Dương đang có khoảng 1 triệu CN-NLĐ phải ở trọ chật chội, thiếu tiện nghi tối thiểu.

Thiếu nhà ở xã hội- Góc nhìn từ Bình Dương
Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Bình Dương tham quan Khu NƠXH Becamex Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ảnh: TB

Vì thiếu NƠXH nên xảy ra tiêu cực?

Tìm hiểu của chúng tôi tại TP Thủ Dầu Một, vào giai đoạn đầu của dự án NƠXH, khoảng từ năm 2010 đến khoảng 2017, đã có hàng chục ngàn CN-NLĐ may mắn được mua căn hộ NƠXH với những điều kiện khá dễ, khá hợp lý hợp tình như: CN-NLĐ chỉ cần đang làm việc tại địa phương, có hợp đồng lao động và bảng lương, có đóng BHXH và chưa sở hữu nhà đất ở Bình Dương là được mua NƠXH với giá chỉ 100 - 120 triệu đồng/căn, không ít người còn được mua trả góp trong cả chục năm, được vay vốn lãi suất ưu đãi...

Nhưng hiện tỉnh Bình Dương đã hết nguồn cung NƠXH, nhất là tại các đô thị công nghiệp mới phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây như Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát …thì càng thiếu NƠXH trầm trọng. Tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh Bình Dương với hiệp hội ngành hàng mới đây, ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch HĐQT - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình góp ý: "Hiện NƠXH đang rất thiếu, tỉnh cần có quy hoạch NƠXH quy mô hơn, nhiều hơn, diện tích lớn hơn"...

Ngoài ra, điều kiện được mua NƠXH càng về sau càng khó hơn, thậm chí là nhiêu khê hơn trước rất nhiều như: Người được mua NƠXH phải có đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ 1 năm trở lên tại Bình Dương; Phải là người có thu nhập thấp, không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc phải thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định… Do vậy đã xảy ra ra tình trạng mua đi bán lại các căn hộ NƠXH, và đã có nhiều phản ánh chính thức về tiêu cực “kinh doanh NƠXH để kiếm lời”.

Trao đổi với báo chí mới đây, một cán bộ công đoàn tại TP Thuận An không muốn nêu tên cho biết: "Hiện khu vực Thuận An, Dĩ An không còn bán NƠXH theo chính sách của Nhà nước, bán giá rẻ chính thức từ Tổng công ty Becamex IDC, trong khi nhiều CN-NLĐ thì đang rất cần mua NƠXH nên việc mua đi bán lại NƠXH với giá cao hơn giá gốc vài chục triệu đồng là xảy ra nhiều".

Thiếu nhà ở xã hội- Góc nhìn từ Bình Dương
Khu NƠXH Becamex Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ảnh: Trần Tình

Cần kiểm soát chặt hơn, khoa học hơn

Tại Kỳ họp thứ 6, Khoá X, HĐND tỉnh Bình Dương giữa tháng 7 vừa qua, cử tri đã phản ánh do NƠXH thiếu nguồn cung nên đã có tình trạng mua đi bán lại kiếm lời. Trong khi CN-NLĐ, người thu nhập thấp khó tiếp cận NƠXH để an cư lạc nghiệp theo đúng tiêu chí của chính sách an sinh xã hội này thì có không ít người được mua rồi đi bán lại thu lợi nhuận, đề nghị ngành chức năng công khai, minh bạch … công bằng để những CN-NLĐ thật sự khó khăn về nhà ở mua được NƠXH..

Trả lời vấn đề trên, ông Võ Hoàng Ngân, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương khẳng định cơ quan chức năng sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm bảo đảm bán đúng đối tượng theo chính sách của tỉnh. Ông cũng cho biết, theo kế hoạch bán 20 ngàn căn NƠXH vào cuối 2023 cũng chỉ có giá từ 120 đến 150 triệu đồng/căn 30m2, căn hộ cao cấp hơn bán với giá khoảng 500 triệu đồng/căn, cũng có căn hộ cho thuê với giá 750.000 đồng/căn/tháng.

Ông Ngân cũng khẳng định sẽ công bố việc bán NƠXH trên website của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Chính sách Xã hội… danh sách người mua phải thông qua Sở Xây dựng để lấy ý kiến các cơ quan liên quan, công khai và xét duyệt hồ sơ...Trao đổi với báo chí về tiêu cực mà cử tri phản ánh, ông Võ Hoàng Ngân thừa nhận có nghe thông tin này nhưng chưa nắm được cụ thể. "Nếu biết được chính xác sẽ kiên quyết xử lý mạnh tay…”

Theo chúng tôi, việc phải “xin” xác nhận hộ nghèo, giấy tạm trú….từ chính quyền sở tại là kẽ hở cho vài nhân viên chính quyền tiêu cực có thể cấp các loại giấy tờ này sai đối tượng, cần lưu ý đề phòng.

Thiếu nhà ở xã hội- Góc nhìn từ Bình Dương

Bình Dương xây dựng NƠXH cho CN-NLĐ. Ảnh: TM

Vẫn biết, việc giải thích do dân số tăng cơ học quá nhanh, gây quá tải, không đáp ứng kịp nhu cầu an sinh xã hội (nhà ở, nhà trẻ, trường học, giao thông, y tế…) nghe qua thì hợp lý hợp tình nhưng CN-NLĐ nhập cư đều trẻ, khỏe, là nguồn lực quý, cống hiến cho phát triển kinh tế… thì họ phải được trả công xứng đáng, được đáp ứng nhu cầu tối thiểu - nhà ở giá hợp với thu nhập. Điều này sẽ kích thích phát triển kinh tế nhanh và ổn định, đây là điều đã được nhiều nước tiến bộ trên thế giới thực hiện, giúp họ phát triển công nghiệp giàu mạnh.

Xác định giải pháp căn cơ giải quyết vấn đề thiếu NƠXH là xây dựng nhiều hơn những căn hộ loại này, UBND tỉnh Bình Dương đã kiến nghị Chính phủ xem xét tiếp tục bổ sung nguồn vốn ưu đãi đầu tư xây NƠXH, nâng thời gian cho vay từ 20 năm trở lên với chính sách vay đơn giản và dễ dàng hơn….

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, việc phát triển NƠXH đến nay vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Nguyên nhân chính là do thiếu quỹ đất để xây dựng NƠXH; vướng mắc trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư; thiếu nguồn vốn ưu đãi và cơ chế khuyến khích chủ đầu tư chưa thực chất, chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp...
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phóng sự điều tra -

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phóng sự điều tra -

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Phóng sự điều tra -

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.

Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động

Phóng sự điều tra -

Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động

Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.

Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động

Pháp luật lao động -

Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động

Làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm trả nợ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã làm việc cho Công ty này.

Người lao động cần làm gì để tránh mắc “bẫy” khi làm thủ tục xuất khẩu lao động Podcast

Người lao động cần làm gì để tránh mắc “bẫy” khi làm thủ tục xuất khẩu lao động

Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều vụ việc về các đối tượng mạo danh là cán bộ/nhân viên doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động để lừa đảo, thu tiền của người lao động. PV Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn (LĐLĐ tỉnh Đồng Nai) và ông Nguyễn Văn Vị - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Quốc tế VTC1 về vấn đề này.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 23/11/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đem lại lợi ích cho cả người lao động và chủ doanh nghiệp.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Những điểm bất hợp lý từ công văn trả lời của Sở Y tế tỉnh

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Những điểm bất hợp lý từ công văn trả lời của Sở Y tế tỉnh

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có công văn trả lời tạp chí Lao động và Công đoàn liên quan đến vụ việc điều động bác sĩ Lê Khắc Thu tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm bất hợp lý trong nội dung mà cơ quan này cung cấp so với thực tế diễn ra.

Công ty CP Môi trường xanh Friendly lại thất hẹn trả nợ lương người lao động

Phóng sự điều tra -

Công ty CP Môi trường xanh Friendly lại thất hẹn trả nợ lương người lao động

Đến nay đã hết thời hạn khắc phục sai phạm nhưng Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương người lao động.

Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức

Pháp luật lao động -

Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức

Đại diện Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có chỉ đạo Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc phải chủ động rà soát công tác quy hoạch, kiện toàn tổ chức mà không phụ thuộc vào thời gian chữa bệnh của bác sĩ Lê Khắc Thu.

Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh

Phóng sự điều tra -

Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh

Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế thừa nhận đến thời điểm này vẫn chưa có phương án chính thức trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lãnh đạo Trạm Y tế xã Lộc Thủy khi mà bác sĩ Lê Khắc Thu - người được điều động, bổ nhiệm trước đó - tiên lượng còn phải điều trị bệnh lâu dài.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế

Một năm nay Trạm Y tế xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) gặp khó khăn trong điều hành do khuyết trạm phó, vừa qua lại khuyết cả trạm trưởng khiến công tác khám, cấp phát thuốc cho bà con nhân dân bộc lộ nhiều bất cập.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Dù đang nằm viện, bác sĩ Thu vẫn đề nghị làm việc "về việc bị điều động"

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Dù đang nằm viện, bác sĩ Thu vẫn đề nghị làm việc "về việc bị điều động"

Sau khi được Bệnh viện Trung ương Huế cho xuất viện tình trạng sức khỏe bác sĩ Lê Khắc Thu tiếp tục có diễn biến xấu. Hiện bác sĩ Thu phải nhập viện trở lại do có dấu hiệu nhiễm trùng ở khớp gối sau mổ. Dù vậy, bác sĩ Thu vẫn tha thiết đề nghị các cấp hữu quan sắp xếp cuộc làm việc để giải quyết dứt điểm, rốt ráo việc bị Giám đốc TTYT huyện Phú Lộc điều động đi tuyến cơ sở.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xem xét lại vụ việc

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xem xét lại vụ việc

Liên quan đến quyết định điều động và bổ nhiệm viên chức quản lý của Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc vừa qua, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo Sở Y tế tỉnh và cơ quan liên quan cần chú ý đến nguyện vọng và tình hình thực tế của cán bộ.

Những tháng năm gian nan bám cơ sở của vị bác sĩ nhiệt huyết

Phóng sự điều tra -

Những tháng năm gian nan bám cơ sở của vị bác sĩ nhiệt huyết

Bác sĩ Lê Khắc Thu, người TTYT huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế vừa điều động, bổ nhiệm về trạm y tế xã khi còn 2 năm tuổi hưu và bệnh nặng, từng có nhiều năm tháng xông pha, bám cơ sở trong gian khó vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, người lao động được hưởng quyền lợi thai sản bị “treo”

Phóng sự điều tra -

Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, người lao động được hưởng quyền lợi thai sản bị “treo”

Cuối tháng 8/2024, Tạp chí Lao động và Công đoàn có đăng tải bài viết “Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản”. Sau bài viết này, BHXH TP Hà Nội đã phối hợp với Công ty Igarten hoàn tất các thủ tục, chi trả quyền lợi thai sản cho người lao động.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Không hợp lý, hợp tình.

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Không hợp lý, hợp tình.

Liên quan quyết định điều động bác sĩ Lê Khắc Thu đi cơ sở, ông Lê Viết Bắc - Phó Giám đốc Sở Y tế, kiêm Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: “Về mặt nguyên tắc và khi điều động mà người ta đang đi điều trị bệnh là sai, không hợp lý, hợp tình”.