Thiên tai, giáo dục và tầm nhìn chiến lược
Cà phê tối - 03/11/2020 13:45 Vũ Hùng (lược trích)
Những người lính ở Trà Leng Bây giờ đã hết tháng 10 Nước mắt đàn ông ở Trà Leng |
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu. Ảnh: G.H |
Và câu trả lời đem đến cho chúng ta một sự bất ngờ là, hoá ra mọi chuyện về tư duy, về môi trường, về bão lũ , sạt lở, lại bắt đầu từ... giáo dục.
Tiếp theo đó, còn cần một tầm nhìn chiến lược lâu dài trước mọi biến cố thiên tai trên toàn quốc. Người đại biểu phát biểu như vậy trên diễn đàn Quộc hội hôm nay là con trai của một Nhà giáo Nhân dân, và bản thân ông cũng là PGS - Tiến sĩ Y khoa. Ông là ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu.
Tôi xin trân trọng trích lại bài phát biểu ở Quốc hội, cũng là lược trích lại từ trang facebook cá nhân của ông Nguyễn Lân Hiếu nội dung sau:
“Kính thưa Quốc hội!
Những ngày qua và có thể là ngay ngày mai, chúng ta đã, đang và sẽ chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của những cơn bão tràn vào Việt Nam. Bão thì năm nào cũng có nhưng tại sao bão năm nay lại cứ nặng nề hơn năm trước, mức nước lụt trên tường nhà mỗi đợt bão về lại ngày càng cao hơn.
Đó chính là hậu quả của việc chúng ta đã "tấn công" vào mẹ trái đất, tấn công vào những ngọn núi, con sông, cánh rừng như những vòng tay bao bọc cho con người hàng nghìn năm nay.
Rừng bị chặt, sông bị chặn, núi bị đào, vậy nên nước mới lúc khô lúc ngập, trời lúc nóng kỷ lục, lúc lại lạnh thấu xương.
Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép những đại dự án khởi công ngay lõi rừng hay thủy điện cóc vẫn tiếp tục được duy trì hoạt động hoặc thậm chí còn được cấp giấy phép mới...
Nếu vậy sẽ lại còn những trận lụt lịch sử, những cột mốc tang thương nữa phải ghi nhận.
Chúng ta phải thay đổi cách làm và phải nhận thấy những sai lầm trong quá khứ. Việc này thật khó vì thay đổi trên giấy tờ văn bản chúng ta đã làm nhưng thay đổi trong tư duy chẳng dễ tẹo nào.
Đơn cử khi mỗi người trong đầu vẫn quan niệm gỗ quý tự nhiên là đẹp hơn gỗ công nghiệp, vẫn khoe với khách đến thăm cái cầu thang, cái tủ, cái bàn làm từ giáng hương hay lim, sến, táu...
Rồi tự huyễn hoặc là gỗ của mình nhập khẩu từ Lào, Miến... không phải phá rừng đặc dụng Việt Nam. Bảo vệ môi trường theo tôi phải bắt đầu từ tư duy, mà tư duy là phải nhờ giáo dục mà có. Với cách giáo dục như hiện nay, việc hình thành một tư duy mạch lạc, năng động và hướng thiện là vô cùng khó khăn.
Chúng ta thử hình dung một cháu bé vào lớp 1 với quyển sách giáo khoa chưa qua thử nghiệm rõ ràng, đang học lại thay đổi bổ sung, sửa chữa hay đính chính.
Một nền giáo dục loay hoay tìm triết lý sẽ tạo ra những sản phẩm định hướng không rõ ràng, chỉ biết cóp nhặt, a dua và nói dối.
Những hiện tượng kỳ lạ của xã hội như Khá Bảnh sẽ ngày càng phổ biến vì giá trị cốt lõi không được nhà trường vun đắp từ những năm chập chững bước vào đời.
Mượn câu nói của vị giáo sư nổi tiếng Richard Feynman: "Đừng bị ấn tượng bởi tiền bạc, số môn đồ, bằng cấp, và danh xưng. Hãy ấn tượng với những tấm lòng tử tế, chánh trực, khiêm cung, và rộng lượng".
Làm sao chúng ta dạy được con cháu mình những điều tưởng rất đơn giản nhưng sẽ là nền móng của sự phát triển đất nước vững chắc trong tương lai.
Đừng để cho những tiền bạc, bằng cấp, danh xưng làm choáng ngợp. Nếu có ấn tượng thì nên dành sự ấn tượng cho những tấm lòng tử tế, khiêm cung, và rộng lượng.
Và tôi tin Việt Nam sẽ có thật nhiều những người trẻ tuổi thông minh tài giỏi đầy khát vọng nhưng cũng ngập tràn lòng trắc ẩn như đôi vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên. Đấy cũng là hình ảnh mà tôi gặp thường xuyên ở những nơi khó khăn gian khổ trên khắp đất nước.
Tinh thần tương thân, bác ái là bản chất, là truyền thống của dân tộc ta, nếu có trách chỉ nên suy nghĩ đến việc tổ chức tốt hơn để lòng tốt không bị lãng phí, người thực sự khó khăn sẽ nhận được sự giúp đỡ chí công và lòng yêu thương con người sẽ ngày càng nhân rộng.
Thưa Quốc hội, bão lụt chắc chắn sẽ còn xảy ra hàng năm như là một qui luật của thiên nhiên. Chính vì vậy không thể dùng lòng tốt để khắc phục được những hậu quả của bão lũ từ năm này sang năm khác. Chúng ta cần có chiến lược lâu dài để giảm hậu quả nặng nề của bão lụt. Chiến lược đó cần phải được bàn bạc cẩn thận ở cấp quốc gia và có sự đóng góp của nhiều chuyên gia.
Từ vấn đề vĩ mô như thảo luận với các nước thượng nguồn các dòng sông đổ vào Việt Nam, hạn chế Trung Quốc, Lào, Campuchia hay Thái Lan xây và vận hành các thủy điện mới và cũ đến những việc cấp thiết như cập nhật vẽ bản đồ sạt lở khắp các tỉnh, thành phố, xây nhà chống lũ, trang thiết bị cứu hộ, hệ thống cảnh báo bão lũ hiệu quả hơn, hay có sẵn những khu tập trung người dân bị nạn khi lũ lụt... Có vậy người dân mà ở đây là những người nghèo, yếu thế cũng như những ngành chức năng, bộ đội, công an, y tế, ... mới tránh được những tổn thất hy sinh vô cùng đau xót.
Xin cảm ơn sự lắng nghe của Quốc hội!"
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu - bằng bài phát biểu rất thẳng thắn, cụ thể và minh triết, đã thắp lên niềm hy vọng trong lòng các cử tri cả nước giữa những ngày đau thương, mất mát và ảm đạm này bởi những thiệt hại to lớn về người và của tại miền Trung!
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu - bằng lời phát biểu nói trên, kêu gọi chú trọng quan tâm tới giáo dục để nâng cao tư duy và có chiến lược lâu dài để ứng phó với thiên tai - ông thật xứng đáng là một người đại diện của nhân dân tại cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước!
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tại sao cho rằng nam nữ công nhân không đẹp? Có ý kiến cho rằng tên gọi cuộc thi ảnh "Trai xinh - Gái đẹp trong công nhân các khu công nghiệp" sẽ khiến nhiều ... |
Những người lính ở Trà Leng “Ở đây dụng cụ đều có đầy đủ nhưng nếu dùng xẻng sợ trúng những nạn nhân nên phải dùng tay”, Nguyễn Minh Long, bộ ... |
Công đoàn Đường sắt Việt Nam sát sao với đời sống của công nhân lao động Trong thời gian qua, công tác chăm lo, đổi mới nội dung và hình thức hoạt động để đáp ứng tốt nhất tâm tư, nguyện ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.