
Cùng thích ứng an toàn, linh hoạt để duy trì sản xuất |
Cùng thích ứng an toàn, linh hoạt để duy trì sản xuất |
Cách ứng xử với người lao động quyết định sự phục hồi của doanh nghiệp |
![]() |
Mỗi doanh nghiệp và người lao động đều hiểu rằng, bảo đảm an toàn là giữ gìn sản xuất, ổn định việc làm, thu nhập. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Esquel Garment Mannufacturing Việt Nam (Bình Dương) luôn thực hiện tốt 5K, đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Đỗ Trọng. |
Dù khởi đầu chậm và muộn, song, với chủ trương nhạy bén của Đảng, sự quyết liệt của Chính phủ, nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm này, Việt Nam đã nằm trong tốp những quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin cao nhất trên thế giới. Điều đó cho phép đất nước chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát tốt dịch bệnh, từng bước mở cửa nền kinh tế, khôi phục sản xuất.
Vì vậy, mặc dù số lượng người mắc Covid-19 thời gian qua trên cả nước, nhất là ở Hà Nội, một số tỉnh tiếp tục tăng cao, song, chủ trương mở cửa trở lại nền sản xuất vẫn được khẳng định.
Nhiều vấn đề về công tác an toàn, vệ sinh lao động được đặt ra trong bối cảnh mới, đáp ứng yêu cầu khôi phục sản xuất, bảo đảm an toàn cho người lao động. Công tác phòng, chống dịch vẫn được duy trì ở mức cao. Các cấp ủy, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn tiếp tục coi đây là nhiệm vụ hàng đầu nhằm khôi phục sản xuất an toàn và phát triển bền vững.
Các biện pháp phòng, chống dịch tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, từ đẩy mạnh tuyên truyền tới các tầng lớp Nhân dân, người lao động, áp dụng triệt để, nghiêm túc các khuyến cáo của Bộ Y tế, đến tổ chức sản xuất, khám chữa bệnh tại chỗ, từ xa một cách chủ động. Mỗi doanh nghiệp và người lao động đều hiểu rằng, bảo đảm an toàn là giữ gìn sản xuất, ổn định việc làm, thu nhập. Hai năm dịch bệnh, cả doanh nghiệp, người lao động đã thấm thía những ảnh hưởng tai hại khi để dịch bệnh bùng phát, lây lan.
Không chỉ có vậy, công tác an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn khôi phục sản xuất còn gắn chặt với nhiệm vụ cơ cấu lại sản xuất, đón đầu, thích ứng với kỷ nguyên số, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, đặc biệt chú trọng cải thiện điều kiện lao động, môi trường làm việc cho người lao động; hạn chế thấp nhất các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Để người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, bảo đảm sức khỏe.
TS. Nguyễn Anh Thơ, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với hỗn hợp rủi ro và cơ hội, người lao động cũng bị cuốn vào vòng xoáy luôn thay đổi và chứa đựng đầy bất an. Những người có khả năng thích ứng tốt nhất với môi trường thay đổi liên tục ngày hôm nay sẽ là người chiến thắng trong ngày mai.
Có lẽ đó cũng là điều chúng ta có thể nói về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong giai đoạn phục hồi kinh tế này: Thích ứng chủ động để mở cửa thành công.
![]() Từ ngày 1/2 (tức mùng 1 Tết), nhiều công nhân đã vào nhà máy làm việc nhằm tăng thêm thu nhập sau thời gian bị ... |
![]() Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức, hoạt động của công đoàn đã được nói đến từ lâu; song, trong ... |
![]() Nên tận dụng hiệu quả lực lượng lao động tự do và nền kinh tế chia sẻ một cách bài bản hơn, gia tăng sự ... |
Tin mới hơn

Nuôi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao - Samsung cùng Việt Nam vươn mình
