
![]() |
ATM gạo cho người lao động mắc kẹt tại Đà Nẵng. |
Trước tình hình cuộc sống của người dân trên địa bàn thành phố bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, cây ATM gạo của UBND quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng đi vào vận hành đã phần nào giúp người lao động nghèo, công nhân mất việc bị mắc kẹt có thêm những bữa cơm ấm cúng.
Từ sáng sớm người dân tập trung, xếp hàng trong khuôn viên sân vận động quận Ngũ Hành Sơn để xếp hàng chờ nhận gạo. Chị Ngô Thị Cúc (38 tuổi, công nhân vệ sinh công trình) vui vẻ tiến lại gần cây ATM gạo. Nhiều ngày rồi, gia đình chị Cúc phải tiết kiệm tiền để mua gạo ăn. Gia đình đông người nên việc có cây ATM gạo đã hỗ trợ gia đình chị rất nhiều trong những ngày dịch.
![]() |
Người dân ngồi cách nhau 2m để đảm bảo an toàn. |
Với tay lấy một túi nilon, gạo từ trong chiếc ống chảy ra, nằm gọn gàng trong túi, chị Cúc không giấu đi được niềm vui hạnh phúc, chị xách túi gạo rồi ra về, nhường chỗ cho người tiếp theo đang ngồi xếp hàng cách 2m.
"Dịch này tôi không về mà ở lại vì để đảm bảo an toàn cho người thân trong gia đình. Dịch bệnh khiến các công trình nghỉ nên công việc của tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Nhận được sự quan tâm này tôi vui lắm, gia đình phải tiết kiệm những ngày qua để có tiền đi chợ và mua gạo", chị Cúc chia sẻ.
Khác với các máy ATM gạo tự động, ATM gạo của UBND quận Ngũ Hành Sơn được vận hành bằng sức người. Hệ thống máy ATM gạo gồm khu tiếp gạo ở tầng 2 nối với một ống dẫn gạo ở tầng trệt.
Để đảm bảo an toàn cho công tác phòng chống dịch, nhiều bạn đoàn viên được bố trí theo từng khu vực để hướng dẫn người vào nhận. Người đến ATM gạo phải sát khuẩn, đeo khẩu trang, sau đó đi theo mỗi lối dẫn đến hàng ghế ngồi đợi được bố trí cách nhau 2m. Tại khu tiếp gạo, Đoàn thanh niên bố trí người trực, hỗ trợ đong gạo. Người dân đến nhận gạo chỉ việc cầm túi nilon và hứng gạo chảy xuống.
![]() |
Các khu vực đều có đoàn viên hướng dẫn để đảm bảo an toàn phòng dịch. |
Theo chị Hoàng Trân Châu - Bí thư Quận đoàn Ngũ Hành Sơn (đơn vị phụ trách ATM gạo) cho biết, quận cấp phát 7 tấn gạo cho 1.400 hộ ở 4 phường thuộc quận, mỗi hộ 5 kg gạo. Các đối tượng được cấp phát do UBND các phường lập danh sách, cấp phiếu để người dân mang phiếu đi nhận gạo.
"Đối tượng mà chúng tôi hướng đến là người lao động khó khăn, các công nhân, sinh viên bị mắc kẹt tại Đà Nẵng. Mỗi người sẽ được địa phương khảo sát lập danh sách và phát phiếu nhận gạo", chị Châu cho biết.
Đến xếp hàng nhận gạo từ sớm, bà Lê Thị Làn (64 tuổi, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) xúc động cảm ơn các thanh niên đã ân cần giúp đỡ bà nhận gạo. Ôm bao gạo trên tay, bà Làn chia sẻ, nhà bà chỉ có hai vợ chồng già, con cái đều đi làm ăn xa, cũng không dư dả gì. Ngày thường, bà đi lượm ve chai đem bán. Từ ngày thành phố thực hiện lệnh giãn cách xã hội, bà chỉ ở nhà nên thu nhập rất bấp bênh, hai vợ chồng gắng gượng xoay xở qua ngày. Nay được nhận gạo miễn phí bà cảm thấy rất vui và đỡ khó khăn phần nào.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 30/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 25 triệu, gần 846 ... |
![]() Đêm qua, tôi thấy hầu như tất cả Facebook của bạn bè tôi đều sáng đèn, và tôi nghĩ ở rất nhiều trang Facebook và ... |
![]() Quan niệm khá phổ biến việc nuôi dạy con nhỏ chủ yếu do người mẹ. Điều ấy có bất công cho người mẹ không? Cùng ... |
Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm
Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ
