Thấy gì sau video “xin vía học giỏi”
Cà phê tối - 12/03/2021 18:30 Vũ Hùng
Đại gia và những cú lừa tiền tỷ Lời xin lỗi chuyển họa thành phúc “Gáo nước lạnh” của chị Thảo VJ |
Thơ Nguyễn ôm khư khư búp bê làm clip "xin vía học giỏi". Ảnh cắt từ clip. |
Sáng 11/3, ông Lê Quang Tự Do, Cục phó Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin - Truyền thông), cho biết, Cục đang phối hợp với Cục An ninh chính trị nội bộ (A03) thuộc Bộ Công an mời YouTuber Thơ Nguyễn lên làm việc vì liên quan đến một số video, clip đăng tải gần đây do các sản phẩm đó có dấu hiệu truyền bá mê tín dị đoan, tuyên truyền về bùa ngải, búp bê Kumanthong.
Trước đó, ngày 10/3, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cũng đã nhanh chóng yêu cầu TikTok và YouTube chặn, gỡ các clip của Thơ Nguyễn có dấu hiệu vi phạm.
Tại Bình Dương, nơi cư trú của YouTuber Thơ Nguyễn, vào sáng 12/3, Thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh này cũng đã tới tận nhà Thơ Nguyễn để mời cô ta lên cơ quan Thanh tra làm việc vì những lý do nêu trên.
1/ YouTube và trẻ em hôm nay
Trước đó, cộng đồng mạng đã rất bức xúc về clip của YouTuber Thơ Nguyễn “xin vía học giỏi” từ búp bê Kumathong.
Cụ thể trong đoạn clip, YouTuber này ôm một con búp bê, trên tay cầm sợi dây chuyền, nói: “Sau khi đăng clip giới thiệu về "cư ma mập" này, có nhiều bạn nói rằng chị ơi chị xin vía cho em học giỏi đi, toàn là các bạn thân yêu của chị thôi. Mà xin vía học giỏi là một cái gì đó không sai trái nên chị quyết định hôm nay sẽ xin giúp các em nhé”. Nhiều bậc phụ huynh đã lên án mạnh mẽ về cách làm clip của nữ YouTuber này, vì cho rằng những clip như vậy sẽ ảnh hưởng tiêu cực, làm trẻ nhỏ có những suy nghĩ lệch lạc.
Ai trong chúng ta cũng đều biết rõ, bắt chước là một xu hướng tâm lý thông thường rất đặc thù của trẻ em. Chúng thường làm theo những gì mà người lớn thường làm, đặc biệt là những người chúng thấy gần gũi, yêu quý hoặc thấy lạ mắt như kiểu clip “xin vía học giỏi” trên YouTube Thơ Nguyễn.
Ai cũng biết rõ điều trên, nhưng như chúng ta chứng kiến, cứ dăm bữa nửa tháng trên YouTube lại xuất hiện những clip video truyền bá tới trẻ nhỏ những nội dung không lành mạnh, những clip đội “siêu nhân” người nhện, công chúa Elsa chứa nội dung phản cảm và phản giáo dục.
Tất nhiên sau khi có các ý kiến phản đối của các bậc phụ huynh, của dư luận, thì các clip này cũng được các chủ nhân của nó tự gỡ nếu là người còn lương tri. Nếu không thì các cơ quan chức năng lại phải ra tay yêu cầu gỡ bỏ và xử phạt. Nhưng cứ tuần tự như clip này mất đi thì clip khác lại nổi lên, và trẻ em vẫn cứ bị đầu độc mỗi ngày, hàng giờ.
YouTube từ lâu đã len lỏi vào cuộc sống tuổi thơ của ngay các bé tuổi mầm non, mẫu giáo và cấp một với các clip, video đầy vô bổ, nhảm nhí nếu không muốn nói là độc hại.
Oái oăm thay, để tình trạng đó diễn ra, lỗi trước hết không phải của những người sản xuất và tung lên những clip đó, mà lại chính là do các bậc phụ huynh. Vì nhiều lý do hoàn cảnh khác nhau, có thể do neo người trông nom, có thể quá bận bịu công việc và mưu sinh, thậm chí đơn giản là để rảnh tay cho bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ lao động trí óc căng thẳng hay lao động chân tay cực nhọc, họ - các bậc phụ huynh - đã thả nổi cho con em mình với những cái TV, iPhone, iPad mà trong đó luôn có những clip đang nói tới.
Không phải tất cả nhưng với một bộ phận không nhỏ cha mẹ hiện đạị thì TV, điện thoại hay iPad là món đồ hữu dụng nhất giảm bớt thời gian trong việc chăm sóc và nuôi dạy con. Hệ lụy của việc lạm dụng màn hình điện tử các chuyên gia đã cảnh báo rất nhiều nhưng vì tiện, vì không thấy có gì xấu nên vẫn tiếp diễn mỗi ngày.
Chính thói quen coi iPhone, iPad như một “cô bảo mẫu trông trẻ”, chính thói quen lạm dụng YouTube để dỗ trẻ ngồi yên không quấy nghịch, mè nheo để phụ huynh rảnh rang làm việc nhà khác hoặc nghỉ ngơi thư giãn đã vô tình góp sức, vô tình tạo điều kiện cho các video, clip nhảm nhí dành cho con trẻ có điều kiện, có cơ hội xuất hiện nhiều hơn, có mảnh đất để sinh sôi phát triển.
Tôi đọc được trên báo mạng những lời sau đây của một vị phụ huynh mà tôi thấy mọi người lớn cần suy nghĩ tới: “Muốn con ăn giỏi, nhiều, vừa ăn vừa coi YouTube. Muốn con giữ im lặng, mở YouTube cho xem. Muốn con hết mè nheo, nhõng nhẽo, bật ngay YouTube. Các bạn tuổi thiếu niên thì sao?
Ngày hai buổi học, rồi học thêm các môn, nhà thiếu không gian vui chơi, đặc biệt những trẻ em ở thành phố cha mẹ bận rộn đôi khi không có cả thời gian trò chuyện cùng con. Vậy trò giải trí tuyệt vời nhất chỉ có thể là lên mạng chơi game hoặc xem YouTube.
Nó thông dụng tới mức đi bất cứ đâu chúng ta cũng dễ bắt gặp hình ảnh trẻ con say mê dán mắt vào màn hình TV, iPad hay điện thoại và những lý lẽ rất thuyết phục của các bậc làm cha mẹ "có như vậy con mới ngoan".
Chừng nào chúng ta không tìm thấy giải pháp lấp chỗ thời gian dùng YouTube thì chừng đó những video nhảm sẽ vẫn có cơ hội xuất hiện theo nội dung này hay nội dung khác
2/ Nhớ lại những ngày xưa yên ả
Yên ả nhưng vất vả, đói nghèo. Bù lại, khổ về vật chất nhưng tinh thần sảng khoái vẫn là những tháng ngày yên ả của tuổi thơ các thế hệ 6 - 7 - 8X.
Tôi nhớ cách đây hơn 30 năm, khi các con tôi mới lên 5 - 6 tuổi, tôi thỉnh thoảng cứ thấy chúng được ông bà nội ôm vào lòng, vuốt tóc âu yếm rồi nói giọng xót xa: “Thương các con lắm...”.
Có hôm không hiểu ý mẹ cha, tôi nổi đoá gắt: "Các cháu giờ sướng hơn tỷ lần thời ông bà và thời các con rồi, sao ông bà cứ than vãn thương lắm, thương lắm...”.
Cha tôi lúc đó mới từ tốn giải thích: “Đúng, các cháu bây giờ rất đủ đầy về vật chất, được ăn ngon mặc đẹp, đồ chơi ê hề không thiếu thứ gì. Nhưng, bố để ý có khi cả tuần, cả tháng, các con chưa một lần dành vài phút mỗi ngày ôm ấp các cháu, vuốt ve âu yếm lên mái tóc, hôn lên má chúng nó dù chỉ một lần... Vậy nên theo bố, các cháu vẫn thiếu sự gần gũi, âu yếm của cha mẹ, vì vậy, chúng vẫn là những đứa trẻ tội nghiệp, đáng thương con ạ...”.
Bây giờ các con tôi đã hơn 30 tuổi. Chúng đều đã lập gia đình và sinh con đẻ cái. Và lịch sử vẫn lặp lại. Những đứa cháu nội, ngoại của tôi vẫn ngày càng bị "cô đơn" trong chính ngôi nhà của mình. Cha mẹ thì bận bịu tối ngày, chỉ sau bữa cơm chiều mới có thời gian để mắt tới con cái. Những đứa cháu tôi thế là phải “tự vui”, tự tìm cách giải trí, tránh khỏi trạng thái bị "bỏ rơi" , tìm cách xem phim, giải trí với TV, iPhone và iPad trước và sau giờ tự học hoặc học thêm ở nhà..
Thời ông bà và có giai đoạn của cha mẹ chúng, người còn vắng, đất còn rộng, lại hiếm nhà nào có TV, smartphone, nên trẻ em thường tụ tập nhau ngoài sân, ngoài trời, cùng nhau giải trí bằng các trò chơi dân gian vui và lành mạnh, hiền hoà gần gũi thiên nhiên.
Theo dòng suy nghĩ đó, tôi đọc thấy ý kiến của một vị phụ huynh viết trên mạng: “Ngày nay, đa phần chúng chọn cách sống một mình hoặc với số lượng bạn bè rất hạn chế hơn nhiều và chú trọng các trò giải trí một mình như TV, smartphone. Khi một đứa trẻ đang "dán mắt vào màn hình TV" với những video "nhảm" thực ra là nó đang cô đơn, không ai chơi với nó, nó chọn cách ngồi xem đứa khác (trên TV) chơi. Con người trước đây sống trong ngôi nhà chật nhưng mảnh vườn thì rộng, gần gũi thiên nhiên nên "bản tính hoang dã" nhiều, thích vi vu... Càng ngày đất càng chật, nhà thì nhiều, sân chơi thiếu nhi thì ít, không gian tự nhiên càng ít hơn nữa... càng ngày càng bó mình trong một cái "hộp bê tông" mang tên "nhà" thì càng ngày càng giống bị "nuôi nhốt" và mất tính "hoang dã" cần có. Một con chim bay lượn ngoài bầu trời thì thoải mái hơn con chim ở trong lồng. Trẻ em hiện nay cũng vậy...”.
Tâm sự trên cũng phần nào cho chúng ta hiểu được, vì sao bây giờ người ta lại đổ xô nhau đi làm YouTuber nhiều như thế. Sản xuất ra mà không cần biết video truyền tải nội dung có phù hợp trẻ em hay không, miễn cứ thu hút nhiều người đăng ký và người xem là có thể kiếm bộn tiền.
Ví dụ như kênh YouTube Thơ Nguyễn có gần 9 triệu lượt tài khoản đăng ký theo dõi. Đối tượng người xem kênh này phần lớn là trẻ nhỏ. Đoạn clip bị phản ứng của Thơ Nguyễn được đăng tải trên nền tảng TikTok từ ngày 27/2 đến chiều ngày 10/3 đã có khoảng 5 triệu lượt xem, càng thu hút nhiều người theo dõi và đương nhiên là sẽ kiếm nhiều tiền hơn. Một chuyên gia truyền thông mạng ước tính, mỗi tháng YouTuber Thơ Nguyễn kiếm được không dưới 600 triệu đồng lãi từ việc sản xuất và quảng bá các clip, video nói trên, chưa kể khoản thu từ quảng cáo “ăn theo” các clip đó.
Tóm lại là vì tiền, vì những khoản thu nhập béo bở, không chỉ Thơ Nguyễn mà rất nhiều người vẫn cứ lao vào làm những clip, video đầu độc trẻ nhỏ.
Việc Thơ Nguyễn, một cô gái sinh năm 1992, sống ở một tỉnh lẻ, tốt nghiệp ĐH Luật nhưng lại có thể startup bằng việc sản xuất các clip cho trẻ nhỏ với lượng người xem là con số 6 triệu là một hiện tượng thực ra là đáng khâm phục và khích lệ. Chỉ tiếc là cô đã lại sản xuất và phát tán những clip như “xin vía học giỏi” để gây bức xúc cho dư luận và để các cơ quan chức năng phải xử lý! Thật sự đáng tiếc cho YouTuber tài giỏi này!
Bản chất của YouTube không xấu, chúng ta học được rất nhiều điều thú vị, thư giãn, giải trí nhưng cũng có thể gieo rắc nỗi sợ hãi hay sự tiêu cực không đáng có. Làm giàu càng không bao giờ xấu. Nhưng làm giàu bằng kiểu “ăn dỗ trẻ con”, đầu độc tư duy và tâm hồn chúng thì không chỉ xấu mà còn là nguy hại và có phần ác độc.
Tuy nhiên, thay vì lo lắng, sợ hãi, đổ lỗi hoàn toàn cho những video nhảm trên YouTube, chúng ta - những bậc phụ huynh - hãy cùng nhau tìm cách sử dụng nó lành mạnh, hữu ích hơn.
Mà quan trọng nhất là đừng coi TV, iPhone, iPad , YouTube là “bảo mẫu” trong mỗi gia đình chúng ta thêm một ngày nào nữa!
Tạo sân chơi lành mạnh động viên lao động nữ ngành Y tế trong thời kì dịch bệnh Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế, Báo Phụ nữ Việt Nam phát động Hội thi “Phụ nữ ngành Y ... |
Từ 15/3, ra quân xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông Từ ngày 15/3 đến hết ngày 31/12/2021 các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt nghiêm ... |
Tăng cường đào tạo cán bộ công đoàn cơ sở và nâng cao tay nghề cho người lao động Với mục tiêu xây dựng các chương trình có hiệu quả trong năm 2021, Công đoàn Khu CNC và các KCN Đà Nẵng đã chú ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.