Tết không cồn liệu có còn vui?
Đời sống

Tết không cồn liệu có còn vui?

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Tết thì vui thật, gia đình đoàn tụ, bạn bè gặp nhau, anh em bù khú, được nghe, được kể bao nhiêu vui buồn của cả một năm trời bên những chén rượu nồng. Nhưng thói quen sử dụng rượu bia trong những dịp tất niên, gặp mặt đầu xuân cũng trở thành nỗi bất an đe dọa cuộc sống của nhiều người. Năm nay thì có vẻ khác...
tet khong con lieu co con vui

Tiệc tất niên không có rượu bia tại Công ty Nutifood - Ảnh: Tuổi trẻ.

Còn nhớ mồng 1 Tết năm ngoái, tôi không khỏi ngạc nhiên khi gặp lại Hiệp, cậu bạn thân thiết hồi cấp ba. Chẳng là mới chưa đầy hai ngày trước đó, qua điện thoại Hiệp còn báo với tôi là năm nay về nhà ngoại ở Bắc Giang ăn tết nên không về quê. Ấy vậy mà mới trưa mồng 1 Tết đã gặp bạn ấy đầu xóm. Thấy tôi ngạc nhiên, Hiệp mới phân bua: “Khốn khổ bạn ạ. Thằng em tôi đi ăn tất niên với đám bạn, chẳng biết uống kiểu gì mà lúc đi xe về bị tai nạn, phải đưa đi viện nên ông bà gọi về”. Thế là cả nhà Hiệp ăn Tết mất vui.

Lâu nay việc lạm dụng bia rượu trong dịp Tết đã trở thành thói quen khó bỏ đối với nhiều người, nhất là thanh niên. Mà cũng chẳng có gì lạ. Cứ gặp nhau thì phải làm vài chén. Năm mới đến nhà nào chúc tết cũng phải uống. Từ chối là kiêng, chủ nhà không vui. Rồi bao nhiêu tiệc khác. Tất niên rồi lại gặp mặt đầu xuân, họp hội rồi họp lớp, rồi lại mừng thọ… Ra khỏi nhà là uống rượu. Mà uống nhiều là say. Say mà lại đi xe máy thì tai nạn cũng là chuyện thường. Chưa kể rượu bia còn là căn nguyên của nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác như: bạo lực, mất trật tự an toàn xã hội...

Nghị định 100/2019 có hiệu lực từ 1/1/2020 cấm hẳn việc "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" đã đem lại những hiệu quả rõ rệt. Theo số liệu từ Cục CSGT, số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị thương trong các vụ TNGT tháng đầu năm 2020 đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều cá nhân, tổ chức đã thay đổi thói quen sử dụng bia rượu trong các buổi liên hoan.

Mới đây, tiệc tất niên tại các nhà máy của Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood khắp ba miền với khoảng 2.000 công nhân được tổ chức mà không có bia rượu. Bữa tiệc vẫn vui. Trao đổi với báo chí, lãnh đạo công ty cho biết từ nay sẽ tổ chức các bữa tiệc nội bộ mà không sử dụng bia rượu, còn các bữa tiệc bên ngoài sẽ khuyến khích nhân viên hạn chế hoặc không sử dụng đồ uống có cồn.

Tại các bữa tiệc tất niên của các nhóm công nhân thuộc khu công nghiệp Bắc Thăng Long năm vừa rồi cũng chỉ có Coca và nước lọc, trà đá...

Chia sẻ với Cuộc sống an toàn, anh Chiến nói: "Mọi người cứ bảo không có rượu mất vui, nhưng chúng tôi thì thấy ngược lại. Uống rượu vào chẳng dám đi đâu thì còn gì là vui nữa. Còn chúng tôi liên hoan xong vẫn có thể đèo nhau đi chơi, đi hát, hoặc trà chanh chém gió..., các chị em rất ủng hộ".

Một điều dễ nhận thấy, thị trường bia rượu Tết năm nay "đìu hiu" hơn hẳn so với mọi năm. Theo hãng tin Bloomberg, doanh số bia của Việt Nam có thể đã giảm ít nhất 25% kể từ nghị định 100 có hiệu lực. Những giỏ quà Tết đã không còn xuất hiện những chai rượu ngoại như trước kia, thay vào đó là trà, cà phê, bánh mứt... Nước giải khát được người dân ưa chuộng, thay vì những két bia, tất cả hướng đến một cái Tết không cồn, an toàn.

tet khong con lieu co con vui Vợ chồng trẻ "đau đầu" chuyện đón Tết bên nội hay bên ngoại?
tet khong con lieu co con vui “28 rồi sao con chưa về?”
tet khong con lieu co con vui Việt Nam: Đã phát hiện 2 ca nhiễm virus corona đầu tiên

Ngày 23/1, đại diện bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, có 2 ca dương tính với virus corona đang điều trị tại đây và ...

tet khong con lieu co con vui Bộ Y tế: Hướng dẫn phòng, điều trị và chẩn đoán bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới

Trước diễn biến bất thường của bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới, ngày 16/1, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm