Tập trung công tác nghiên cứu lý luận tư tưởng của Bác về thi đua yêu nước
Vòng tay công đoàn
Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc:

Tập trung công tác nghiên cứu lý luận tư tưởng của Bác về thi đua yêu nước

HỒNG MINH
Tác giả: HỒNG MINH
Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành văn bản số 102-HD/BTGTW ngày 27/4/2023 hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023). Trong đó, coi trọng công tác nghiên cứu lý luận tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước.
Công đoàn ngành Y tế Lâm Đồng chú trọng phong trào thi đua yêu nước

Mục đích tuyên truyền

Quán triệt sâu sắc tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tăng cường vai trò lãnh đạo và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về vị trí, vai trò, tác dụng to lớn của phong trào thi đua đối với công tác thi đua, khen thưởng.

Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm, những thành tựu nổi bật của phong trào thi đua yêu nước trong 75 năm qua, từ đó góp phần giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng yêu nước tự hào dân tộc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tập trung công tác nghiên cứu lý luận tư tưởng của Bác về thi đua yêu nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các chiến sĩ tại Đại hội thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của các lực lượng vũ trang Nhân dân lần thứ Nhất. Ảnh tư liệu

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng Đề cương tuyên truyền về 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí mở các chuyên trang, chuyên mục, dành nhiều thời gian, thời lượng để tuyên truyền về tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc.

Theo đó, Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành văn bản số 102-HD/BTGTW hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023).

Mục đích nhằm tuyên truyền sâu rộng, làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nhận thức sâu sắc ý nghĩa của Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, nhất là quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để công tác thi đua, khen thưởng là động lực, biện pháp góp phần tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Đồng thời, khẳng định giá trị và sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước qua từng giai đoạn cách mạng của Đảng và Nhân dân ta; phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong các phong trào thi đua và công tác thi đua - khen thưởng; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc vào sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tập trung công tác nghiên cứu lý luận tư tưởng của Bác về thi đua yêu nước
Các đại biểu tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, ngày 10/12/2020. Ảnh: VGP

5 nội dung chính tuyên truyền thi đua ái quốc

Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các nội dung tuyên truyền cần nhấn mạnh vào 5 nội dung lớn.

Thứ nhất, mục đích, ý nghĩa to lớn của Lời kêu gọi thi đua ái quốc; khẳng định Lời kêu gọi thi đua ái quốc là nét đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện sự sáng tạo trong phương thức lãnh đạo của Đảng ta, nhằm khơi dậy sức mạnh vĩ đại của toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ hai, nội dung, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trong đó nhấn mạnh giá trị và sức lan tỏa của tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc trong phong trào thi đua yêu nước hiện nay; khẳng định và làm rõ sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong vận dụng tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở từng giai đoạn cách mạng của Đảng và Nhân dân ta 75 năm qua, nhất là trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước.

Thứ ba, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua - khen thưởng, về kết quả tổ chức phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng ở các cấp, các ngành, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, bất cập, nguyên nhân, từ đó kiến nghị, đề xuất giải pháp thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, quyết định về công tác thi đua - khen thưởng,

Thứ tư, phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 - 2025, với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong đó, tập trung nhấn mạnh 5 nội dung quan trọng là: thi đua xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước..., khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới, đột phá mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Thứ năm, tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, các điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt” trong các phong trào thi đua, trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm được tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; trong đó, coi trọng công tác nghiên cứu lý luận tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước.

Đồng thời, cần đánh giá kết quả tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng, rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm về vận dụng tư tưởng thi đua yêu nước của Người trong từng giai đoạn cách mạng; biểu dương, tôn vinh, gặp mặt, giao lưu các điển hình, anh hùng, chiến sĩ thi đua qua các thời kỳ; tạo không khí phấn khởi, tin tưởng, thi đua yêu nước trong các tầng lớp Nhân dân.

Ngày 11/6/1948, tại Chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. Trước đó, ngày 1/5/1948, Người đã cho ra đời “Lời kêu gọi thi đua yêu nước”. Hai văn bản tuy khác nhau về thời điểm xuất hiện và dung lượng nhưng đều có cùng một chủ đề, một mục đích: Kêu gọi, động viên và cổ vũ toàn dân, toàn quân ra sức thi đua sản xuất, giết giặc, luyện quân, lập công, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, kháng chiến mau thắng lợi để kiến quốc chóng thành công.
Đại hội công đoàn là dịp để phát động sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước Đại hội công đoàn là dịp để phát động sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước

Đây là một trong những nội dung kết luận tại buổi làm việc giữa Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng với lãnh đạo ...

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về công đoàn và cán bộ công đoàn Tư tưởng của Hồ Chí Minh về công đoàn và cán bộ công đoàn

Những năm tháng hoạt động trong phong trào công nhân và Công đoàn Quốc tế, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu lý luận ...

Đẩy mạnh công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Đẩy mạnh công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đánh giá cao kết quả ...

Tin mới hơn

Công đoàn thổi lửa, động viên, dẫn dắt công nhân vào Đảng

Công đoàn thổi lửa, động viên, dẫn dắt công nhân vào Đảng

Sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước, đã thu hút hàng triệu lao động mỗi năm, làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Kéo theo đó là sự phát triển nhanh chóng của lực lượng công nhân, lao động đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên.
Phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong kỷ nguyên mới

Phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên mới của dân tộc được Đảng ta xác định bắt đầu từ Đại hội XIV là một giai đoạn mang lại nhiều cơ hội, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của đất nước, là giai đoạn mà Việt Nam vươn lên khẳng định vị thế trong khu vực, trên trường quốc tế. Để đạt được điều này, cần phát huy bản chất giai cấp công nhân, để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng chính là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi cách mạng.
Chị Mai Chi và hành trình gieo những hạt mầm trách nhiệm

Chị Mai Chi và hành trình gieo những hạt mầm trách nhiệm

Ở Công ty TNHH New Apparel Far Eastern (tỉnh Bình Phước), nhắc đến Nguyễn Thị Mai Chi (SN 1993), nhiều công nhân và lãnh đạo không giấu được sự kính trọng và yêu mến. Không chỉ đảm đương vai trò Tổ trưởng Tuân thủ trách nhiệm xã hội một cách tận tâm, chị Chi còn được biết đến như “người gieo mầm nhân ái” khi khởi xướng hàng loạt sáng kiến gắn với người lao động và cộng đồng.

Tin tức khác

Nhân tố nòng cốt xây dựng tổ chức Đảng và Công đoàn trong doanh nghiệp

Nhân tố nòng cốt xây dựng tổ chức Đảng và Công đoàn trong doanh nghiệp

Phát triển đảng viên trong công nhân, lao động không chỉ giúp xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng trưởng thành về ý thức chính trị mà còn góp phần quan trọng củng cố tổ chức Công đoàn, nhất là công đoàn trong doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.
Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong hành trình dựng xây và phát triển đất nước, mỗi giai đoạn lịch sử đều xác lập vai trò trung tâm của một lực lượng xã hội. Nếu giai cấp nông dân từng là lực lượng đông đảo làm nên các cuộc kháng chiến cứu quốc, thì giai cấp công nhân – với trí tuệ, kỷ luật, tổ chức và sức sáng tạo – đang trở thành chủ thể trung tâm trong công cuộc chấn hưng đất nước và kiến tạo tương lai.
Người đảng viên bước ra từ những con đường sạch

Người đảng viên bước ra từ những con đường sạch

Giữa những con đường thênh thang, sạch đẹp ở Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu), ít ai biết rằng, đằng sau vẻ bình yên, ngăn nắp ấy là sự cống hiến lặng thầm nhưng đầy trí tuệ và tâm huyết của chị Nguyễn Thị Phương Tuyến (SN 1985) – Tổ phó Tổ vệ sinh môi trường, Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Châu Đức.
20 năm giữ nguồn nước sạch: Chuyện về một đảng viên tận tâm

20 năm giữ nguồn nước sạch: Chuyện về một đảng viên tận tâm

Anh Đào Công Đà, Trưởng Bộ phận Bảo trì tại Xí nghiệp Sản xuất nước sạch (thuộc Công ty Cổ phần Cấp nước Bạc Liêu), là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy trong công việc. Với 20 năm gắn bó trong ngành cấp nước, anh luôn thể hiện tinh thần “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung”, luôn tiên phong trong việc sửa chữa hệ thống bơm cũ, lắp đặt thiết bị hiện đại, góp phần đảm bảo nguồn nước sạch ổn định cho người dân...
Hết mình với nghề, tận tâm với Đảng

Hết mình với nghề, tận tâm với Đảng

Anh Nguyễn Đình Tứ (37 tuổi) chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày mình sẽ trở thành đảng viên. Hành trình từ một công nhân bình thường đến khi đứng trong hàng ngũ của Đảng là cả một quá trình đầy nỗ lực, thử thách, nhưng cũng nhiều ý nghĩa đối với anh.
Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Anh Hà Văn Cường không chỉ là một quản đốc tận tâm mà còn là một đảng viên tiên phong, luôn hết mình vì công việc và đồng nghiệp. Không chỉ cống hiến trong chuyên môn, anh còn truyền cảm hứng, dìu dắt nhiều công nhân trẻ phấn đấu vào Đảng, khẳng định vai trò của người đảng viên trong môi trường lao động sản xuất.
Xem thêm