Tăng lương tối thiểu vùng: Trách nhiệm công đoàn trước hàng triệu người lao động
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 26/08/2023 14:53 YẾN NHI
Căng thẳng đến phút chót
Trong cuộc trò chuyện với Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn Trần Duy Phương tại Chương trình Talk Công đoàn, ông Lê Đình Quảng cho biết, là một cán bộ công đoàn tham gia công tác đàm phán, thương lượng về tiền lương tối thiểu vùng nhiều năm qua, có những cuộc đàm phán cực kỳ căng thẳng và cam go cho đến tận phút chót.
“Tôi nhớ cuộc đàm phán vào năm 2016, các bên giằng co đến phiên thứ ba mới thành công. Bởi vì trong quá trình đàm phán, là cơ quan đại diện cho quyền lợi NLĐ, chúng tôi không đồng ý và không bỏ phiếu với mức tăng lương tối thiểu vùng mà Hội đồng đưa ra. Mức của bên đại diện chủ sử dụng lao động còn vênh so với mức mà bên chúng ta là đại diện cho NLĐ mong muốn. Bằng những lý lẽ của mình, Hội đồng cho dừng phiên thứ 2. Sau đó, khi trở về chúng tôi chuẩn bị đầy đủ những cơ sở từ khoa học đến thực tiễn để thuyết phục. Và cuối cùng, năm đó, sau phiên họp thứ ba căng thẳng đến hơn 12 giờ đêm, lương tối thiểu vùng mới được thống nhất tăng 12,4% so với năm 2015”, ông Lê Đình Quảng chia sẻ.
Ông Lê Đình Quảng, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Phó Trưởng ban Chính sách – Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam trò chuyện với Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn Trần Duy Phương trong Chương trình Talk Công đoàn. Ảnh: Hoàng Quân |
Ông Quảng cũng cho biết, mặc dù không phải cuộc đàm phán tăng lương nào cũng thành công như mong muốn nhưng ông luôn luôn nỗ lực đến phút cuối cùng để bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho NLĐ và phải vì NLĐ.
“Khi đàm phán, tôi luôn xác định chúng ta là đại diện cho người lao động và tiền lương mà chúng ta đang nhận chính là NLĐ trả lương cho mình. Và khi hiểu và thấy được trách nhiệm của mình với NLĐ, thì không có cách nào khác là phải làm tốt nhất trong khả năng và trách nhiệm của mình”, ông Quảng tâm sự.
Trong chia sẻ của mình, ông Quảng cũng khẳng định, để có những cuộc đàm phán thành công cần phải lưu ý đến 2 yếu tố vô cùng quan trọng.
“Khi bước vào mỗi cuộc đàm phán, bên nào cũng có lập luận và sự sắc sảo của riêng mình. Cho nên trước hết, người tham gia đàm phán phải am hiểu vấn đề một cách toàn diện, trong đó nắm rõ tất cả các quy định pháp luật liên quan là quan trọng nhất. Từ đó, phải biết xâu chuỗi và thể hiện một cách logic, khoa học yêu cầu đưa ra. Và một điều không thể bỏ qua là cán bộ công đoàn phải biết rõ mình đang đứng ở vị trí và vai trò bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ. Và không nên nghĩ, chúng ta là yếu thế, chủ sử dụng lao động có ưu thế hơn”, ông Lê Đình Quảng khẳng định.
Với vấn đề tăng lương tối thiểu vùng, khi đàm phán cần chỉ ra lợi ích cho cả hai bên. NLĐ tăng thêm thu nhập sẽ làm việc tốt hơn, gắn bó với doanh nghiệp. Và khi đó doanh nghiệp có thể giữ chân NLĐ và phát triển bền vững.
Lương tối thiểu vùng năm 2024 sẽ tăng như thế nào?
Theo ông Quảng, khi lấy ý kiến của NLĐ, họ muốn tăng lương từ đầu năm 2024 với mức trên 11%. Tuy nhiên, Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận thấy giai đoạn này cũng rất cần chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, song tiền lương cũng cần được điều chỉnh để bù đắp phần trượt giá, cải thiện đời sống. Do đó, phía Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất mức tăng lương tối thiểu năm 2024 từ 5-6%.
Ông Lê Đình Quảng tham gia phiên thứ nhất năm 2023 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia tại Hạ Long, sáng 9/8/2023. Ảnh: Nguyễn Hùng |
“Để tăng lương tối thiểu vùng được thông qua cần tính đế 7 yếu tố. Tuy nhiên, năm nay doanh nghiệp rất khó khăn do thiếu đơn hàng nên cũng mong muốn NLĐ chia sẻ để vượt qua giai đoạn này. Vì vậy, tăng lương tối thiểu vùng năm nay chủ yếu dựa vào chỉ số trượt giá và khả năng chi trả của doanh nghiệp. Chúng ta đang đề xuất tăng 5-6%. Thời gian thực hiện có thể tiến hành theo 2 phương án từ 1/4/2024 hoặc 1/7/2024”, ông Quảng cho biết.
Theo ông Lê Đình Quảng, nếu lùi thời điểm tăng lương thì Nghị định 38 quy định về lương tối thiểu vùng (có hiệu lực từ 1/7/2022) sẽ mất 1,5 năm chưa điều chỉnh. Trong khi đó Nghị quyết 27 xác định hằng năm xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng. Nhưng hiện doanh nghiệp đang khó khăn, nên ý kiến doanh nghiệp đề nghị lùi thời gian điều chỉnh tiền lương cũng là một yếu tố cần thảo luận kỹ lưỡng để vừa đảm bảo quyền lợi NLĐ, vừa đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Dự kiến, phiên họp tiếp theo sẽ diễn ra vào khoảng tháng 11/2023.
Cũng trong Chương trình Talk Công đoàn, ông Lê Đình Quảng có những nhắn gửi tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra trong năm nay.
Xin mời quý vị đón xem Talk Công đoàn tuần này (phát sóng 20 giờ thứ Bảy, 26/8/2023) trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn.
Công đoàn đề xuất tăng lương tối thiểu vùng khoảng 5 - 6% |
Bao giờ tăng lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2024 và mức tăng cụ thể? |
Tin cùng chuyên mục
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 20/11/2024 12:26
Chị Nguyễn Thị Thu Nhi – cán bộ công đoàn trách nhiệm và tâm huyết
Đảm nhận chức vụ Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Scavi Quảng Điền, đồng chí Nguyễn Thị Thu Nhi luôn dành thời gian gần gũi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động để tổ chức các hoạt động công đoàn, để lại nhiều dấu ấn trong công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động trong công ty.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 31/10/2024 20:51
Làm gì để công tác tuyên truyền, vận động hiệu quả với người lao động?
Để đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của đoàn viên, người lao động ngày càng đa dạng, các cấp công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã không ngừng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, vận động để phù hợp với từng đối tượng nhằm tạo sự gần gũi với đoàn viên, người lao động.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 30/10/2024 15:39
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn
Đầu tháng 10/2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp giảng chuyên đề “Bàn về lãnh đạo thời chuyển đổi số” cho cán bộ công đoàn.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 29/10/2024 07:55
Chuyển đổi số cho cán bộ Công đoàn: Muốn thực thi nhanh thì phải chấp nhận rủi ro!
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thực thi nhanh trong quá trình chuyển đổi số sẽ mang lại kết quả nhanh, mang lại nhiều giá trị hơn là sự hoàn hảo nhưng sẽ có rủi ro.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 27/10/2024 16:22
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Không thấy có vấn đề thì cũng chẳng cần chuyển đổi số"
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, nếu cán bộ, công chức kém, làm sai nhiều; người lao động trong doanh nghiệp bị "bắt nạt"... thì khi đó mới cần tính đến chuyện chuyển đổi số.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 20/10/2024 20:31
Bàn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công
LĐLĐ thành phố Cần Thơ vừa tổ chức Hội thảo Giải pháp nâng cao chất lượng công tác nữ công trong tình mới.