Tân cử nhân và "giấy phép con" đầu đời
Văn hóa - Xã hội - 15/10/2022 16:07 QUỐC THẮNG
Trước 5 ngày diễn ra Lễ tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo từ chối trả bằng cho sinh viên khóa 14 (2018 - 2022), chương trình Cử nhân quốc tế liên kết với Đại học West of England với lý do: không có chứng chỉ tiếng Anh đầu vào theo Nghị định 86 của Chính phủ Quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Trong lúc, trong thông báo tuyển sinh và chương trình đào tạo của chương trình này không có yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh đầu vào theo Nghị định 86.
Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp cho thấy "giấy phép con" đang làm rối chương trình giáo dục đại học.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Hơn 10 năm giảng dạy ở cấp học này, tôi từng chứng kiến nhiều câu chuyện “giao kèo” giữa sinh viên và nhà trường, cái mà chúng ta thường gọi là “chuẩn đầu ra” không được thông suốt. Sự không thông suốt này làm cho nhiều người đang nghĩ về đại học theo xu hướng tiêu cực: không rõ ràng về điều kiện tốt nghiệp là cách lấp dấu những thử thách cho sinh viên để thu hút người học. Ở chiều ngược lại, “những câu chuyện rỉ tai” về kinh nghiệm chọn trường của học sinh luôn đi liền với “ám ảnh giấy phép con”.
Giấy phép con đang dần trở thành “hình đại diện” cho một nền đại học thiên về thủ tục hành chính hơn là chất lượng đào tạo. Vô tình đại học tạo ra cơ hội cho nhiều người nghĩ nơi con họ học đang kinh doanh thu lợi một khoản tiền học ngoài học phí. Vô tình “giấy phép con” đang tạo ra hiệu ứng tâm lý chọn trường trước hết không chỉ vì chất lượng đào tạo mà là để có bằng tốt nghiệp. “Giấy phép con” đang dần tạo ra phiên bản đồng dạng “giấy phép cha”.
Điều vô tình thứ nhất là dấu hiệu của “hành chính hóa đại học”. Điều vô tình thứ hai là dấu hiệu của “thương mại hóa đại học”. Điều vô tình thứ ba là dấu hiệu của một nền đại học “khủng hoảng về tuyển chọn đầu vào”. Không gì khác, các dấu hiệu trên là con đường nhanh nhất để đại học tự đánh mất chính mình. Giấy phép con đang làm xói mòn niềm tin của thị trường lao động về các cơ sở đào tạo.
Gạt sang một bên câu chuyện chất lượng của các chương trình liên kết quốc tế hiện nay, có một điều chắc chắn là với chương trình này, sinh viên sẽ có thời lượng các môn học bằng tiếng Anh. Vậy tại sao một chương trình liên kết quốc tế hẳn hoi lại không hiển nhiên có giá trị tương đương với quy định về ngoại ngữ bậc 4/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam? Chương trình đào tạo tiếng Anh TEG Level 4 mà các sinh viên này đã trải qua giúp ích gì? Câu trả lời nằm ở chỗ: vì “giấy phép con” chỉ đơn thuần là một thủ tục hành chính. Nếu không có một sự ngầm hiểu nào về chất lượng chương trình đào tạo liên kết quốc tế thì điều kiện “giấy phép con” ở đây không khác nào trường hợp yêu cầu trình bằng tốt nghiệp tiểu học để cấp bằng tú tài.
Học ngoại ngữ là một quá trình và rõ ràng cần cho sinh viên quyền được định hướng kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. “Giấy phép con” tạo nên sự trùng lặp trong chương trình đào tạo, tốn kém thời gian, tiền bạc của người học và hơn hết là đang “chống” lại hình thức đào tạo tín chỉ.
Hãy làm một phép tính đơn giản, để có đủ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu “chuẩn đầu ra” của các trường đại học, mỗi sinh viên tốn không dưới 10 triệu đồng, mỗi năm có khoảng 400.000 cử nhân tốt nghiệp ra trường, nhưng với hàng ngàn tỷ đồng đó, thử hỏi có bao nhiêu phần trăm sinh viên tốt nghiệp bước vào thị trường lao động sử dụng tốt ngoại ngữ từ “giấy phép con” này? Hoặc có bao nhiêu trường hợp “giấy phép con” có giá trị cho tuyển dụng hay đánh giá người lao động?
Giấy phép con là dấu hiệu của việc coi sinh viên là “khách hàng”, quan hệ giữa trường đại học và sinh viên không còn là một quan hệ có trách nhiệm xã hội mà xuống cấp thành quan hệ thương mại “kẻ mua – người bán”. Không gì khác, chính “giấy phép con” đang tạo ra sự lãng phí đầu tư và tiềm năng xã hội.
Bước vào thị trường lao động bằng một “sự cố” như trên có thể làm nản chí và vơi đi niềm tin về giáo dục, thậm chí là về xã hội của những cử nhân trẻ.
Sau khiếu kiện, Phương Mai và các bạn của cô đã được nhận bằng, họ có thể không lỡ hẹn với kế hoạch xin việc của mình. Nhưng cô và gia đình mãi mãi không có một lễ tốt nghiệp đúng nghĩa. Quyền lợi nào và lời xin lỗi nào giúp lấy lại được sự mất mát này?
Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu Đại học Kinh tế Quốc dân không giải trình và không minh chứng được rằng: Chứng chỉ ngoại ngữ TEG4 tương đương bậc 4, được bên trường đối tác và nhiều nơi khác công nhận theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT? Và nếu chứng minh được, tại sao, chúng ta không làm điều đó trước khi phát bằng cho các tân cử nhân? Và cần gì phải chứng minh nếu chúng ta đã bỏ “giấy phép con”.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết Số hóa nửa vời bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Chiều tối 10/10, Bộ Công thương phát thông tin khẳng định, hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng cửa tại TP.HCM, ... |
![]() Qũy xã hội hóa đang trở thành cái tên mỹ miều cho các khoản lạm thu hoặc bị các uyển ngữ “trên tinh thần tự ... |
![]() Gần 50% mẫu rau, quả ở các chợ đầu mối TP.HCM có dư lượng hóa chất, hơn 40% mẫu hải sản chứa kim loại nặng, ... |
Tin cùng chuyên mục

Cà phê tối - 05/04/2025 16:52
Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Viên kẹo rau giờ trở nên đắng ngắt với Quang Linh vlogs, Hằng Du Mục và cả Thùy Tiên.

Cà phê tối - 05/04/2025 10:51
Sự lặp lại thú vị của lịch sử
50 năm trước, ngày 7/4/1975, từ Tổng hành dinh trên đường Hoàng Diệu, Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã ký bức điện khẩn được coi là "mệnh lệnh lịch sử" gửi các cánh quân đang tiến vào Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh với nội dung: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.”

Cà phê tối - 02/04/2025 18:20
“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
Cuộc thi "Vua nem chua" gây tranh cãi xảy ra vào ngày 30/3 tại Công viên Tuổi Trẻ, TP Hòa Bình, khi Hợp tác xã Thực phẩm Chiển Hướng tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm nem chua mà không được cấp phép.

Cà phê tối - 31/03/2025 14:38
Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Gần 6 triệu lượt người xem 2 phiên livestream tranh cãi về chuyện tình ái của một streamer đã khiến dư luận bùng nổ. Nhưng đằng sau “cú nổ” ấy không phải là chuyện “anh kia cặp với chị này” mà là đỉnh điểm của sự vô bổ tới ngớ ngẩn của giải trí mạng.

Cà phê tối - 29/03/2025 06:09
Động đất thì phải làm gì?
Trận động đất xảy ra ở Myanmar vào hôm qua (28/3) đã ảnh hưởng tới hàng loạt các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Sự kiện này được đánh giá là thảm họa thiên tai tồi tệ nhất của Đông Nam Á, trong nhiều năm.

Cà phê tối - 26/03/2025 15:19
Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
Bà Nguyễn Thị Nguyệt- chủ nhân của tờ vé số trúng 2 tỷ đồng bị rách- vừa được tuyên thắng kiện trong vụ việc bà khởi kiện Công ty Xổ số Huế. Bà được nhận thưởng 2 tỷ đồng, đồng thời, Công ty Xổ số Huế phải chịu toàn bộ án phí.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F
