Cô giáo Điểu Thị Thu Trinh, Trường THCS Phước Thiện, Bù Đốp (Bình Phước) không chỉ tâm huyết với nghề, hết lòng với học sinh, dạy miễn phí xóa mù chữ cho các em đồng bào dân tộc thiểu số mà còn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua của nhà trường; cùng Công đoàn nỗ lực giúp đỡ những mảnh đời khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Tấm lòng, trách nhiệm của người đi trước
Cô Điểu Thị Thu Trinh cùng đoàn Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh. Ảnh: Tác giả cung cấp.

Tấm lòng yêu thương rộng mở

Là một giáo viên, cô Trinh luôn tìm hiểu kỹ những hoàn cảnh éo le của học sinh. Cứ mỗi học sinh nghỉ - bỏ học vì khó khăn là lòng cô lại nhói đau. Vì thế, cô luôn cố gắng vận động, giúp đỡ cho những học sinh đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn để các em theo học.

Em Đinh Nguyễn Hoàng Chương là một trường hợp như thế. Hoàn cảnh gia đình của Chương hết sức khó khăn. Cha mẹ em đều lớn tuổi, sức khỏe yếu, em phải đi làm phụ giúp gia đình. Một lần em bị xe ô tô va vào rồi bỏ chạy khỏi hiện trường.

Sau khi được đưa đi cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán em bị gãy xương hàm trên và dưới, phải điều trị tại Bệnh viện 175. Cô Trinh đã vận động các đoàn viên công đoàn, mạnh thường quân ủng hộ em Chương trong quá trình điều trị gần 10 triệu đồng. Em Đinh Nguyễn Hoàng Chương xúc động chia sẻ: “Em đã tuyệt vọng không biết cuộc sống của em rồi sẽ ra sao. Nhờ có cô Trinh và Công đoàn, em đã thoát khỏi cảnh hiểm nghèo”.

Được giúp đỡ kịp thời, Chương đã vượt lên hoàn cảnh trớ trêu, yên tâm điều trị để đền đáp sự quan tâm của cô Trinh và tập thể Ban Chấp hành Công đoàn, các thầy cô giáo của trường. “Em không bao giờ quên sự giúp đỡ của cô Trinh, người giúp em không chỉ vật chất mà cả niềm tin vào cuộc sống”, Chương tâm sự.

Trong công tác chuyên môn, cô Trinh luôn đề cao tinh thần tự học, tự rèn luyện cũng như sáng tạo để nâng cao trình độ. Cô luôn đi đầu hưởng ứng các hội thi sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học, năm học nào cô cũng hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

Nhiều năm liền cô đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, các năm đều đạt Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, được công nhận có sáng kiến kinh nghiệm, Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường; được tặng Giấy khen của UBND huyện. Năm 2019, cô được Ban Dân tộc huyện tặng Giấy khen “Người dân tộc uy tín và có ảnh hưởng đến cộng đồng”, được Huyện đoàn tặng Giấy khen “Thanh niên sống đẹp”.

“Cô Điểu Thị Thu Trinh rất giàu nghị lực, đức hi sinh. Trên hết, ở cô có tấm lòng yêu thương học sinh luôn thường trực, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn. Cô Điểu Thị Thu Trinh cũng luôn phấn đấu hết mình, tích cực học tập, tự nâng cao trình độ mọi mặt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong hoạt động Công đoàn”, Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Bù Đốp Trần Thị Lệ Quyên cho biết.

Tấm lòng, trách nhiệm của người đi trước
Cô Điểu Thị Thu Trinh chở thực phẩm tặng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Tác giả cung cấp

Vẫn theo Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Bù Đốp, bản thân cô Điểu Thị Thu Trinh luôn gương mẫu tham gia các hoạt động do Công đoàn và nhà trường phát động; thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của người đoàn viên, hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua như: Phong trào “Hai giỏi”, phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa”...Cô giáo vùng cao gieo chữ và làm thiện nguyện

Trong khuôn khổ các hoạt động của Công đoàn, thời gian qua, cô Trinh đã tích cực vận động đoàn viên ủng hộ các đợt phát động gây Quỹ từ thiện cho đồng bào miền Trung, Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Phòng, chống Covid-19… Vận động các mạnh thường quân hỗ trợ đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn, gia đình mắc bệnh hiểm nghèo hơn 20 triệu đồng, vận động ủng hộ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn 10 triệu đồng; vận động các mạnh thường quân ủng hộ 7 chiếc điện thoại cho các em dân tộc thiểu số học online; cùng với đó là hơn 30 bộ sách giáo khoa lớp 1, 20 bộ lớp 2 mới, 25 chiếc xe đạp, quần áo đồng phục và trang thiết bị học cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, cô Trinh tích cực tham gia hỗ trợ địa phương trực chốt, tham gia hỗ trợ nấu ăn cho khu cách ly tập trung… Lòng nhiệt tình với các phong trào của cô đã hình thành từ lúc còn là sinh viên ngồi trên giảng đường. Trước đây, khi còn là sinh viên Khoa Sư phạm tiếng Anh, Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước, cô đã tham gia hoạt động Đoàn, là Phó Bí thư; đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của Đoàn Khối cơ quan dân chính Đảng tỉnh và Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước.

Cô Điểu Thị Thu Trinh cũng bồi dưỡng cho nhiều học sinh giỏi. Các học sinh do cô bồi dưỡng đã có 01 em đạt giải Olympic tiếng Anh do sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh tổ chức, 02 em học sinh đạt danh hiệu Học sinh giỏi cấp huyện.

Tấm lòng, trách nhiệm của người đi trước
Cô Điểu Thị Thu Trinh trao quà cho học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vượt khó học giỏi. Ảnh: Tác giả cung cấp.

Bản thân là người dân tộc thiểu số, cô Điểu Thị Thu Trinh luôn đau đáu tìm mọi cách trang bị kiến thức, kĩ năng sống cho các em. Cô tận dụng lợi thế nói được tiếng dân tộc, kết hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường vận động học sinh tới lớp, dạy miễn phí cho học sinh yếu kém và học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều em đã thành thạo “con chữ” và đọc giỏi, viết thạo, nhiều em đạt học sinh khá, giỏi.

Không chỉ dạy tiếng Anh, bằng lòng nhiệt huyết và sự tận tâm, tận lực, cô Điểu Thị Thu Trinh đã đến với các em học sinh nghèo, học sinh người dân tộc thiểu số bằng cả tinh thần, trách nhiệm của người chị, người mẹ, người con của núi rừng đi trước với các thế hệ lớp sau. Thành tích của cô đạt được không chỉ là niềm vinh dự đối với bản thân, mà còn góp phần không nhỏ vào thành tích chung của Công đoàn cơ sở và của nhà trường.

Cô Điểu Thị Thu Trinh xứng đáng là tấm gương sáng tiêu biểu, điển hình về người giáo viên giỏi, mẫu mực, người đoàn viên công đoàn xuất sắc. Cô đã thực sự viết lên câu chuyện đẹp bằng chính cuộc đời mình, cuộc đời của người giáo viên Nhân dân hết mình vì sự nghiệp trồng người.

Quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác  an toàn, vệ sinh lao động Quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

Bạn Nguyễn Hải An (Biên Hòa, Đồng Nai) hỏi: Tôi là cán bộ chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của một ...

Nỗi lòng của người mẹ đơn thân muốn tăng ca làm thêm giờ nhưng không  thể Nỗi lòng của người mẹ đơn thân muốn tăng ca làm thêm giờ nhưng không thể

Được làm thêm giờ thời điểm này với công nhân là rất quý, bởi thêm giờ làm là thêm tiền. Tôi cũng rất muốn được ...

Đại nạn lãng phí: Cần truy cứu trách nhiệm Đại nạn lãng phí: Cần truy cứu trách nhiệm

Dư luận vừa kêu trời khi Thanh Hóa với Trung tâm hội nghị Hàm Rồng ở thành phố Thanh Hóa được đầu tư xây dựng ...

Tin mới hơn

Công đoàn đồng hành với giáo viên trong giảng dạy và vươn lên thoát nghèo

Công đoàn đồng hành với giáo viên trong giảng dạy và vươn lên thoát nghèo

Công đoàn cơ sở Trường trung học cơ sở Bình Thạnh (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) là một tập thể trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động; luôn đồng hành với công đoàn viên nhà trường góp phần thực hiện sứ mạng và là chỗ dựa vững chắc cho công đoàn viên trong sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.
Có một niềm hạnh phúc ấm áp, dịu dàng

Có một niềm hạnh phúc ấm áp, dịu dàng

Giờ đây, sau gần hai năm gắn bó với ngôi Trường THCS Thắng Nhất (TP. Vũng Tàu, Bà Rịa- Vũng Tàu), tôi không còn là cô giáo lẻ loi của ngày đầu nữa. Cảm giác bơ vơ, lạc lõng như chú chim non lần đầu rời tổ đã tan biến từ bao giờ, nhường chỗ cho một niềm ấm áp dịu dàng.
Người thầy giáo thân thiện, tạo môi trường giáo dục đoàn kết

Người thầy giáo thân thiện, tạo môi trường giáo dục đoàn kết

Trường THCS Tân Hưng Tây, xã Tân Hưng Tây (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) là một trong những đơn vị còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Thế nhưng, những năm qua, tập thể nhà trường đã luôn đoàn kết, gắn bó hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Để tạo nên sức mạnh đoàn kết đó, phải nói đến sự nỗ lực không ngừng của thầy Phan Văn Tiếp - Chủ tịch công đoàn trường trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.

Tin tức khác

Sự đồng hành bền bỉ của công đoàn

Sự đồng hành bền bỉ của công đoàn

Trường THCS Thắng Nhì, nằm giữa lòng thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu) từng là một ngôi trường nhỏ bé với vô vàn khó khăn trong những ngày đầu thành lập. Cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên còn hạn chế, học sinh chủ yếu là con em lao động tự do, đời sống bấp bênh. Nhưng vượt lên tất cả, đơn vị đã từng bước vươn lên, phát triển mạnh mẽ nhờ tinh thần đoàn kết, sự tận tâm của tập thể giáo viên và đặc biệt là sự đồng hành bền bỉ của Công đoàn nhà trường.
Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Đây không chỉ là một bài viết tham gia cuộc thi, mà còn là những dòng tâm sự chân thật từ một giáo viên trẻ vừa chập chững bước vào nghề. Tôi muốn được kể lại câu chuyện về những người đã truyền cho tôi ngọn lửa yêu nghề, về những tấm gương thầy cô đã giúp tôi hiểu và trân trọng hơn giá trị của sự đoàn kết, yêu thương trong môi trường sư phạm – ngôi trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, xã IaDreng, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai – nơi tôi may mắn được bắt đầu hành trình làm nghề gieo chữ.
Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền

Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền

Trong không gian ấm áp của ngôi trường tiểu học, có một bóng dáng nhỏ nhắn, tần tảo luôn bận rộn chăm sóc từng em học sinh. Đó là cô Nguyễn Thị Mỹ Hiền – một bảo mẫu Trường Tiểu học Châu Văn Liêm (phường 5, quận 6, TP. Hồ Chí Minh) với trái tim nhân hậu và tấm lòng yêu trẻ.
Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Tình yêu thương luôn hiện hữu, dù vô hình. Nó đa dạng như viên đá ngũ sắc, lung linh và ấm áp trong từng khoảnh khắc đời thường. Tôi cảm nhận rõ điều ấy tại nơi làm việc - Công đoàn Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Ngôi trường không chỉ là nơi giảng dạy, mà là mái ấm thứ hai thân yêu, nơi lan tỏa tình yêu thương giữa người với người.
Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Ngày 17/3/2023 là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời tôi khi tôi được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành (BCH) Công đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi (thị xã Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh), nhiệm kỳ 2023-2028 và được giao trọng trách Chủ tịch Công đoàn.
Xem thêm