“Sữa yêu thương - ấm tình Công đoàn” dành tặng cho trẻ em và phụ nữ mang thai
Người lao động

“Sữa yêu thương - ấm tình Công đoàn” dành tặng cho trẻ em và phụ nữ mang thai

Nguyễn Nga
Tác giả: Nguyễn Nga
Khoảng 6.000 trẻ em và 1.200 phụ nữ mang bầu đã và đang được Công đoàn tỉnh Long An hỗ trợ sữa.
Lan tỏa tình yêu thương từ "vòng tay Công đoàn" Công đoàn truyền lửa yêu thương Cán bộ Công đoàn Bình Dương không ngại vất vả hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người lao động
“Sữa yêu thương - ấm tình Công đoàn” dành tặng cho trẻ em và phụ nữ mang thai
Cán bộ Công đoàn mang sữa vào cho gia đình công nhân lao động đang cách ly

Chị Nguyễn Lê Thanh Tuyền, quê ở Gia Lai, cùng chồng và con trai 2 tuổi xuống Long An lập nghiệp. Chị Tuyền tự thuê nhà mở tiệm cắt tóc gội đầu, còn chồng chị thì làm công nhân. Cuộc sống sẽ bớt khó khăn nếu dịch bệnh không ập đến, anh chị đều phải nghỉ làm gần 3 tháng nay. Cả hai vợ chồng không có thu nhập, con nhỏ, chị Tuyền lại vừa ốm dậy.

Khó khăn của gia đình chị chưa dừng ở đó, cách đây khoảng 1 tuần chồng chị xét nghiệm Covid-19 và dương tính. Khi biết tin chị Tuyền ngỡ ngàng vì nhiều tháng nay anh chị ở nhà, gần như tự cách ly trong phòng, hạn chế tiếp xúc.

Ngay khi biết tin chồng là F0, chị Tuyền cùng con trai đi xét nghiệm CRP. Đến nay, đã qua nhiều ngày nhưng chưa thấy cuộc gọi nào từ chính quyền nên chị biết mình tạm an toàn.

“Hai vợ chồng tôi từ Gia Lai xuống Long An làm ăn cũng được vài năm. Nhưng dịch bệnh khiến chúng tôi lao đao đủ đường. Cả hai vợ chồng thất nghiệp, mấy tháng rồi tôi phải vay tiền người thân ở quê, rồi mượn tiền trả lãi những người xung quanh đây để đóng tiền phòng và chi phí sinh hoạt. Mỗi tháng cả gia đình cũng mất tầm 5 triệu tiền ăn; tôi thuê nhà để mở tiệm tóc nên cũng tốn, mỗi tháng tính cả điện nước là 4,5 triệu đồng. Hai tháng nay, chủ nhà trọ giảm cho 500.000 đồng/tháng. Chúng tôi nghĩ rằng, hai vợ chồng cố gắng chịu khổ đợi dịch qua rồi làm ăn trở lại, nhưng bất ngờ là chồng tôi lại nhiễm Covid -19. Cho nên tôi ở nhà một mình cùng con nhỏ không biết xoay xở ra sao”, chị Tuyền tâm sự.

“Sữa yêu thương - ấm tình Công đoàn” dành tặng cho trẻ em và phụ nữ mang thai
Cán bộ Công đoàn tỉnh Long An không ngại trời mưa vẫn trao tận tay sữa cho gia đình công nhân.

Từ khi chồng đi điều trị F0, hai mẹ con chị Tuyền phải tự chăm nhau. Vì kinh tế eo hẹp, tiền bạc phải đi vay mượn nên chị Tuyền chỉ dám chi tiêu những thứ cần thiết và chăm con. Còn lại phải tiết kiệm được đồng nào, hay đồng ấy.

Chiều qua, trời mưa tầm tã, khi hai mẹ con đang chơi trong phòng trọ thì được chủ trọ thông báo ra nhận sữa. Chị Tuyền vừa bất ngờ vừa xúc động vì con trai chị đã có thêm sữa để uống. Cảm động hơn cả là cán bộ công đoàn không ngại mưa lớn, trực tiếp mang từng thùng sữa đến tận xóm trọ tặng cho gia đình người lao động.

“Tôi được biết, công đoàn công ty chồng tôi có đăng kí cho gia đình tôi nhận sữa cho cháu. Biết tin tôi mừng lắm, tôi chỉ biết cảm ơn công đoàn đã hỗ trợ cho mẹ con tôi trong lúc khó khăn này”, chị Tuyền xúc động.

Không chỉ có chị Tuyền, hàng nghìn các cháu nhỏ và bà mẹ bầu khác cũng nhận được hỗ trợ sữa đợt này từ Công đoàn tỉnh Long An. Đối với họ đây là sự quan tâm đặc biệt vì trước đó nhiều công nhân lao động ở trọ đã nhận được quà là nhu yếu phẩm cho gia đình…

“Sữa yêu thương - ấm tình Công đoàn” dành tặng cho trẻ em và phụ nữ mang thai
Công đoàn Long An chi 2,28 tỷ để hỗ trợ sữa cho con em công nhân và phụ nữ mang thai.

Trao đổi với phóng viên Cuộc sống an toàn, ông Nguyễn Văn Quí -Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An cho biết, chương trình hỗ trợ sữa cho trẻ em và công nhân lao động mang bầu được trích 100% từ ngân sách công đoàn. Công đoàn tỉnh sẽ tặng 6000 phần quà cho trẻ em dưới 3 tuổi con công nhân lao động và 1200 phần quà là sữa bầu cho nữ công nhân lao động (hoặc vợ có chồng là công nhân) mang thai. Tổng chi phí cho đợt này khoảng 2,28 tỷ đồng.

“Xuất phát từ thực tế những lần cán bộ công đoàn đi hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người lao động ở trọ, người lao động gọi điện đến đường dây nóng của Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh,... chúng tôi quyết định thực hiện chương trình tặng sữa cho con em công nhân lao động và phụ nữ mang thai. Chúng tôi đặt tên chương trình là: “Sữa yêu thương - ấm tình Công đoàn” để thể hiện sự quan tâm của tổ chức Công đoàn đối với người lao động, nhất là thời điểm dịch bệnh khó khăn này.

Bên cạnh đó, thay mặt cán bộ Công đoàn tỉnh Long An tôi muốn gửi lời động viên sâu sắc đến anh chị em công nhân lao động trên địa bàn tỉnh. Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện 5K để dịch bệnh được đẩy lùi, công nhân lao động trở về cuộc sống như trước đây”, ông Quí chia sẻ.

“Sữa yêu thương - ấm tình Công đoàn” dành tặng cho trẻ em và phụ nữ mang thai
Bà Lê Thị Thu Cúc - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An (trái) tặng sữa cho gia đình công nhân khu trọ.

Là người trực tiếp mang những thùng sữa trao tận tay cho người lao động, bà Lê Thị Thu Cúc rất xúc động trước nhiều hoàn cảnh khó khăn của công nhân. Sự tận tâm của người cán bộ công đoàn không chỉ mang đến giá trị vật chất mà còn là chỗ dựa tinh thần cho người lao động. Mỗi khi nhận được cuộc điện thoại của công nhân lao động cần hỗ trợ, chị lại sốt sắng kiểm tra lại thông tin rồi tìm cách hỗ trợ ngay.

“Từ đầu mùa dịch thứ 4 đến nay, Công đoàn tỉnh Long An đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người lao động khó khăn như 15.000 phần quà cho người lao động; tặng hàng tấn gạo hỗ trợ lương thực cho công nhân ở trọ; vận động giảm tiền nhà trọ, hay tổ chức đường dây nóng để “cấp cứu” những trường hợp thiếu nhu yếu phẩm…

“Sữa yêu thương - ấm tình Công đoàn” dành tặng cho trẻ em và phụ nữ mang thai
Gia đình người lao động ở trọ được nhận hỗ trợ từ công đoàn

Và lần này đối tượng công đoàn hướng đến là các con nhỏ, phụ nữ mang thai. Tỉnh Long An đang giãn cách xã hội, công nhân lao động không thể ra đường để mua sữa cho con hoặc họ không còn đủ tiền… cho nên công đoàn đã triển khai hỗ trợ bằng những phần quà thiết thực”, bà Cúc cho hay.

Chương trình “Sữa yêu thương -ấm tình Công đoàn” vừa được triển khai ngày 09/09 đến nay đã trao được 500 phần quà. Dự kiến, đến hết ngày 18/9 cán bộ công đoàn sẽ trao tận tay 6000 thùng sữa cho trẻ em và 1200 phụ nữ mang thai.

Chuẩn bị các phương án để người lao động được làm việc an toàn khi trở lại sản xuất Chuẩn bị các phương án để người lao động được làm việc an toàn khi trở lại sản xuất

Nhiều doanh nghiệp tại TP HCM đang chuẩn bị cho những phương án sản xuất mới. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần thời gian ...

Lan tỏa tình yêu thương từ Lan tỏa tình yêu thương từ "vòng tay Công đoàn"

Những việc làm thiết thực của Công đoàn Tổng Công ty May 10 đã và đang giúp người lao động hướng đến một cuộc sống ...

Cán bộ Công đoàn Bình Dương không ngại vất vả hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người lao động Cán bộ Công đoàn Bình Dương không ngại vất vả hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người lao động

Dịch bệnh đang diễn biến căng thẳng tại tỉnh Bình Dương, người lao động thất nghiệp, gặp khó khăn vì dịch bệnh. Chính vì thế, ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm