Sách giáo khoa và nỗi lo của người lao động
Đời sống - 11/07/2022 11:44 NGỌC TIẾN
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Quốc hội ngày 2/6/2022. Nguồn: Báo Chính phủ. |
Giá sách tăng nhưng chất lượng có tăng?
Được hỏi về vấn đề này, chị Đỗ Thị Thúy (35 tuổi, trú tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ, chị có con chuẩn bị học lớp 3, việc giá SGK tăng một cách đột biến so với giá sách hiện nay khiến chị bị sốc. “Giá sách tăng nhưng liệu chất lượng có tăng tương xứng?”, chị Thúy hỏi lại và cho biết thêm: Bản thân chị vẫn luôn băn khoăn tại sao con chị dù đã học ở trường, ở lớp mà vẫn phải học thêm. Phải chăng kiến thức nền tảng ở trường, lớp, ở SGK không giúp con trẻ có kiến thức vững vàng?
Bộ SGK mới lớp 3 theo công bố của Nhà Xuất bản Giáo Dục ngày 17/4/2022 có giá bìa 177.000 đến 183.000 đồng/bộ, gồm 12 đầu sách (chưa bao gồm sách tiếng Anh). Bộ sách lớp 7 có giá bìa 208.000 đồng/bộ, gồm 13 đầu sách (chưa bao gồm sách tiếng Anh). Bộ lớp 10 có giá bìa 246.000 đến 301.000 đồng/bộ, gồm 7 môn bắt buộc, 5 môn học lựa chọn và 3 chuyên đề tự chọn. Riêng bộ lớp 10 thì giá thành trên mới tính giá sách của 5/7 môn học bắt buộc (sách môn ngoại ngữ chưa có giá và sách).
So với bộ SGK cũ thì bộ SGK mới đắt gấp đôi. Giải thích về vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, theo Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình SGK phổ thông thì việc làm sách thực hiện theo hướng xã hội hóa. Ở góc độ chuyên môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn bộ SGK mới có thể dùng lại nhiều lần. Cũng theo Bộ trưởng, bộ SGK mới lần này đã qua quy trình thẩm định, đánh giá kỹ càng, dưới sự giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc bộ SGK mới có giá thành cao hơn so với bộ sách hiện hành là do khổ lớn hơn, giấy chất lượng hơn và trình bày đẹp hơn.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết thêm, Bộ đã có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ và Quốc hội bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá và có trợ giá. Cho tới hiện tại, Bộ vẫn kiên trì với kiến nghị này.
|
Thêm gánh nặng cho người nghèo
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng ngày 2/6/2022, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) cho biết, cử tri rất quan tâm tới vấn đề giá bán SGK tăng cao trong lúc cuộc sống của người dân chịu ảnh hưởng do đại dịch Covid-19. Việc tăng giá sách vào thời điểm này sẽ tạo thêm gánh nặng cho các gia đình có con em tới trường, nhất là những gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa. Họ luôn là những người dễ bị tổn thương nhất bởi thu nhập của họ không tăng, trong khi vật giá đều tăng.
Anh Phạm Ngọc Quang (45 tuổi, trú tại Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội) cho biết: “Để đảm bảo cho con đi học, tôi phải làm thêm giờ. Cuộc sống của công nhân vốn đã rất khó khăn. Giờ giá SGK tăng, chúng tôi không biết phải làm gì, kêu ai? Chẳng nhẽ lại để con mình tới lớp mà không có sách?”.
Vẫn theo anh Quang, anh cũng như mọi bậc làm cha làm mẹ khác không tiếc bất cứ thứ gì trong điều kiện có thể để cho con đi học. Song, anh quan tâm tới chất lượng nội dung chứa trong những cuốn SGK hơn là hình thức của sách mới ra sao. Vì thế, việc giải thích giá sách tăng cao do khổ lớn hơn, đẹp hơn, giấy tốt hơn với anh là không thỏa đáng.
“Giá SGK tăng là một tin buồn đối với những người lao động có thu nhập thấp như tôi. Chúng tôi vốn đã phải quay cuồng trong cơn “bão giá” hoành hành, chắt chiu từng đồng để trang trải cuộc sống. Nay SGK lại tăng giá khiến người lao động chúng tôi “méo mặt”, anh Quang nói.
Máy đọc sách. Nguồn: Study. |
Kỳ họp Quốc hội với nhiều quyết sách đảm bảo quyền lợi, vị thế của người lao động Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đang diễn ra, khai mạc vào ngày 23/5 (dự kiến bế mạc vào ngày 16/6) bàn nhiều ... |
Chính sách mới liên quan tới người lao động và doanh nghiệp Từ ngày 1/7/2022, chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 sẽ ... |
Bán sách giáo khoa lãi lớn - phụ huynh khổ nhiều Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục lãi khủng, lãi ngay trong lúc kinh tế khó khăn, phụ huynh “thắt lưng buộc bụng” chi tiêu đủ ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.