Quốc khánh 2/9 và mối lương duyên Việt - Mỹ
Cà phê tối - 02/09/2023 18:39 An Vinh
Trong khi ôn lại lịch sử của ngày Quốc khánh, bỗng tôi thấy hiện ra một điều vô cùng bất ngờ, thú vị. Đó là mối quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ giống như là một mối lương duyên “từ trên trời rơi xuống”, rất đặc biệt và rất hiếm có của 2 đất nước và dân tộc này.
Trong một bài báo đăng trên báo Công an Nhân dân vào tháng 5 năm 2010, nhà báo Đặng Vương Hưng đã kể lại một câu chuyện rất đáng nhớ.
Theo thỏa thuận giữa lãnh tụ Hồ Chí Minh và tướng Mỹ Chennault, tháng 7/1945, một đơn vị tình báo đặc nhiệm mang bí danh "Con Nai" (The Deer Team) thuộc tổ chức OSS (The Office of Strategic Services, tiền thân của CIA Mỹ) đại diện cho quân Đồng Minh đã nhảy dù xuống Tân Trào để phối hợp với Việt Minh chống phát xít Nhật.
Lũng Cò (nay thuộc thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) có một dải đất rộng khoảng 4 héc-ta, nằm trong một thung lũng hẹp, bốn xung quanh được bao bọc bởi các ngọn núi và những quả đồi thấp cây cối um tùm, rậm rạp, rất phù hợp để xây dựng một sân bay dã chiến tiếp nhận máy bay chở hàng viện trợ của quân Đồng Minh.
Giữa tháng 6/1945, khoảng 200 người dân địa phương đã lao động với tinh thần cố gắng hết mình. Dự kiến công việc làm trong một tuần, nhưng với quyết tâm cao và nhiệt tình cách mạng, nên chỉ sau có hai ngày phát dọn, san gạt, đầm, một sân bay dã chiến đã hình thành. Có lẽ, đây là một trong những "kỷ lục" xây dựng sân bay nhanh nhất thế giới?
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh lưu niệm cùng một số thành viên của nhóm đặc nhiệm Mỹ “Con Nai” năm 1945. Nguồn: TTXVN |
Sân bay Lũng Cò có chiều dài 400 mét và rộng 20 mét, đường băng trải dài theo hướng Nam - Bắc. Các cán bộ ở đây đã cắm những lá cờ trắng ở hai bên làm hoa tiêu, loại máy bay vận tải hạng nhẹ L5 của Không quân Mỹ có thể hạ cánh và cất cánh an toàn. Đây là sân bay đầu tiên do chính bàn tay và khối óc của chúng ta làm nên và cũng có thể coi đây là "Sân bay Quốc tế" đầu tiên của Chính quyền Cách mạng Việt Nam.
Tiếp đó, nhóm đặc nhiệm "Con Nai", đã cùng các chiến sĩ Việt Minh thành lập "Đại đội Việt - Mỹ" khoảng 200 người, do đồng chí Đàm Quang Trung (sau này là Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu Một, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước) chỉ huy, Thiếu tá A.K.Thomas làm cố vấn, nhằm chung mục tiêu chống phát xít Nhật.
Chính đơn vị này đã tham dự lễ xuất quân từ cây đa Tân Trào sau khi Quốc dân Đại hội và Quân lệnh số 1 phát động khởi nghĩa. Họ đã cùng chúng ta hành quân qua Thái Nguyên, về tận Hà Nội. Cho dù sau đó những người lính Mỹ này đã được lệnh cấp trên "án binh bất động" (ngồi im xem Việt Minh và Nhật đánh nhau), thì đó vẫn là lực lượng nước ngoài duy nhất đứng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc Cách mạng Tháng Tám.
Trước khi trở về nước, những thành viên của của nhóm "Con Nai" đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm một sứ mệnh đặc biệt: Chuyển giúp thư của Người đến Chính phủ Mỹ, đề nghị Tổng thống Truman công nhận độc lập của Việt Nam! Nhưng tiếc là thời điểm ấy, nước Mỹ chỉ tập trung quan tâm đến châu Âu, bỏ qua khu vực Đông Nam Á. Và lịch sử đã đi theo hướng khác: Hai nước trở thành đối thủ trong cuộc chiến 20 năm…
Thế rồi 78 năm sau hôm đó, cũng vào dịp Quốc khánh 2/9, cụ thể là chiều qua 1/9, lúc 16 giờ, chiếc máy bay vận tải hạng nặng Boeing C-17 Globemaster III chở theo đồ dùng, xe đặc chủng và các phương tiện phục vụ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden trong 2 ngày 10 và 11/9/ 2023 theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đáp xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội.
Từ cuộc nhảy dù tháng 7 năm 1945 xuống chiến khu Tuyên Quang của nhóm đặc nhiệm Mỹ “Con Nai” cho tới chuyến bay đặc biệt của Không lực Hoa Kỳ hạ cánh xuống sân bay Nội Bài hôm qua vào trước thềm ngày Quốc khánh Việt Nam khiến chúng ta liên tưởng tới một điều hết sức thú vị. Đó là mối lương duyên Việt - Mỹ dường như luôn là “từ trên trời rơi xuống”, như một định mệnh lịch sử để làm nên mối bang giao giữa 2 quốc gia và tình hữu nghĩ giữa nhân dân 2 nước Việt - Mỹ trong 78 năm qua.
Cũng liên quan đến chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ vào những ngày đầu tháng 9 lịch sử này, tôi cũng muốn nhắc tới một sử liệu về Tổng thống Joe Biden.
Hoá ra từ cách đây 48 năm, ông Biden đã có một mối duyên nợ với người Việt Nam chúng ta. Năm 1975, vào thời điểm cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, Joe Biden, khi đó là Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, đã cực lực phản đối Chương trình nhân đạo của Chính phủ Mỹ nhằm di tản người Việt sang Mỹ.
Ông Biden cho rằng, Mỹ "không bị ràng buộc bởi lý do đạo đức hay bất kỳ thứ gì" về việc này. Ông phát biểu xanh rờn và lạnh lùng: “Hoa Kỳ không bị ràng buộc phải di tản dù 1 hay 100.001 người Nam Việt Nam".
"Chúng ta cần tập trung vào việc rút lính Mỹ ra. Còn di tản người Việt và viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam là vấn đề khác... Tôi sẽ bỏ phiếu cho bất kỳ khoản tiền nào để rút người Mỹ về. Nhưng tôi không muốn nó bị lẫn lộn với việc di tản người Việt."
Trong cuộc bỏ phiếu cấp kinh phí dành cho chương trình di tản người Việt, ông Biden là một trong 3 người tại Ủy ban đối ngoại và một trong 14 người tại Thượng viện đã bỏ phiếu chống. Tuy nhiên sau đó, Quốc hội Mỹ vẫn thông qua việc cấp kinh phí và di tản khoảng 130 ngàn người Việt. (Theo tự truyện "Promises To Keep..." của Joe Biden - nguồn internet)
Có thể có lúc “nợ” nhiều hơn “duyên” và có lúc ngược lại, “duyên” nhiều hơn “nợ”, nhưng lịch sử đã cho thấy ngay từ khi lập nước 2/9/1945, Nhà nước và Nhân dân ta luôn có một mối lương duyên với Hoa Kỳ và những người dân Mỹ.
Cho nên, hôm nay Quốc khánh, ôn lại một số sử liệu và tư liệu về mối lương duyên đặc biệt Việt - Mỹ đó, cũng là một cách để chúng ta cùng nhau thêm một lần xoá bỏ hận thù, khép lại quá khứ đau thương, giữ gìn kỉ niệm tốt đẹp, hướng tới tương lai tươi sáng, đồng sức đống lòng phát triển và nâng tầm hợp tác Việt - Mỹ, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh và thân thiện với mọi quốc gia trên thế giới, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong mỏi và kêu gọi trong bản Tuyên ngôn Độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình vào chiều ngày 2/9 của 78 năm trước.
AN VINH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định