Phức cảm nữ giới - lực cản nữ quyền?
Văn hóa - Xã hội - 20/10/2022 19:56 QUỐC THẮNG
Mẹ tôi là công nhân. Hơn nửa đời người bà gắn liền với nhà máy, phân xưởng. Trong nhiều lần chuyển chỗ làm, bà luôn ý thức lựa chọn một công việc phù hợp với nữ giới, trái lại, trong nhà máy, bà luôn muốn làm những công việc để phát triển bản thân mà theo lẽ thường phù hợp hơn cho nam giới. Ở nhà, những việc mặc định hằng ngày của bà đã xóa nhòa ranh giới công việc phù hợp với giới; điều đó cũng khiến cho bà có thể làm bất cứ công việc gì. Trái lại, không ít lần, bà than phiền về sự cần thiết phải chia sẻ công việc nhưng lại giữ vững nguyên tắc “thiên chức nữ” trong gia đình.
Ảnh minh họa. Nguồn: IT |
Nhiều năm qua, chúng ta thường bàn đến “tính nữ độc hại” (bên cạnh “nam tính độc hại”). “Tính nữ độc hại” được hiểu là những chuẩn mực được áp đặt theo khuôn mẫu, như phụ nữ phải dịu dàng, biết chấp nhận, cam chịu, hi sinh, … Điều này dễ dẫn đến việc phái nữ buộc phải bỏ qua các nhu cầu về tình cảm hoặc thể chất để giữ được kết nối với những người xung quanh. Nữ tính độc hại như một căn bệnh văn hóa và thể hiện sự thiếu linh hoạt trong vai trò giới nhưng chứa đầy mâu thuẫn dưới dạng các tình huống phức cảm.
Tình huống đó đang biểu hiện hằng ngày: phụ nữ đấu tranh cho bản thân họ và giới của mình về quyền lợi, bình đẳng từ những việc lớn lao của luật pháp đến những việc nhỏ bé hằng ngày, từ trong môi trường gia đình ra môi trường xã hội, từ những công việc cụ thể đến những cái vô hình hơn mà ta gọi là cảm quan, nhận thức, thái độ nhưng chính họ lại muốn giữ những căn tính của mình như một giá trị bản ngã, hiện hữu, muốn thể hiện vai trò của mình trong những nề nếp tề gia. Phụ nữ yêu thích sự độc lập, tự do hơn và ít phụ thuộc hơn vào nam giới nhưng vẫn luôn thích nhận về mình những "đặc quyền" của phái yếu.
Nhiều bà mẹ đang gánh vác các công việc nhà, được xem là thiên chức của mình nhưng họ vẫn phải lo kinh tế cho gia đình. Nhiều bà mẹ vẫn ở trong vòng luẩn quẩn giữa mong muốn được phát triển sự nghiệp với thiên chức của một người mẹ, người vợ hoàn hảo.
Có thể, bà mẹ nào cũng phản đối tư tưởng trọng nam khinh nữ, nhưng thử hỏi, có bao nhiêu phần trăm bà mẹ không ủng hộ việc thích con trai cùng các hành vi can thiệp lựa chọn giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính? Tỷ số 111,5 trẻ sơ sinh nam/100 trẻ sơ sinh nữ theo thống kê của năm 2019 ở Việt Nam vẫn không khá lên được bao nhiêu chứng minh cho điều đó. Chừng nào chúng ta còn cần những chiến lược quốc gia về bình đẳng giới là lúc đó hành trình bình đẳng giới còn xa.
Luật pháp, một lĩnh vực mà ta tưởng mọi yếu tố đều được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn khách quan cũng đã từng gặp phải những mâu thuẫn này. Một số quy định riêng đối với lao động nữ được đề xuất nhằm mục tiêu bảo vệ họ nhưng trên thực tế lại đưa lại tác động bất lợi. Mâu thuẫn của tình huống phức cảm tạo nên “con dao hai lưỡi”: mục tiêu bảo vệ bản thân/đối tượng đôi khi phản lại bản thân/đối tượng; mục tiêu tạo ra bình đẳng giới nhưng lại đang tô đậm thêm ranh giới giữa nam giới và nữ giới.
Bộ Luật Lao động cũng đã từng chứa nhiều quy định mang tính có lợi hơn cho lao động nữ so với lao động nam đã làm xuất hiện tình trạng doanh nghiệp hạn chế sử dụng lao động nữ vì làm tăng chi phí doanh nghiệp do phải thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động nữ.
Những quy định hạn chế quyền làm việc của lao động nữ trong một số công việc dù là với mục đích bảo vệ sức khỏe sinh sản đã cắt đứt cơ hội phát triển bản thân và thái độ của nam giới khi nghĩ về khả năng của họ. Họ chẳng bao giờ có vai trò thể hiện ở những lĩnh vực mà nam giới thành công và như vậy chúng ta đang giữ họ lại trên con đường bất bình đẳng giới.
Số liệu thống kê của Cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID - United States Agency for International Development) cho biết, thế giới có 98 triệu trẻ em gái không được đi học, 1/7 cô gái kết hôn dưới tuổi 15, mỗi năm có khoảng 300 nghìn phụ nữ ở các nước đang phát triển tử vong liên quan đến tai biến thai nghén. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2019, tỷ lệ nữ giới tham gia lực lượng lao động là 71,8% thấp hơn của nam giới là 81,9%. Và trong đó, phụ nữ có nguy cơ trở thành lao động gia đình cao hơn gấp đôi so với nam giới. Năm 2019, 2/3 lao động gia đình ở Việt Nam là phụ nữ. Điều đó kéo theo thu nhập bình quân của phụ nữ luôn thấp hơn nam giới, đặc biệt là lao động nữ tại khu vực nông thôn.
Chúng ta không thể phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống nếu quá bận rộn với những mâu thuẫn trong bản thân chính mình. Món quà ý nghĩa nhất dành cho phụ nữ không chỉ đến từ những người đàn ông, mà trước hết đến từ chính họ. Câu chuyện về bình đẳng giới chỉ giải quyết được khi chúng ta ý thức rõ rệt về những mâu thuẫn và phức cảm nói trên. Bình đẳng và hạnh phúc thực sự đến từ giá trị bên trong của mỗi cá nhân. Theo nghĩa đó, nữ quyền chỉ đạt được ý nghĩa đích thực khi chúng ta giải quyết được cả những mâu thuẫn trong phức cảm và xã hội.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Phức cảm nữ giới - Lực cản nữ quyền?" bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Quan tâm đến công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mới đây, tại trụ sở Chính phủ ở Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì một Hội nghị quan trọng ... |
Ai thấu cảm nỗi khổ tìm xăng của người lao động? Chiều tối 10/10, Bộ Công thương phát thông tin khẳng định, hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng cửa tại TP.HCM, ... |
Tin dữ còn nằm trong lòng mỏ titan Nam Suối Nhum Ai cũng mong nhanh chóng tìm thấy 3 công nhân mất tích. Số phận của ba người này chưa biết sống chết thế nào, nhưng ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.