Phòng khám đa khoa Sao Mai (Thái Bình): Phát triển mô hình bác sỹ gia đình
Đời sống - 29/07/2019 13:45 Lan Hương
Bác sĩ Hồ Đắc Trụ, Phòng khám Đa khoa Sao Mai đang chăm sóc người bệnh tại nhà. |
Kết nối vệ tinh tuyên truyền, sử dụng dịch vụ
Phòng khám Đa khoa Sao Mai (Thái Bình) là cơ sở đầu tiên ở khu vực miền duyên hải phía Bắc đủ điều kiện pháp lý để hoạt động theo định hướng y học gia đình. “Chúng tôi phải tự mày mò, đúc rút kinh nghiệm và phải nghiên cứu rất chuyên sâu. Phải vượt qua những khó khăn có lúc như không vượt qua nổi mới thành lập được cơ sở này”, Bác sỹ Nguyễn Đức Lợi, Trưởng phòng Y học gia đình, Phòng khám Đa khoa Sao Mai cho biết.
Sau khi thành lập, Phòng khám lên danh sách và xuống từng trạm y tế các xã, đi đến từng phòng khám tư nhân trong địa bàn tỉnh để phối hợp làm những kênh vệ tinh mở rộng tuyên truyền cho nhân dân hiểu các tiện ích, giá trị mà y học gia đình đem lại cho cộng đồng. Từ ngày đầu thành lập, đi vào hoạt động tháng 9/2017, đến nay đã có 127 trạm y tế xã và trên 50 phòng khám tư nhân có liên kết phối hợp với Phòng khám Đa khoa Sao Mai để thực hiên mô hình này.
Ông Đào Trọng Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sao Mai cho biết: “Hoạt động bác sĩ gia đình góp phần giảm bớt gánh nặng về thời gian và công việc cho các bác sĩ chuyên khoa liên quan, tiết kiệm được kinh phí nằm viện cho bệnh nhân và BHYT, mang lại hiệu quả kinh tế cho người bệnh và nhân viên y tế, giảm bớt những vấn đề bức xúc của xã hội. Y học gia đình có triết lý đào tạo: Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân theo hướng phòng bệnh, trên cơ sở hướng về bệnh nhân. Chúng tôi đã đang và sẽ cố gắng hết mình để người dân được chăm sóc sức khỏe tận tình và chất lượng nhất”.
Lòng tin, sự khẳng định thương hiệu
Hiện đội ngũ bác sĩ gia đình của Phòng khám Đa khoa Sao Mai có 56 người, trong số đó hơn 20 người là các bác sĩ đã có nhiều năm công tác tại các bệnh viện lớn, trung tâm y tế có tiếng trong cả nước, dày dặn kinh nghiệm. Nhiều người ở đây còn trẻ, mà theo bác sĩ Nguyễn Đức Lợi, sẽ là thế hệ tiếp nối, phát triển những giá trị mà thế hệ đi trước đã gây dựng.
Cho đến nay, ngoài công tác chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người bệnh, Phòng khám còn triển khai các gói lấy mẫu xét nghiệm tại gia đình, có thể phát hiện được 18 loại ung thư qua xét nghiệm như ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng... Riêng trong năm 2018, tổng số lần lấy mẫu máu xét nghiệm tại nhà cho người dân mà Phòng khám đã triển khai là 489 mẫu, tổng số lần trực tiếp lưu động và làm thủ thuật tại gia đình là 56 lần.
Giá các dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc tại gia đình được Phòng khám tính bằng với giá các dịch vụ người dân làm tại các cơ sở y tế khác |
Là người được bác sĩ gia đình của Phòng khám Đa khoa Sao Mai chăm sóc, bà Đồng Thị Phiêu (năm nay 70 tuổi, ở tổ 17, phường Quang Trung, TP. Thái Bình) cho biết: “Tôi mắc cùng lúc nhiều bệnh, nào là huyết áp cao, nào là tiểu đường, biến chứng về mắt, xương khớp, nên tôi phải thường xuyên đi làm các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe, mà việc đi lại đối với tôi rất khó khăn. Từ khi có các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Sao Mai, tôi chỉ cần gọi điện thoại, các bác sĩ sẽ tới ngay, thuận tiện cho chúng tôi rất nhiều, đỡ tốn kém nhiều chi phí.”
Cũng như bà Phiêu, bà Phạm Thị Hương (63 tuổi, ở tổ 5, phường Quang Trung, TP. Thái Bình) là cán bộ nghỉ hưu cũng mắc nhiều bệnh mãn tính của tuổi già. Bà chia sẻ, Phòng khám Đa khoa Sao Mai giúp bà tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, nhất là đỡ phải ra đường vì bà rất sợ xe cộ đông đúc.
Người dân đến với Phóng khám Đa khoa Sao Mai luôn được tư vấn chu đáo các dịch vụ của phòng khám. |
Sự tiện ích mà y học gia đình mang lại đã khiến ngày càng có nhiều người dân lựa chọn dịch vụ này. Không chỉ là tính tiện ích (về thời gian đi lại, tiết kiệm được tiền bạc), nhân viên y tế sẽ đến tận nơi để lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả qua email, facebook, zalo hoặc tận gia đình, mà còn bảo mật thông tin, không gây phiền hà cho khách hàng.
Đối với ông Nguyễn Văn Xuyên (67 tuổi, TP. Thái Bình), người trực tiếp được các bác sĩ gia đình Phòng khám Đa khoa Sao Mai cứu sống và chăm sóc không giấu nổi sự xúc động cho biết: “Giữa ranh giới của sự sống và cái chết, tôi được các bác sĩ gia đình đến tận nhà cứu chữa kịp thời. Các con tôi đều bận cả, lại ở xa nên nếu không có sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ, tôi không biết xoay sở ra sao”.
Theo bác sĩ Nguyễn Đức Lợi, để làm một bác sĩ gia đình không chỉ là người có nhiều chuyên môn, kinh nghiệm trong nghề, mà hơn cả đó là sự tận tâm, nhiệt huyết và hết mình vì công việc, vì người bệnh, đó mới làm nên sự thành công và uy tín với nhân dân: “Tôi còn nhớ lần đi khám, xét nghiệm cho gia đình bệnh nhân ở cách xa tới 40 km, thuộc địa bàn xã Quang Hưng, huyện Kiến Xương, dù chi phí xét nghiệm chỉ 50 ngàn đồng, nhưng chúng tôi vẫn coi đó là niềm vui vì người bệnh nhớ đến mình, tin tưởng mình. Làm bác sĩ quan trọng nhất là hiểu tâm lý người bệnh, dù xuống lấy mẫu xét nghiệm biết được bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối nhưng chúng tôi cố gắng động viên để người bệnh có tâm lý vững nhất, kéo dài được thời gian bao lâu cho người bệnh càng tốt bấy nhiêu”.
Y học gia đình còn gọi là y học tổng quát, là một ngành y học cung cấp dịch vụ y tế cho mọi người và mọi lứa tuổi. Thực chất, chuyên khoa Y học gia đình là một chuyên ngành đa khoa, kết hợp của y học lâm sàng, y học dự phòng, tâm lý học và khoa học hành vi; được thực hiện dựa trên 6 nguyên lý: chăm sóc liên tục, chăm sóc toàn diện, chăm sóc phối hợp, quan tâm đến dự phòng, gia đình và cộng đồng”, Bác sĩ Hồ Đắc Trụ, Phòng khám Đa khoa Sao Mai cho biết. |
Bác sỹ Nguyễn Văn Hiếu và chuyện sau “cú sốc” phơi nhiễm HIV |
Bác sỹ Trần Ngọc Pháp: Hết lòng vì người bệnh |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.