Phân tầng điều trị bệnh nhân Covid-19: Bạn thuộc tầng nào?
Sức khỏe - 04/08/2021 10:39 Duy Minh
Tại hội nghị trực tuyến với 700 điểm cầu, GS. TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải thực hiện phân tầng điều trị phù hợp; rà soát nhân lực, chuẩn bị máy thở, oxy... cho điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: BYT |
Hiện nay, Bộ Y tế đang chia hệ thống điều trị thành 3 tầng: Tầng 1 là các cơ sở thu dung điều trị ban đầu, tầng 2 nơi thu dung điều trị cho các trường hợp bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như mắc các bệnh lý nền, người cao tuổi, phụ nữ mang thai…, tầng 3 là tầng điều trị cho các diễn biến nặng cần các chăm sóc, can thiệp, điều trị chuyên sâu hơn.
Việc phân tầng nhằm đảm bảo phân bổ nguồn lực phù hợp với nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Đồng thời tối ưu hóa nguồn lực điều trị trong bối cảnh diễn biến dịch khó lường và số ca mắc Covid-19 không ngừng gia tăng.
Theo ThS. BS Nguyễn Trọng Khoa - Phó cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), việc phân tầng điều trị này được hiểu rằng: "Tầng 1 không nhất thiết phải có các hệ thống hỗ trợ hô hấp chuyên sâu, hồi sức nặng. Ngược lại, tại tầng 3 sẽ là các trung tâm hồi sức tích cực được trang bị đầy đủ các trang bị hiện đại như ECMO, lọc máu, hệ thống thở oxy… cũng như đội ngũ y bác sĩ chuyên sâu đặc biệt là trong lĩnh vực hồi sức tích cực để đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân”.
Để biết bệnh nhân nào phù hợp với tầng điều trị nào, từ đó có sự lựa chọn, điều phối hợp lý, theo ông Nguyễn Trọng Khoa, cần căn cứ vào hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2.
Các địa phương tham gia hội nghị trực tuyến do GS. TS Nguyễn Thanh Long chủ trì. Ảnh: BYT |
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế chia người bệnh được thành 4 mức độ khác nhau:
Màu xanh: Mức độ nguy cơ thấp: Bệnh nhân dưới 45 tuổi, không mắc bệnh lý nền (theo danh sách); đã tiêm đủ 2 mũi vaccine trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày; sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường SpO2 từ 97% trở lên.
Màu vàng: Mức độ nguy cơ trung bình; tuổi từ 46 - 64 không mắc bệnh lý nền (theo danh sách) -sức khoẻ có dấu hiệu bất thường như sốt (từ 37,5 độ C trở lên), ho, đau họng, rát họng, đau ngực…; SpO2 từ 95% đến 96%; tuổi ≤ 45 tuổi và mắc một trong các bệnh lý nền (theo danh sách).
Màu cam: Mức độ nguy cơ cao: Người từ 65 tuổi trở lên và không mắc bệnh lý nền (theo danh sách); phụ nữ có thai; trẻ em dưới 5 tuổi; SpO2 từ 93% đến 94%.
Màu đỏ: Mức độ nguy cơ rất cao: Tuổi từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền (theo danh sách) và người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu; SpO2 từ 92% trở xuống. Người bệnh đang có tình trạng: Thở máy đang có ống mở khí quản, liệt tứ chi, đang điều trị hóa xạ trị.
BS CKII Trần Thanh Linh (bác sĩ "bệnh nhân 91") đang chăm sóc bệnh nhân Covid-19. |
Việc đánh giá mức độ này do nhân viên y tế và bản thân người bệnh thực hiện. Tuy nhiên, theo ông Khoa, điều quan trọng là bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan khi xác định tình trạng bệnh của mình.
“Đơn cử như đối với bệnh nhân có độ tuổi từ 45 tuổi, không có bệnh nền thì sẽ được xếp vào nhóm nguy cơ thấp. Tuy nhiên không thể chủ quan, cần chủ động tự theo dõi sức khỏe khi có dấu hiệu chuyển biến nặng cần báo ngay cho nhân viên y tế. Đối với nhân viên y tế sẽ dựa trên việc đánh giá mức độ nguy cơ của người bệnh sẽ tiến hành hướng dẫn, điều phối để đưa người bệnh đến các cơ sở y tế trên địa bàn phù hợp với mức độ nguy cơ của người bệnh”.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, trong đợt dịch lần thứ 4 này, ở những địa bàn trọng điểm về dịch rất khó có thể đưa số ca nhiễm về 0. Vì chủng virus lây lan nhanh và dễ gây tử vong. Nhiều địa phương chưa chuẩn bị sẵn sàng phương án "4 tại chỗ" cũng như còn đánh giá thấp hơn tình huống xảy ra dịch. Do đó, hệ thống khám, chữa bệnh phải đối mặt với những thách thức rất lớn chưa từng có trong lịch sử.
Xác định tiếp tục công cuộc phòng, chống dịch nhanh, mạnh và bền bỉ, Bộ Y tế đã xây dựng phương án tiết kiệm nguồn lực cho cuộc chiến lâu dài này. Đồng thời tăng cường các trung tâm hồi sức tích cực do Bộ Y tế hướng dẫn chuyên môn. Mới đây nhất, Bộ Y tế đã hướng dẫn thành lập 12 trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, giao chỉ tiêu về số bệnh giường hồi sức tích cực cho mỗi trung tâm từ 200 - 3.000 giường bệnh.
Việc phân tầng điều trị nhằm tiết kiệm nguồn lực của ngành Y tế trong cuộc chiến đấu bền bỉ, kéo dài với dịch bệnh Covid-19. Ảnh: BYT |
Để ứng phó về điều trị bệnh nhân Covid-19 cho khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nhất là bệnh nhân nặng, trong tháng 8/2021, Bộ Y tế sẽ đưa vào hoạt động Bệnh viện Covid-19 với quy mô 500 giường bệnh. Trụ sở của Bệnh viện đặt tại phường Yên Sở, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, là cơ sở 2 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bộ Y tế cũng đang tiến hành thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực tại cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức và Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nam. Đồng thời yêu cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhanh chóng nâng công suất giường bệnh, đặc biệt tại khu vực hồi sức.
Đường xa vạn dặm - quê nhà tôi ơi! Sau công điện của Thủ tướng yêu cầu "ai ở đâu, ở đấy", nhiều tỉnh làm gắt, có nơi bà con đã lên đường để ... |
Bộ Y tế quy định thay đổi cách xác định F0 và F1 Trong tình hình mới, các quy định phân loại F0, F1 của Bộ Y tế khoanh chặt hơn so với trước đây. Không phải cứ ... |
Công nhân thực hiện “3 cùng”: Cuộc sống bị xáo trộn nhưng cần cố gắng vì sự an toàn Các doanh nghiệp của tỉnh Bắc Ninh sẽ sắp xếp chỗ ở cho công nhân theo hướng "3 cùng": “Ăn cùng, ở cùng, làm cùng” ... |
Tin cùng chuyên mục
Sức khỏe - 04/08/2024 07:10
Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?
Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.
Sức khỏe - 14/06/2024 16:20
Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận
14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.
Kinh tế - Xã hội - 03/06/2024 10:32
Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất
Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.
Sức khỏe - 23/05/2024 19:47
Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"
Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Người lao động - 27/03/2024 14:50
Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động
Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.
Sức khỏe - 26/02/2024 15:29
Dấn thân vì người bệnh
Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.