
![]() |
Trường THCS Bạch Đằng quyết định chặt hết cây sau vụ việc cây phượng đổ. Ảnh: M.L |
Sau vụ việc cây phượng đổ khiến 1 em học sinh tử vong và nhiều em học sinh bị thương, Trường THCS Bạch Đằng quyết định chặt hết cây - theo phản ánh của báo Vietnamnet.
Trong chuyên mục Cà phê tối này, chúng tôi cũng có 2 bài viết liên quan đến vụ việc. Theo đó, chúng tôi mong ngành Giáo dục cân nhắc các phương án đảm bảo an toàn cho học sinh khi để các em tiếp tục học hè - mùa mưa bão. Và, chúng tôi cũng cảm kích trước sự khẳng khái nhận hoàn toàn trách nhiệm của THCS Bạch Đằng.
Song, việc chặt hết cây của trường hiện tại chỉ là giải pháp đơn giản nhất, an toàn nhất nhưng không phải là giải pháp tốt nhất.
Bởi, cây xanh trong khuôn viên trường học mang lại rất nhiều giá trị: bóng mát, khoảng không gian xanh thư thái cho cô trò và chúng cũng “dạy” chúng ta nhiều bài học về chung sống với mẹ thiên nhiên.
Bên cạnh đó, cây xanh không bao giờ xung đột với an toàn của con người nếu chúng được chăm sóc đúng cách. Trường Bạch Đằng có nói rằng vẫn thuê nhân viên cây xanh chăm sóc và theo dõi tình trạng cây. Nhưng, thật lạ nếu thường xuyên theo dõi nhưng cái cây mục tới độ cơn gió thổi qua cũng đổ rầm mà các nhân viên chuyên môn không hề hay biết?
Còn nhớ, trước đây, mỗi lần tranh cãi vấn đề chặt cây, luôn luôn có quan điểm đặt mối tương qua giữa mạng người và phận cây. Những lập luận này đa phần đều cho rằng cây là quý nhưng mạng người còn quý hơn.
Song, cần nhớ, việc chặt hạ cây mục, cắt cây, tỉa cành là việc nên làm. Còn việc chặt toàn bộ cây trong khuôn viên trường hay cây ở một con phố là câu chuyện hoàn toàn khác.
Vẫn biết, cách chặt hết cây trong bối cảnh Trường THCS Bạch Đằng có thể thông cảm phần nào. Bởi vụ tai nạn quá sốc và tang thương. Cây cối trong trường là nỗi ám ảnh với học sinh, phụ huynh cũng như giáo viên nhà trường.
Nhưng, điều mà nhiều người cảm thấy sợ là vụ việc sẽ thành trào lưu chặt cây ở các trường để “đảm bảo an toàn” từ tiền lệ Bạch Đằng!
Cần nhắc lại, cây xanh có giá trị rất lớn tới việc giáo dục. Cây xanh không ảnh hưởng tới sự an toàn của trẻ nếu được theo dõi, chăm sóc đúng cách. Và, triệt hạ cây cổ thụ đồng loạt sẽ gây những tổn hại không thể hàn gắn với các giá trị giáo dục, mỹ quan của nhà trường.
Nên, dù vất vả hơn, dù mệt mỏi, điều các trường cần là theo dõi chăm sóc cây, cắt tỉa cành, và hãy nhớ lời của thầy hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng. Sự việc trong khuôn viên nhà trường, dù có sao, người đứng đầu sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm.
Trách nhiệm ấy không chỉ là việc không chặt cây để xảy ra tai nạn. Trách nhiệm ấy còn là sợ hãi mà chặt hết cây để lại những sân trường trơ trọi với cái nắng chói chang.
![]() Cập nhật thông tin 6h30 sáng ngày 28/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 5,78 triệu người với hơn 356 ... |
![]() Sáng nay (27/5), đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đề xuất về việc mở rộng hình thức “thiến hóa học”, lao động công ích và công ... |
![]() Dường như nhiều người lớn đang thành công trong việc chuyển hướng dư luận để khỏa lấp đi sự vô tâm và tắc trách của ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thuốc giả - lời cảnh tỉnh thật

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả
Tin tức khác

“Miếng cơm” từ cây gạo

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử
