Phẩm cách quốc gia tìm trong văn hóa
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2022 12:41 PHẠM THỦY
Bốn chỉ dấu của quốc gia có phẩm cách
Theo tác giả, bốn chỉ dấu của một quốc gia có phẩm cách là: 1. Độc lập và không bị phụ thuộc; 2. Đạo đức cao; 3. Ruộng vườn đẹp đẽ; 4. Sự xuất hiện liên tục của các thiên tài.
Với tiêu chí đầu tiên của một quốc gia có phẩm cách, Fujiwara Masahiko cho rằng Nhật Bản phải độc lập và có thể hành động theo ý chí của mình. Nhật Bản hiện đại, theo ông, gần như nằm trong tình trạng là thuộc địa của Mỹ. Bằng việc tiếp cận với cảm xúc chất chứa rung cảm đẹp đẽ trước những giá trị truyền thống của Nhật Bản: thơ haiku thấm đẫm tinh thần Nhật Bản, nét duy mỹ của việc tôn vinh sự Vô thường của đời sống qua việc chọn hoa anh đào làm quốc hoa, tinh thần Võ sĩ đạo khắc họa một hình mẫu làm thế nào để là một người không hèn hạ. Trà đạo, Thư đạo, Thần đạo… Nhật Bản có thể lấy lại niềm tin và sự tự hào đã bị mất đi sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Với tiêu chí Đạo đức cao, tác giả thông qua những dẫn chứng từ thời Showa bày tỏ niềm tự hào “Phẩm cách tốt đẹp trở thành gánh nặng trong tư cách là bài học đạo đức thì người Nhật đều có từ lúc mới sinh ra. Ngay cả những người nghèo nhất cũng có chúng”. Không quá khó để tin điều này, cả thế giới có thể chứng kiến phẩm cách người Nhật khi họ xếp hàng chờ nhận cứu trợ trong vụ sóng thần thảm khốc năm 2011. Thứ 3, tiêu chí Ruộng vườn đẹp đẽ là bằng chứng thể hiện bản thân không bị mờ mắt trước chủ nghĩa coi đồng tiền là tối thượng. Cũng là điều kiện cần để có thể sản sinh, hun đúc những thiên tài, tiêu chí thứ 4, để hình thành một quốc gia có phẩm cách, theo tác giả.
Logic cũng bất toàn như chính con người và toán học
“Những học thuyết của Âu Mỹ đã cai trị thế giới trong bốn thế kỷ qua cuối cùng cũng bắt đầu thể hiện sự phá sản”. Dù có nhiều năm sinh sống và làm việc tại Mỹ, tắm mình trong hệ tư tưởng duy lý, là người từng đề cao logic lý tính của các quốc gia phương Tây, nhưng trong những dòng cuối cùng của cuốn Phẩm cách quốc gia, Fujiwara Masahiko đã nhận định như thế về giá trị phương Tây, giá trị Mỹ.
Ông viết “dù là logic nào thì khi thực hiện triệt để vì cho rằng nó đúng đắn, xã hội con người gần như tất yếu sẽ phá sản”. Và sự thật, logic cũng bất toàn như chính con người và toán học. Theo đó, Fujiwara Masahiko nhấn mạnh rằng, trong thực tế thì những thứ không thể giải thích bằng logic lại phổ biến hơn rất nhiều. Ví dụ như việc người ta không thể giải thích bằng logic vẻ đẹp của bông hoa dại tím nở ngoài ruộng. Cũng không thể giải thích được vẻ đẹp và sự say mê của người nghe nhạc Mozart bằng logic.
Đi xa hơn, Fujiwara Masahiko viết: “Có rất nhiều việc không thể giải thích được bằng logic và thế giới thực chất vận hành phi logic. “Tất cả các nước tiên tiến đều hoang phế”. “Chúng ta hãy thử cùng suy ngẫm về vũ khí hạt nhân”.
Những cánh đồng trồng chè tuyệt đẹp tại Nhật Bản. Ảnh: Jalan.net. |
Và ông chứng minh nó. “Dù chẳng một ai thích vũ khí hạt nhân nhưng trong thực tế vũ khí hạt nhân đang lan rộng. Fujiwara Masahiko viết, “khi Pakistan và Ấn Độ có vũ khí hạt nhân, mọi người đều choáng váng nhưng hiện nay thì có cả nước đang phát triển và vô cùng nghèo đói... cũng sở hữu nó. Những quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân như Nga hay Mỹ, tác giả của những thông điệp: “Hãy ngăn chặn việc phát tán vũ khí hạt nhân vì nó đe dọa hòa bình của nhân loại” là những phát ngôn không có sức nặng gì và là sự can thiệp mĩ miều vô tác dụng, vì chính họ đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ.
Có thể kể thêm vô số những ví dụ về phát triển theo logic dẫn đến hậu quả: môi trường toàn cầu bị tàn phá, ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh việc khủng bố trở thành nỗi lo của toàn thế giới, ma tuý, bệnh ung thư hay bệnh dịch bùng phát, hệ quả của quá trình nghiên cứu phát triển vũ khí sinh học… cũng trở thành thứ tệ nạn mãn tính không có điểm dừng.
“Tình trạng hoang phế như trên”, theo Fujiwara Masahiko, là do sự phá sản của logic, hay là sự phá sản của hệ tư tưởng thuộc về chủ nghĩa cá nhân thực dụng, chủ nghĩa dân tuý châu Mỹ và phương Tây.
Văn hóa nuôi dưỡng những người tinh hoa thật sự
Hai yếu tố từng làm nền tảng cách mạng công nghiệp, là văn minh khoa học kỹ thuật, là điều kiện xác lập nên sự cai trị thế giới của các nước Âu Mỹ. Vậy nhưng, táo bạo, triệt để, tác giả khẳng định rằng “thắng lợi của chủ nghĩa tư bản cũng là ảo tưởng”
Mùa gặt của nông dân Nhật Bản là vào mùa thu. Ảnh: Good News Network. |
Dẫn chứng số luật sư trung bình trên đầu dân ở Mỹ gấp 20 lần so với Nhật Bản, tác giả cho rằng, nước Mỹ đã thực hiện triệt để nguyên lý kẻ mạnh nuốt kẻ yếu và họ đã mạnh lên nhưng đồng thời, xã hội cũng mất đi tính ổn định. Chủ nghĩa tư bản hiện hành ngày càng thể hiện là thứ chủ nghĩa chứa đầy những khiếm khuyết. Trong đó từng cá nhân tư bản chủ nghĩa đều nỗ lực tối đa hóa lợi nhuận theo tư lợi, tư dục của bản thân. Không ngần ngại, tác giả khẳng định, toàn cầu hóa bắt đầu phổ biến từ khoảng cuối thế kỷ XX, bản chất là chiến lược kiểm soát thế giới sau chiến tranh lạnh. Để đối phó thế giới phải chống lại nó một cách mạnh mẽ.
Tác giả tiếp tục trình bày một quan điểm không khoan nhượng của mình, nó có thể khiến cho nhiều độc giả phải thận trọng khi tiếp nhận: “toàn cầu hóa là một sai lầm có tính lịch sử”
Tác giả cho rằng, để Mỹ hóa tư bản chủ nghĩa, sau chiến tranh lạnh, kinh tế thị trường kiểu Mỹ, kinh doanh kiểu Mỹ cho phép tự do sa thải nhân viên. Kinh tế đã thay đổi hoàn toàn và sự chênh lệch giàu nghèo ở các nước ngày một lớn. Cuốn sách dẫn chứng: New Orleans, nơi bão tấn công, người thiệt hại chủ yếu là dân nghèo và người da màu chiếm hầu hết. Tỷ lệ sống sót của trẻ em ở New Orleans còn thấp hơn. Vì người da trắng không sống ở vùng đất thấp.
Không chỉ dừng lại ở chủ nghĩa tư bản, tác giả tiếp tục thể hiện sự hoài nghi triệt để của mình “dân chủ có thực sự tốt không?” khi ông lý giải nó bằng sự kiện lịch sử Chiến tranh thế giới thứ I với sự hy sinh vô nghĩa của 8,5 triệu người bắt nguồn từ sự kiện dân chủ. Hay sự mở đầu cho chiến tranh thế giới thứ II bằng chiến thắng đầu tiên của đảng Nazi được dẫn dắt bởi Hitler.
Tác giả nhấn mạnh, quốc dân vĩnh viễn không trưởng thành nếu cứ nhìn vào các cuộc chiến tranh nối tiếp từ quá khứ đến hiện tại. Những người sinh ra trong chiến tranh, trưởng thành trong chiến tranh, trải qua chiến tranh và cả người thân của những người tham gia vào cuộc chiến trở về, đều hiểu rõ sự vô nghĩa của chiến tranh. Nhưng có vẻ như chúng ta không học được gì nhiều từ lịch sử.
Vườn Kenrokuen tại thành phố Kanazawa có từ thế kỷ 17, được nhiều người coi là một trong những khu vườn ngoạn mục nhất ở Nhật Bản. Ảnh: Alamy Stock Photo. |
Và kết luận của nhà toán học: “Tri thức và kỹ thuật được tích luỹ lại. Tuy nhiên sự thông minh hay năng lực cảm xúc của con người thì chỉ giới hạn trong một thế hệ. Do đó chừng nào còn chỉ biết dựa và sự logic và sự hợp lý thì sẽ không thể ngăn chặn được chiến tranh, giống như lịch sử đã chứng minh”.
Để chống lại chiến tranh và ngăn ngừa mầm mống của sự diệt vong, trước khi quốc gia có được phẩm cách, tác giả đề xuất: cần những người tinh hoa thật sự. “Những người tinh hoa thật sự là những người tuyệt đối cần cho quốc gia, cho dù đó là quốc gia dân chủ hay gì đi nữa”. Để trở thành tinh hoa thật sự, theo tác giả, cần trang bị cho bản thân hai thứ. Thứ nhất là văn hóa, vốn bị coi là không đem lại lợi ích gì như: văn học, triết học, lịch sử, nghệ thuật, khoa học. Dựa trên nền tảng văn hóa đó mới có được cái nhìn toàn cục và năng lực phán đoán tổng hợp ưu việt mà người dân thường không có được. Thứ hai là, khi “hữu sự thì cần có tấm lòng sẵn sàng hy sinh tính mạng cho quốc gia, dân tộc”.
Fujiwara Masahiko là nhà toán học, giáo sư danh dự Đại học Ochanomizu, sinh ngày 9/7/1943 tại Shinkyo, Manchukuo, Nhật Bản. Cả cha và mẹ của Masahiko Fujiwara, Jirō Nitta và Tei Fujiwara, đều là những tác giả nổi tiếng tại Nhật Bản. Ông tốt nghiệp Đại học Tokyo năm 1966. Tới Mỹ và Anh dạy toán học. Fujiwara Masahiko bắt đầu viết sách sau hai năm làm Phó Giáo sư tại Đại học Colorado (Nỹ). Ông được biết đến ở Nhật Bản vì đã lên tiếng phản đối các cải cách của Chính phủ trong giáo dục trung học. |
Tác phẩm:
1. Cuốn Học giả trẻ người Mỹ giải thích cuộc sống trong khuôn viên trường đại học Mỹ cho người Nhật. 2. Cuốn Harukanaru Kenburijji: Một nhà toán học ở Anh viết về Đại học Cambridge, sau một năm thăm nước Anh. Trong một cuốn sách phổ biến về toán học, ông đã phân loại các định lý là định lý đẹp hay định lý xấu.
3. Cuốn Phẩm cách quốc gia, theo Time Asia, là cuốn sách bán chạy thứ hai trong sáu tháng đầu năm 2006 tại Nhật Bản.
4. Năm 2006, Fujiwara xuất bản tác phẩm Giới thiệu về Toán học thanh lịch nhất thế giới với nhà văn Yōko Ogawa. Là cuốn sách viết về cuộc đối thoại giữa tiểu thuyết gia và nhà toán học về vẻ đẹp phi thường của những con số.
Làm gì để xóa bỏ “văn hóa đổ lỗi” trong xử lý tai nạn lao động Những năm qua, tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) giảm ở tất cả các chỉ số. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy ... |
Tầm quan trọng của nhận thức trong xây dựng văn hóa an toàn lao động Nếu văn hóa an toàn được xây dựng một cách bài bản, nghiêm túc cho doanh nghiệp và cho người lao động thì con người ... |
Nhức nhối vấn nạn thuốc giả và thực phẩm chức năng giả Thuốc giả, thực phẩm chức năng giả là mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Vấn nạn đáng báo động này đã ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 25/11/2024 13:31
Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm
Tỉnh Vĩnh Phúc đang nổi bật với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và thu hút thành công 15 dự án lớn, trọng điểm, tổng mức đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Kinh tế - Xã hội - 24/11/2024 12:16
Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
Ban nhạc hàng đầu thế kỷ 21 Imagine Dragons vừa tạo nên một cơn “bão mạng” khi chính thức gọi tên 8WONDER trên trang Instagram chính chủ, một lần nữa xác nhận Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến trong lịch trình tour diễn LOOM đang làm mưa làm gió khắp toàn cầu.
Kinh tế - Xã hội - 24/11/2024 12:03
Xe tự chế Nhết TV mô phỏng siêu xe Koenigsegg Jesko chạy thử thành công
Chiếc xe tự chế của Nhết TV đã chạy thử sau 10 tháng, dự kiến sẽ được làm hoàn chỉnh trong hơn một tháng tới đây.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:08
Lô xe Omoda C5 đầu tiên cập bến Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã cập cảng để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:01
Range Rover Velar 2025 ra mắt Việt Nam với 7 phiên bản
Mẫu SUV hạng sang Range Rover Velar 2025 đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với nhiều nâng cấp đáng giá. Xe được cung cấp với ba phiên bản chính là S, Dynamic SE và Dynamic HSE, đi kèm hai tùy chọn động cơ xăng và một tùy chọn hệ truyền động plug-in hybrid.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
- Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm
- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
- Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?
- Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở cùng công nhân, người lao động
- Thành lập nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại Quảng Trị