Ổn định thị trường lao động, quan hệ lao động, chăm lo Tết cho người lao động
Công đoàn - 27/12/2022 11:23 HÀ VY
Hậu khai giảng |
Công văn nêu rõ: Năm 2022, thực hiện chủ trương đẩy mạnh phục hồi sản xuất, kinh doanh, ổn định tình hình kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, các cấp công đoàn đã chủ động, tích cực đồng hành cùng Chính phủ thực hiện quyết liệt các giải pháp thiết thực, kịp thời. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình quan hệ lao động chưa thực sự ổn định, đặc biệt, trong những tháng cuối năm đã xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thiếu, cắt giảm đơn hàng, dẫn đến một bộ phận người lao động (NLĐ) bị giảm giờ làm, mất việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình họ.
LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức "Xe siêu thị đoàn viên Công đoàn" hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn của ngành Dệt may Hà Nội. Ảnh: THANH HÀ |
Căn cứ Công điện số 1170/CĐ-TTg ngày 16/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống NLĐ, để góp phần bảo đảm việc làm, thu nhập cho NLĐ và duy trì ổn định, phát triển quan hệ lao động, thị trường lao động an toàn, bền vững và hội nhập trong thời gian tới, nhất là trong dịp tết Dương lịch 2023 và tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Tham gia tích cực với UBND tỉnh, thành phố xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến thị trường lao động tại địa phương; phát triển kinh tế, doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh; thúc đẩy tạo việc làm, bảo đảm thu nhập và ổn định đời sống cho NLĐ. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương; sắp xếp, tổ chức, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại địa phương. Xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động, việc làm của địa phương. Thực hiện các hoạt động kết nối cung cầu lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ. Thực hiện các biện pháp ổn định quan hệ lao động, phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh tranh chấp lao động và bỏ việc làm; giải quyết thỏa đáng, có hiệu quả các cuộc tranh chấp lao động, các yêu cầu phát sinh, không để tranh chấp kéo dài, giải quyết không dứt điểm gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Chủ động chỉ đạo, triển khai trong hệ thống công đoàn các nhiệm vụ, giải pháp, cụ thể gồm: Triển khai, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đoàn viên, người lao động tích cực tham gia phong trào thi đua học tập, rèn luyện nâng cao trình độ kỹ năng nghề, học tập suốt đời trong công nhân lao động theo Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 19/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030” và Hướng dẫn số 69 /HD-TLĐ ngày 24/11/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1268/QĐ-TTg .
Chỉ đạo các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, các Trung tâm tư vấn pháp luật, văn phòng tư vấn pháp luật, Trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý nhằm tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đoàn viên, người lao động về các quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động và hỗ trợ giải quyết các nhu cầu về pháp luật, pháp lý cho đoàn viên, NLĐ. Tăng cường phối hợp, tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động có nhu cầu; kết nối, chia sẻ thông tin giữa các công đoàn cấp trên, giữa các công đoàn cơ sở thuộc phân cấp quản lý để giới thiệu việc làm cho NLĐ bị mất việc làm, có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Chỉ đạo, hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phân cấp quản lý xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu của thị trường để hỗ trợ NLĐ chuyển đổi việc làm, nghề nghiệp.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam trao quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tại chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2023 tại tỉnh Quảng Nam. Ảnh: TRẦN THƯỜNG |
Chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp, ngành, trong đó chú trọng các nội dung về tiền lương, tiền thưởng, bữa ăn ca, bảo đảm duy trì việc làm cho người lao động; tham gia các phương án sản xuất kinh doanh, sắp xếp, sử dụng lao động hợp lý; giải quyết chế độ cho NLĐ theo đúng quy định pháp luật. Tăng cường các kênh tiếp nhận thông tin từ công đoàn cơ sở, các biện pháp phòng ngừa tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể. Khi xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ, hướng dẫn các bên đối thoại, thương lượng giải quyết, xử lý nhanh nhất, không để kéo dài, lây lan, để các thế lực thù địch, cơ hội lợi dụng kích động, gây mất an ninh trật tự, an ninh chính trị và an toàn xã hội.
Triển khai các giải pháp chủ động thực hiện và đề xuất thực hiện bảo đảm việc làm, chăm lo đời sống và an sinh xã hội cho NLĐ trong dịp tết Dương lịch 2023 và tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gồm:
Nắm đầy đủ, kịp thời tình hình khó khăn, thiếu, cắt giảm đơn hàng của các doanh nghiệp, số lượng NLĐ bị giảm thời giờ làm việc, nghỉ hưởng lương ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động; nhu cầu tiếp tục tìm kiếm việc làm, học nghề, chuyển đổi nghề hoặc về quê của NLĐ sau khi chấm dứt hợp đồng lao động; các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, có chủ bỏ trốn dẫn đến nợ lương, nợ BHXH, BHYT, BHTN.
Chủ động phối hợp với các tổ chức đại diện, hiệp hội người sử dụng lao động đề xuất với tỉnh, thành ủy, cấp ủy, UBND tỉnh, thành phố, chính quyền và chuyên môn cùng cấp triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, giữ việc làm cho NLĐ; có các chính sách hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ, nhất là lao động nữ, trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ, lao động từ 35 tuổi trở lên, lao động có hoàn cảnh khó khăn… hợp bị giảm giờ làm, mất việc làm. Tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, NLĐ, tổ chức Công đoàn để trao đổi, thảo luận tình hình khó khăn của doanh nghiệp, NLĐ và lắng nghe, kiến nghị từ các bên để đưa ra các giải pháp khắc phục, vượt qua khó khăn. Tổ chức, tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật của doanh nghiệp đối với NLĐ, đặc biệt là việc xây dựng, thực hiện phương án sử dụng lao động, chi trả chế độ đối với NLĐ trong trường hợp phải chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều NLĐ.
Tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho NLĐ bị mất việc làm; kết nối các doanh nghiệp có cùng ngành nghề, cùng địa phương, khu vực có nhu cầu tuyển dụng lao động để giới thiệu việc làm cho NLĐ. Tổ chức các hoạt động chăm lo kịp thời từ nguồn hỗ trợ của các cấp chính quyền và nguồn xã hội hóa đối với NLĐ bị mất việc làm, có hoàn cảnh khó khăn.
Các địa phương, đơn vị có nhiều đoàn viên, người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm căn cứ nguồn lực tài chính công đoàn để thực hiện hỗ trợ phù hợp cho đoàn viên, NLĐ tại các doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn mà bị giảm giờ làm việc hoặc đang ngừng việc có hưởng lương mà tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; nghỉ việc không hưởng tiền lương hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mà không có tiền lương, thu nhập; bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời tới các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài hệ thống công đoàn để phản ánh, đấu tranh đối với các doanh nghiệp lợi dụng tình hình để cắt giảm lao động trước Tết không vì lý do doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn, trái quy định của pháp luật.
Chỉ đạo các công đoàn cơ sở thuộc phân cấp quản lý theo dõi sát sao, nắm chắc tình hình của doanh nghiệp, của đoàn viên, NLĐ để tham gia, đề nghị người sử dụng lao động sớm xây dựng phương án nghỉ Tết, trả lương, trả thưởng và các chế độ cho NLĐ trong dịp tết Dương lịch 2023 và tết Nguyên đán Quý Mão 2023, công bố tới toàn thể NLĐ trước khi nghỉ tết Nguyên đán 2023 ít nhất 20 ngày.
Đề xuất tham gia, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động xây dựng phương án sử dụng lao động, sắp xếp thời gian làm việc, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại để tiếp tục sử dụng người lao động, giữ tối đa số lượng NLĐ có việc làm, thu nhập; trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì phải đảm bảo quy trình thực hiện, quyền lợi của NLĐ theo quy định của pháp luật và đóng góp của NLĐ đối với doanh nghiệp, quan tâm đặc biệt tới việc chi trả tiền thưởng Tết đối với NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động; giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của NLĐ. Chủ động sử dụng nguồn lực của công đoàn cơ sở và đề xuất với người sử dụng lao động, công đoàn cấp trên tổ chức chăm lo, hỗ trợ cho NLĐ phù hợp, kịp thời. Báo cáo ngay với công đoàn cấp trên nếu doanh nghiệp không thực sự gặp khó khăn mà lợi dụng tình hình để chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ trước Tết không đúng quy định của pháp luật (đặc biệt là lao động nữ, lao động trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ, lao động từ 35 tuổi trở lên).
Báo cáo về Tổng LĐLĐ Việt Nam nếu có trường hợp các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, sử dụng đông lao động, có các doanh nghiệp cùng chủ sở hữu, doanh nghiệp thành viên ở nhiều tỉnh, thành phố hoặc các doanh nghiệp cùng sản xuất, cung ứng cho các doanh nghiệp lớn, các nhãn hàng, doanh nghiệp xuyên quốc gia đồng loạt cắt giảm giờ làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động, nợ lương, cắt giảm chế độ đối với NLĐ… để Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo, triển khai các giải pháp thống nhất, đồng bộ để bảo vệ quyền lợi của NLĐ.
Triển khai hiệu quả, kịp thời, thiết thực các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, NLĐ trong dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023, đặc biệt là tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2023” theo kế hoạch của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 2: Xây nhà ở cao tầng trong nhà máy Hàng chục năm nay, khu tập thể 319 Vĩnh Hưng hình thành ngay trong khu đất thuộc Công ty CP Cơ khí xây dựng giao ... |
Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 3: Người dân sống trong sợ hãi Trong khu đất hoang tàn, ngổn ngang những đống gạch vỡ khổng lồ, các cư dân còn lại của khu tập thể 319 Vĩnh Hưng ... |
Công ty vi phạm quyền lợi, nữ công nhân u màng não chật vật với cuộc sống Dù chị Vũ Thị Thanh Hải bị Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long đơn phương chấm dứt hợp đồng ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 23/11/2024 06:13
Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
Khi biết chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng - tương ứng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp 12 năm, rất nhiều người lao động muốn ngừng đóng bảo hiểm thất nghiệp để xin hưởng trợ cấp.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.