“Ốc đảo nhiệt” đô thị - hệ quả của đô thị hoá không bền vững
Đời sống - 21/08/2019 07:40
Nhiệt độ nóng bình thường ở khoảng 30 - 40 độ C thì nhiệt độ do bê tông hóa, đô thị hóa thì phải cộng thêm 10 - 15 độ C nữa. Ảnh: Reatimes |
Năm nào cũng là năm nóng nhất
Từ năm 2014 đến nay, năm nào cũng được nhận định là năm nóng nhất trong lịch sử nhưng với tốc độ đô thị hoá hiện nay khó có thể xác định được năm nào là năm nóng nhất, bởi vì mỗi năm sẽ ngày một nóng hơn.
Hiện tượng nóng cả ngày lẫn đêm và vùng đô thị nóng hơn nhiều so với vùng ven đô được giới chuyên gia gọi là hiện tượng đảo nhiệt hay còn gọi là “ốc đảo nhiệt” đô thị (các đô thị được ví như các ốc đảo có nhiệt độ cao hơn rất nhiều so với các vùng khác).
Nguyên nhân hình thành các “ốc đảo nhiệt” đô thị là do năng lượng mặt trời được chuyển thành hơi nóng khi đá, kính và bê tông trong các tòa nhà, vỉa hè, đường nhựa hấp thụ, tỏa ra. Cùng thời điểm đó, các thành phố lại thiếu hơi mát từ cây xanh và nước. Ngoài ra, nhiệt lượng cũng được tạo ra bởi những hoạt động và công nghệ của con người.
Các “ốc đảo nhiệt” sẽ cảm nhận được nhiệt lượng mạnh nhất vào ban đêm và khi đó, nhiệt độ giữa các thành phố với nhau và với vùng nông thôn sẽ có sự khác biệt lớn, cách biệt trong khoảng 1 - 3 độ C. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhiệt lượng có thể sẽ mạnh mẽ hơn vào ban ngày, khi có nắng, nhiệt độ cách biệt giữa đô thị và nông thôn sẽ lên tới 8 - 12 độ C.
“Ốc đảo nhiệt” đô thị - hệ quả của đô thị hoá không bền vững. Ảnh minh họa |
Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa và dịch chuyển dân cư đến với các vùng đô thị đang diễn ra rất nhanh, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…. Quá trình gia tăng dân số, các phương tiện giao thông, xây dựng… kéo theo sự biến mất của các hệ thống điều hòa tự nhiên (cây cối, ao hồ…). Do ít cây xanh và nhiều bê-tông cùng nhựa đường, khí hậu tại các đô thị khác biệt nhiều so với miền quê xung quanh, nhiệt độ thành phố cao hơn quanh năm so với vùng quê.
Chuyên gia nói gì?
PGS. TS Nguyễn Hồng Thục, Viện trưởng viện Nghiên cứu định cư phân tích, đô thị hóa là xu thế tất yếu không những của Việt Nam mà còn của toàn nhân loại.
Đô thị hóa là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. Nhiệt độ nóng bình thường ở khoảng 30 - 40 độ C thì nhiệt độ do bê tông hóa, đô thị hóa phải cộng thêm 10 - 15 độ C nữa.
PGS. TS Nguyễn Hồng Thục cho rằng, vấn đề nóng trong đô thị có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là 3 nguyên nhân sau: Thứ nhất, những dãy nhà cao tầng chắn mặt tiền của thành phố, chắn những hướng gió chủ đạo, làm mất một nguồn lợi từ thiên nhiên làm mát thành phố.
“Việc chặn tất cả các hướng gió tốt của thành phố là vấn đề nhiều thành phố lớn trên thế giới không dám làm và chúng ta thì cho xây dựng tràn lan”, PGS. TS Nguyễn Hồng Thục nhấn mạnh.
Thứ hai, “Chúng ta đã bê tông hóa chính vào những khu đất vốn đã chật chội hoặc là quỹ tự nhiên, lá phổi xanh của thành phố”, bà Thục cho hay.
Thứ ba, một số quy tắc tối thiểu như khi xây dựng các tòa cao ốc phải tránh xa những cấu trúc tự nhiên, phải lùi ra khỏi vùng tự nhiên (ví dụ như bờ sông) ít nhất 1,5 lần chiều cao của tòa nhà để tránh các bóng đổ vào trong các cấu trúc và tránh chuyện lây lan hỏa hoạn và bản thân các chung cư cũng đủ ánh sáng và lấy gió. Thứ nữa là phải dành ra các khoảng đất công cộng để người dân thành phố tiếp cận các không gian thiên nhiên. Tuy nhiên, chúng ta dường như chưa làm được, tất cả những tiêu chuẩn này chúng ta đều vi phạm.
TP HCM: Bãi rác cũ được đề xuất quy hoạch thành khu đô thị |
Gần 7 nghìn trường hợp vi phạm trật tự giao thông và đô thị bị xử lý |
Hà Nội dừng xem xét về việc điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ciputra |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
- "Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh