Nỗi vất vả của công nhân vệ sinh môi trường trong thời tiết khắc nghiệt
Người lao động - 31/07/2020 18:15 Hà An
Người dân hỗ trợ công nhân vệ sinh môi trường đổ rác lên xe vận chuyển |
Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến cho người lao động tại TP HCM khá vất vả khi kiếm kế sinh nhai. Những người công nhân vệ sinh môi trường, địa điểm làm việc chủ yếu của họ là đường phố, ngoài trời nên nắng nóng, mưa gió bản thân họ “thấm” nhất.
Theo thông tin PV Cuocsongantoan.vn tìm hiểu được, trung bình mỗi ngày TP HCM tiếp nhận 9.200 tấn rác thải sinh hoạt, 1.500 tấn chất thải công nghiệp, 1.700 tấn chất thải xây dựng, 350 tấn chất thải nguy hại và 22 tấn chất thải y tế. Lượng chất thải này còn tăng mạnh ước khoảng 10%/năm và vẫn còn lượng lớn rác thải bỏ vào hệ thống cống thoát nước, kênh rạch, đường phố chưa được thu gom đầy đủ. Cho nên dù mưa hay nắng, dù thời tiết có như thế nào người công nhân vệ sinh môi trường vẫn phải ngày đêm làm việc giữ sạch, xanh cho đường phố.
Người dân đổ rác tại bãi tập kết |
Ngồi nghỉ tại quán nước vỉa hè gần nhà thờ lớn, chú Vĩnh (công nhân tại Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố) cho biết, nắng ở đây là nắng quanh năm, vất vả quanh năm. Nhưng đang là lúc giao mùa nên nắng có gắt hơn và gặp mưa bất chợt thì công nhân môi trường cực hơn. Trời đang nắng, đang vật vã mồ hôi đẩy xe rác về điểm tập kết thì trời mưa to, áo mưa không kịp mặc người đã ướt hết, rác thì cũng bốc mùi kèm chảy nước ra đường. Bao nhiêu mùi hôi, bao nhiêu nỗi cực lúc đó công nhân môi trường chịu hết.Trời chiều, nắng còn gắt, khi người ta ít ra đường vì nắng, vì tránh tia UV thì khắp các nẻo đường phố vẫn thấp thoáng màu áo vàng cam của công nhân môi trường TP HCM. Tiếng chổi quét đường đều đặn được đôi bàn tay của người lao công di chuyển nhịp nhàng. Con đường Lê Duẩn kéo dài, 15 giờ chiều chỉ có tiếng xe cộ và tiếng quét rác của người công nhân vệ sinh môi trường. Hình ảnh của họ cứ cần mẫn làm sạch từng đoạn đường, con phố. Nắng vẫn không ngừng trải xuống, những giọt mồ hôi nhỏ xuống từng bước chân di chuyển. Nhiều người lao công lưng đã ướt đẫm mồ hôi.
Công nhân vệ sinh môi trường làm việc tại đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP HCM |
“Mấy ngày trước tôi bị sốt nặng vì đang nắng thì trời đổ mưa, mấy ngày liền như thế nên cơ thể chịu không nổi “ngã” bệnh luôn. Không đi làm thì không có tiền, kinh tế lại đang khó khăn nên là bệnh cũng phải đi làm, phải cố gắng”, chú Vĩnh trải lòng.
Hầu hết công nhân môi trường với bộ đồng phục cũng được coi là đồ bảo hộ, bao tay và mũ, khẩu trang… vừa chống nắng lại đảm bảo vệ sinh luôn. Có ngày nắng quá mang theo cái nón lá hay ngồi quán nước bên đường để tránh nắng. Họ, ai cũng đen nhẻm vì cháy nắng nhưng không bao giờ mất đi nụ cười trên môi mỗi khi được hỏi chuyện.
Người lao động tự do cũng khá vất vả để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt |
Trên đường Tôn Thất Đạm trời ngả về chiều, những người công nhân vệ sinh môi trường vẫn miệt mài làm công việc của mình. Trời nắng, mỗi người hầu như có chiếc khăn ướt đặt trên đầu vừa tiện làm mát lại có thể lau mồ hôi. Vừa kéo xe rác đến điểm để mọi người bỏ rác vào đó, anh Thắng vừa kể, anh làm việc này cũng được gần 5 năm rồi. Ngày ngày, thời gian bận bịu nhất chính là lúc sáng sớm và chiều muộn tới đêm khuya. Sáng sớm đến trưa cần dọn dẹp đường phố sao cho xanh, sạch; đến trưa chiều là gom rác ở các tụ điểm nhỏ đến chỗ tập kết; chiều tối đến khuya là tập kết rác vận chuyển lên xe. Mỗi ngày đi làm anh đều chuẩn bị mũ, khăn ướt chống nắng và một chiếc áo mưa kèm theo.
Công việc hàng ngày của công nhân môi trường là làm sạch các tuyến đường công dộng |
“Quá quen với thời tiết TP HCM rồi nên tôi cũng quen với cực rồi, mưa nắng lúc nào cũng có đồ “bảo hộ” hết. Nếu hôm nào mà ít rác hay mưa đúng vào giờ nghỉ trưa thì chạy vào quán ven đường trú tạm hoặc đứng đại ở đâu đó miễn sao không bị ướt mưa là được”, anh Thắng kể.
Nguyên Giám đốc BV Bạch Mai mách bạn cách phòng chống Covid-19 GS.TS Trần Quỵ cho rằng, trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, các cơ quan, xí nghiệp cần tái khởi động ... |
Hà Nội: Sập giàn giáo khiến 3 công nhân tử vong tại chỗ Một vụ tại nạn lao động nghiêm trọng vừa xảy ra tối 30/7 tại khách sạn Hướng Dương số nhà 18 Nguyễn Công Trứ, phường ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 31/7 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 31/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 17,4 triệu, hơn 675 ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…