Nỗi niềm của người nhận lương hưu quá thấp!
Đời sống

Nỗi niềm của người nhận lương hưu quá thấp!

TẤN MÂN
Tác giả: TẤN MÂN
Thực tế hiện nay, ai cũng dễ dàng nhẩm để biết gần đúng về mức lương hưu của mình... và thấy rằng lương hưu của hầu hết cán bộ công chức, người lao động (NLĐ) trung bình chỉ khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng, là mức rất thấp so nhu cầu tối thiểu tiêu dùng hiện nay. Rất nhiều cán bộ hưu trí và NLĐ về hưu hiện nay phải sống chật vật nhờ con cái hoặc phải kiếm việc làm thêm. Chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những bác bảo vệ, giữ xe, người phụ quán ăn, người bán hàng ... rất lớn tuổi vẫn đang vất vả mưu sinh.
Nỗi niềm của người nhận lương hưu quá thấp!
Cán bộ hưu trí đến làm thủ tục nhận lương hưu tại UBND phường 4, quận 8, TPHCM. Ảnh T.Mân

Hạnh phúc khi làm việc ... chỉ để thanh thản

Hàng xóm của tôi có hai ông bà là vợ chồng già về hưu, thật may mắn khi về già, hai người vẫn được sống riêng một căn nhà, các con của họ đều có thu nhập khá, thường xuyên con cháu đến thăm, chơi với ông bà ... Nhưng rồi sau đó về nhà riêng của các cháu, trả lại sự yên tĩnh, niềm vui riêng cho ông bà. Hai vợ chồng ông bà có nếp sống rất đáng mơ ước khi sáng nào, chiều nào cũng cùng nhau đi công viên thư giãn, tối thì thường là ông xem thời sự trên tivi, bà làm việc vặt, hú hí rất hạnh phúc.

Tôi cũng quen không ít người may mắn như vậy do con cái thành đạt, hoặc do đã tích lũy một số tài sản trước đây nên nay về hưu, họ có cuộc sống thanh thản, an nhàn. Hầu hết vẫn thích làm việc nhưng là làm để thanh thản, làm để cho vui, cho khỏe, làm mà chiều chiều được đi tập thể dục, tham gia hội dưỡng sinh, nhóm sinh hoạt, lâu lâu lại rủ nhau đi chùa, đi tham quan đó đây, mua cây kiễng về trồng... chứ không phải bị bắt buộc phải làm việc để trang trải chi phí.

Hai vợ chồng người bạn lớn tuổi ở xóm tôi cũng cho biết, cả hai đều là giảng viên đại học đã về hưu, vậy nhưng họ luôn bận rộn... Nhưng dù anh chị vẫn còn căn hộ Nhà nước cho mượn, nhưng hầu hết thời gian là sống ở nhà người con gái út để giữ- trông cháu. Số là cô này có hai đứa con tầm tuổi mầm non, cô ấy là giáo viên nên phải đi dạy, còn anh chồng cô ấy thì công tác xa nhà.. Rất may là dù lương hưu của hai người này không cao nhưng con cái làm ăn được nên về đời sống vật chất không đến nỗi quá chật vật.

Tôi chưa bao giờ nghe hai người than thở gì về vật chất hay việc trông cháu vất vả... Nhưng tôi biết là lớn tuổi rồi mà phải phụ giữ cháu thì rất mệt vì trẻ con rất nghịch. Hai anh chị chỉ được nghỉ ngơi khi chúng nó đi nhà trẻ, còn khi chúng nó về nhà thì... cứ quấn lấy ông bà suốt. Cô con gái - mẹ của bọn trẻ thì cũng bận soạn bài, bận việc nọ việc kia. Vẫn biết về già được chơi với con cháu là hạnh phúc, niềm vui... nhưng phải giữ cháu thì mệt mỏi thật.

Nỗi niềm của người nhận lương hưu quá thấp!

Người lao động làm thủ tục nhận lương hưu và trợ cấp BHXH, ảnh chụp trước khi có dịch Covid-19 . Ảnh T.Mân

Lương hưu quá thấp buộc phải làm việc tiếp

Tôi đã nghe nhiều người về hưu than là lương hưu quá thấp, rất nhiều người lương hưu chỉ 4- 5 triệu đồng/tháng. Dù Nhà nước đã quy định lương đóng BHXH là tổng thu nhập, nhưng hầu hết các công ty, cơ quan thường chỉ đóng BHXH dựa trên lương căn bản, do vậy mà mức hưởng lương hưu rất thấp. Chúng tôi từng hỏi nhau về những đồng nghiệp của mình là lương hưu khoảng bao nhiêu rồi chúng tôi đoán ra may lắm thì tầm 3 - 5 triệu đồng hoặc hơn chút. Với vật giá hiện nay thì số tiền trên quả là chật vật quá.

Tạp chí Lao động Công đoàn đã có nhiều bài viết tư vấn về mức lương hưu, nay nhắc lại. Theo Điều 54 của Luật BHXH, từ năm 2018 lương hưu tính bằng 45% lương đóng BHXH nếu đủ số năm đóng BHXH (nam 19 năm, nữ 16 năm), nếu dư mỗi năm đóng BHXH được cộng thêm 2%. Lấy một ví dụ, giả sử là anh A có 29 năm đóng BHXH, tức là anh ấy được hưởng 45%+ 20% (thêm 10 năm)= 65% mức lương đóng BHXH cũng chỉ không đến 4 triệu đồng/tháng, đó là với trường hợp con đường “sự nghiệp” thuộc dạng thuận lợi (hiếm có) mới dư ra cả chục năm đóng BHXH, chứ còn phần nhiều người về hưu thì họ cũng chỉ vừa đủ năm hưu, hoặc dư vài năm là cùng.

Nếu là công nhân thì với tình trạng đa số chủ doanh nghiệp đóng BHXH cho công nhân trên mức lương căn bản, mà không đóng trên mức thực lãnh thì lương hưu còn thấp nữa.

Một điểm mới của Điều 62 Luật BHXH, cách tính lương hưu cho NLĐ đủ điều kiện về hưu từ năm 2022 cơ bản là giống Điều 54 chỉ có sự điều chỉnh về thời gian đóng BHXH, cụ thể: Nam đủ 20, nữ 15 năm mới được tính tỷ lệ hưởng là 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Để nhận được lương hưu với tỷ lệ 75% thì lao động nam phải có thời gian đóng BHXH từ đủ 35 năm trở lên, còn lao động nữ thì phải đóng từ đủ 30 năm .

Chúng tôi còn được nghe rất nhiều người về hưu thời kỳ trước năm 1995, hầu hết lương hưu của họ chỉ cỡ 3 - 4 triệu đồng/tháng dù họ có thời gian công tác không hề ngắn. Vất vả nhất là những người già bị bệnh, dù được hưởng BHYT miễn phí 100% nhưng do sử dụng thuốc bảo hiểm cấp không đủ đáp ứng điều trị bệnh nên phải mua thêm thuốc bên ngoài rất nhiều tiền.

Một cụ già về hưu than thở với nhà báo: " Gần chục năm nay hầu như tháng nào cũng vào bệnh viện chữa bệnh. Tôi đã về hưu hơn 20 năm, lương hưu khoảng 4 triệu đồng/tháng. Số tiền này dù tiết kiệm mấy cũng không đủ sống, vì vậy con trai mỗi tháng chu cấp thêm cho tôi 1 triệu đồng, chủ yếu để bù vào tiền thuốc. Nhận tiền của con áy náy lắm, nhưng chẳng lẽ đau không uống thuốc”.

Có cụ về hưu khác cũng bị bệnh già than: "Tôi đã nghỉ hưu hơn 30 năm, do tôi có lương hưu thấp, nên nay dù có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng để chữa căn bệnh tiểu đường và gai cột sống, mỗi tháng cũng mất thêm hơn 1,5 triệu đồng mua thuốc bên ngoài. Đành phải nhờ con gái cho, dù nó chẳng dư dả gì. Người viết bài này đã thấy không ít người về hưu vẫn phải làm bảo vệ, chạy xe ôm... vất vả.


Chủ trương rất nhân văn nhưng thực hiện được là rất khó

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm nhiều đến đời sống của người dân, cán bộ và NLĐ nghỉ hưu, đặc biệt những người nghỉ hưu trước năm 1995. Từ năm 2018 đến nay, Chính phủ đã có 3 lần điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của nhiều đối tượng: 6,92% , 7,19% và 7,4%.

Riêng tại TP.HCM, trong tháng 4 năm 2022, có 214.624 người được nhận lương hưu. Trong đó có 32.358 người có mức lương hưu dưới 3 triệu đồng; 31.097 người có mức lương từ trên 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng, chưa bằng… mức lương tối thiểu vùng 1 hiện nay (4,42 triệu đồng/người/tháng); 44.935 người có mức lương từ trên 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng; có 34.794 người có mức lương từ trên 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa XII) đã thông qua Nghị quyết 28-NQ/TW về Cải cách chính sách BHXH (gọi tắt là Nghị quyết 28). Nghị quyết 28 đặt ra chỉ tiêu đến năm 2021, 2025 và 2030 tương ứng sẽ có 45%, 55% và 60% số người trên độ tuổi nghỉ hưu được đảm bảo thu nhập tối thiểu đủ sống không phải lệ thuộc vào gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, để Nghị quyết 28 đi vào hiện thực là điều không hề dễ dàng, bởi hầu hết các doanh nghiệp sản xuất chỉ đóng BHXH cho NLĐ bằng tiền lương cơ bản hoặc cao hơn so với lương tối thiểu vùng một chút, nên lương hưu của NLĐ sẽ thấp là điều dễ hiểu.

Ngày ấy - bây giờ của gia đình có gần một thập kỷ sử dụng xe Suzuki Ngày ấy - bây giờ của gia đình có gần một thập kỷ sử dụng xe Suzuki

XL7 đem đến sự hài lòng cho những khách hàng đã sở hữu xe bằng khả năng vận hành bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu ...

Công đoàn thương lượng giá trị bữa ăn ca thấp nhất là 18.000 đồng/suất Công đoàn thương lượng giá trị bữa ăn ca thấp nhất là 18.000 đồng/suất

Ngày 18/1/2022, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có Kết luận số 03/KL-BCH về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 7c/NQ-BCH ngày ...

Tăng lương tối thiểu vùng: Niềm vui xen lẫn băn khoăn Tăng lương tối thiểu vùng: Niềm vui xen lẫn băn khoăn

Thời gian qua, thông tin Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng nhận được nhiều sự quan ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm