Nỗi lo mâm cỗ thời “bão giá”                                       .
Đời sống

Nỗi lo mâm cỗ thời “bão giá” .

Duy Nam
Tác giả: Duy Nam
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở nước ta từ đầu năm 2019, đến cuối tháng 6 thì lan rộng, bùng phát trên phạm vi toàn quốc với số lượng đàn lợn mắc bệnh và bị tiêu hủy cực lớn. Nhiều nơi dịch bệnh chưa được khống chế, dẫn đến chưa thể tái đàn khiến giá cả thịt lợn tăng mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến mâm cỗ Tết của các gia đình, nhất là công nhân lao động.
noi lo mam co thoi bao gia
Chi tiêu hợp lí để có mâm cỗ Tết tươm tất là bài toán nan giải của nhiều gia đình.

Nguồn cung thiếu hụt nghiêm trọng

Ngày 17/12/2019, Bộ Công thương đưa ra thông tin về tình hình giá thịt lợn và công tác bình ổn giá cuối năm 2019. Theo đó, từ cuối tháng 6, giá thịt lợn có xu hướng tăng dần và tăng mạnh nhất từ cuối tháng 10 đến nay, mức tăng khoảng 60 đến 80% so với tháng 9 và 60 đến 95% so với đầu năm 2019.

Giá thịt lợn đã ở mức rất cao và là mức giá cao nhất trong vòng 10 năm qua, thậm chí là cao nhất trong lịch sử. Lợn hơi hiện ở mức 80 đến 90 nghìn đồng/kg; thịt thành phẩm ở mức 160 đến 180 nghìn đồng/kg và tiếp tục có xu hướng tăng; dự báo mức đỉnh điểm có thể sẽ xuất hiện trong những ngày Tết.

Vẫn theo Bộ Công thương, số lượng thịt lợn thiếu trong dịp Tết có thể lớn hơn số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước tính. Nhu cầu thịt lợn tiêu thụ tháng 12/2019 và tháng 01/2020 cần tới khoảng 600.000 tấn. Trong khi đó, tổng sản lượng thịt lợn năm 2019 đã thiếu khoảng 9 -10%, tương đương khoảng 380.000 tấn.

Theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), thời gian tới, do dịch tả lợn châu Phi đã qua giai đoạn đỉnh, một số nơi có thể được phép tái đàn trở lại; đồng thời, giá thịt lợn lên cao cũng khuyến khích người chăn nuôi đầu tư nuôi lợn sẽ dần bù đắp sản lượng thiếu hụt.

Song, việc tái đàn cũng đòi hỏi vài tháng mới có sản phẩm cung cấp cho thị trường, trong khi ngày Tết đã cận kề. Ông Đông cho biết thêm, giá thịt lợn ở trong nước cao sẽ kích thích các doanh nghiệp nhập khẩu tăng cường nhập khẩu thịt lợn an toàn sẽ góp phần giảm áp lực nhu cầu thịt lợn.

Tình hình thịt lợn ở Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng, song “chưa là gì” so với “cơn khát” thịt lợn ở thị trường tỷ dân là nước láng giềng Trung Quốc. Do vậy đã có thông tin nhiều thương lái Việt Nam gom lợn xuất khẩu sang nước bạn.

Về vấn đề này, ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường khẳng định, không có bằng chứng cho thấy có việc “gom” lợn xuất khẩu sang Trung Quốc. Các Cục Quản lý thị trường các tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu cũng cam kết quản lý chặt chẽ, xử lý thích đáng các trường hợp thu gom lợn xuất khẩu và đến nay mới chỉ phát hiện các vụ nhỏ lẻ với số lượng không đáng kể.

Nỗi lo mâm cỗ Tết

Giá cả thịt lợn tăng cao khiến giá gia cầm, trứng, tôm cá cũng tăng nhẹ. Ở đây, bên cạnh người dân có nhu cầu chuyển mạnh sang ăn các loại gia cầm, thủy, hải sản này nhằm tiết kiệm túi tiền thì còn là tâm lý, thủ thuật bán hàng “té nước theo mưa” của tư thương.

noi lo mam co thoi bao gia
Tuy đã qua mức lịch sử nhưng thịt lợn hiện vẫn đang có giá khá cao và có xu hướng tăng thêm dịp cận tết.

Để mâm cỗ ngày Tết của mọi nhà không quá “lèo tèo”, bên cạnh sự khéo léo của các bà nội trợ, cần có giải pháp căn cơ của các cơ quan chức năng. Chuyên gia kinh tế Vũ Minh Phú cho rằng, muốn ổn định cung cầu cũng như các thực phẩm thiết yếu khác nhằm kiềm chế giá cả, nhất là sự gia tăng đột biến một số mặt hàng thực phẩm ngày Tết, cần hạn chế lưu thông qua các khâu trung gian, chiết khấu cao ở khâu bán lẻ khiến giá bị đẩy cao đến mức vô lý, mang lại lợi nhuận cao cho một nhóm người thì cần thí điểm thành lập Sàn giao dịch thịt lợn khu vực phía Nam, nếu hiệu quả sẽ nhân rộng ra cả nước.

Vẫn theo ông Phú, các cơ quan chức năng phải nắm vững tổng đàn lợn quốc gia, giám sát chặt chẽ việc tái đàn, nhất là khu vực hộ gia đình để bảo đảm nguồn cung thịt lợn trước trong và sau Tết. Khuyến khích phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy, hải sản để bù đắp phần thiếu hụt thịt lợn; khuyến khích nhập khẩu thịt đi đôi với quản lý chặt chẽ chất lượng để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng. Hạn chế tình trạng “găm” hàng chờ giá cao hoặc thao túng giá cả làm rối loạn thị trường và ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

Trong khi các cơ quan chức năng vẫn đang “loay hoay” với bài toán nguồn cung, việc tái đàn và các giải pháp ngắn hạn, trung hạn, thì nỗi lo mâm cỗ Tết trở thành ám ảnh với nhiều người, nhất là công nhân lao động. Thu nhập của hầu hết công nhân lao động chưa cao, nhu cầu tiêu dùng không giảm, các hóa đơn đến kỳ vẫn phải thanh toán, trong khi giá thịt lợn, thực phẩm lại tăng cao, có nơi đã tăng gấp đôi, khiến đời sống người dân và công nhân lao động ngày thường đã phải “thắt lưng buộc bụng”, đến Tết thì thực sự trở thành nỗi “ác mộng”.

Anh Dương Thuận, công nhân Công ty May TNG Thái Nguyên cho biết, trước đây chi tiêu cho thực phẩm của anh và gia đình đã chiếm khoảng 20% thu nhập; nay giá thịt lợn tăng cao, anh phải chi tiêu “rón rén” hơn và chuyển sang ăn cá, trứng để giảm bớt chi tiêu mà vẫn bảo đảm dinh dưỡng. Tuy nhiên, đó là với người lớn, con gái nhỏ của anh thì vẫn phải cho cháu ăn các món yêu thích từ thịt lợn; do đó, dù chưa ghi chép, tính toán chi tiết, nhưng phần chi cho thực phẩm của gia đình anh hàng tháng chắc chắn phải chiếm tới ít nhất 30%.

Nhiều công nhân lao động còn có nỗi lo về quê, mua sắm quà Tết cho người thân... Tất cả trông vào đồng lương "èo uột". Khi giá thành ngày càng tăng, các nhu cầu khác không giảm thì mâm cỗ của họ chắc chắn phải “teo tóp hơn”.

Trở lại với anh Dương Thuận, gia đình bố mẹ anh ở Tây Nguyên, quê ngoại ở Hà Tĩnh, mọi năm nghỉ Tết anh bố trí đi một vòng hai địa chỉ trên, nhưng năm nay có lẽ anh đành phải gác lại nhu cầu sum họp. “Nếu lại đi như mọi năm thì chẳng còn tiền đâu mua sắm Tết. Dự tính Tết này chi cho việc ăn uống đã phải tốn gần gấp đôi. Thôi thì chờ năm sau tính tiếp vậy”, anh nói vẻ ngậm ngùi.

noi lo mam co thoi bao gia “28 rồi sao con chưa về?”

Đầu dây bên kia điện thoại, mẹ chị Xuân bắt đầu cuộc gọi bằng câu hỏi như xé lòng: “28 rồi sao con chưa về?”. ...

noi lo mam co thoi bao gia Sẽ không chỉ là chuyện cái đinh

Ngày đi làm cuối cùng của năm cũ thật nhiều điều khó tả, đó không chỉ là sự hối hả của dòng người tấp nập ...

noi lo mam co thoi bao gia 9 người đã chết do virus corona ở Trung Quốc, cảnh báo khẩn cấp chống dịch bệnh dịp Tết

Đến thời điểm hiện tại, đã có 440 trường hợp nhiễm viêm phổi do virus corona gây ra, trong đó 9 người đã tử vong. Trước ...

noi lo mam co thoi bao gia Khuyến cáo phòng cháy nổ từ tục thờ cúng

Từ thực tế hàng loạt vụ cháy xảy ra từ thờ cúng dịp Tết Nguyên đán, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Bộ Công ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm