Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Nghiên cứu - PGS. TS. PHẠM VĂN HÀ - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.

Những hạn chế, bất cập

Tại Chương I: Những quy định chung

Địa vị pháp lý của công đoàn theo thể chế chính trị của xã hội Việt Nam đã được xác định, quy định tại Điều 10 Hiến pháp 2013. Từ Điều 10 này có thể thấy rõ 3 chức năng của tổ chức Công đoàn: Một là, đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; hai là tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; ba là, tuyên truyền vận động người lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, tại Điều 1 Luật Công đoàn 2012 quy định: “Công đoàn cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động”. Với quy định như vậy sẽ không rõ chủ thể chịu trách nhiệm, đồng thời làm cho trách nhiệm của tổ chức Công đoàn thiếu tập trung, không phù hợp với những vấn đề phức tạp của nền kinh tế thị trường. Mối tương quan giữa lợi nhuận của doanh nghiệp và tiền công của người lao động là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Người chủ doanh nghiệp nhận được lợi nhuận nhiều bao nhiêu thì người lao động nhận được tiền công ít đi bấy nhiêu và ngược lại. Bởi lẽ tiền công là một trong những khoản chi phí của doanh nghiệp. Cũng chính từ vấn đề này mà mâu thuẫn giữa tư bản và lao động phát sinh, tồn tại đến nay.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012
Đoàn khảo sát, đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao đổi với Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội về tình hình thực hiện Luật Công đoàn năm 2012, tháng 9/2022. Ảnh: Mai Quý.

Trong nền kinh tế thị trường, việc đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thể hiện chức năng xã hội của công đoàn, nó phải trở thành mục tiêu tồn tại của công đoàn, nội dung hoạt động công đoàn trong mọi phạm vi: kinh tế, văn hóa, đời sống - xã hội. Mức độ thực hiện hiệu quả chức năng này phải trở thành thước đo và tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng hoạt động công đoàn. Tất nhiên, không chỉ có công đoàn, mà còn có cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện việc bảo vệ lợi ích của công dân trong xã hội chúng ta theo nghĩa rộng nhất của khái niệm bảo vệ này. Nhưng vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động có ý nghĩa quyết định.

Vì vậy, cần quy định: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân được thành lập trên cơ sở tự nguyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chương này quy định mang tính nguyên tắc xác định mối quan hệ hợp tác, phối hợp hoạt động giữa công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần quy định rõ thêm trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn.

Về lý luận, quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước vừa có vai trò là người lập pháp, người trung gian hòa giải, đồng thời Nhà nước cũng là một chủ thể trong mối quan hệ lao động. Nhà nước tham gia trong mối quan hệ ba bên (là thành viên trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Uỷ ban Quan hệ lao động…), cùng với Công đoàn và tổ chức của người sử dụng lao động nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Hơn nữa, Nhà nước cũng là người sử dụng lao động lớn nhất (người sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đội ngũ người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước).

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012
Cán bộ Liên đoàn Lao động huyện Lâm Thao (Phú Thọ) khảo sát, nắm bắt tình hình đời sống, việc làm của đoàn viên, người lao động Công ty Cổ phần Khánh An. Ảnh: Thanh Hòa.

Về thực tiễn, kết quả hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Uỷ ban Quan hệ lao động và các cuộc đối thoại hằng năm giữa Thủ tướng Chính phủ với người lao động là những cơ sở để xem xét, quy định rõ thêm trách nhiệm của Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, cũng cần xác định rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực tuyên truyền, phổ biến pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật công đoàn; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong hợp tác, tạo điều kiện hoạt động của công đoàn cơ sở, của cán bộ công đoàn và nhất là phải có nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn theo quy định.

Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, đặc biệt là công đoàn cơ sở

Như đã nêu trên, vấn đề làm rõ chủ thể có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; vấn đề quyền, trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với công đoàn trong quy định pháp luật có vai trò hết sức quan trọng để công đoàn có cơ sở pháp lý rõ ràng nhằm làm tốt hơn nữa chức năng “bảo vệ” của mình trong nền kinh tế thị trường.

Mặt khác, Bộ luật Lao động năm 2019 cũng đã có quy định mới so với Bộ luật Lao động năm 2012. Đó là vấn đề tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Theo đó, tại một đơn vị sử dụng lao động, ngoài công đoàn cơ sở (trực thuộc Công đoàn Việt Nam) ra, có thể sẽ có tổ chức của người lao động được thành lập. Việc có thêm một tổ chức của người lao động này là nhằm tạo điều kiện để người lao động có thêm sự lựa chọn tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi của họ; đồng thời, cũng tạo ra sự cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Trong bối cảnh đó, để làm tốt trách nhiệm của mình đối với người lao động, Công đoàn Việt Nam cần phải tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, theo ý kiến của chúng tôi, trước hết cần thực hiện tốt những nội dung sau:

Phải đổi mới nhận thức về chức năng đại diện, bảo vệ của công đoàn đối với quyền lợi người lao động trong nền kinh tế thị trường. Các hoạt động bảo vệ của công đoàn phải thông qua các hình thức tương tác theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động như: Thương lượng tập thể để soạn thảo và ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia tích cực trong việc xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến quyền lợi của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012
Tư vấn cho người lao động Công ty TNHH Xây dựng Trường An (Khánh Hòa) về việc doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa trả tiền lương và không đóng bảo hiểm xã hội. Ảnh: LĐLĐ Khánh Hòa.

Tập trung, phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức Công đoàn cơ sở ở những nơi chưa thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở để đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Công đoàn tích cực giới thiệu những đoàn viên ưu tú để xây dựng và phát triển Đảng trong từng doanh nghiệp, đảm bảo sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng đối với hoạt động công đoàn, góp phần thực hiện tốt vai trò bảo vệ của công đoàn đối với người lao động.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở để thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Khảo sát, đánh giá thực hiện Luật Công đoàn 2012 trong ngành Y tế Khảo sát, đánh giá thực hiện Luật Công đoàn 2012 trong ngành Y tế

Ngày 6/10, tại Hà Nội, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - Trưởng đoàn công tác khảo sát, ...

LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012 LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Đồng chí Nguyễn Chí Công – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An cho biết, 10 năm qua, các cấp công ...

Bình Định: Tổ chức tuyên truyền tư vấn pháp luật cho đoàn viên, NLĐ Bình Định: Tổ chức tuyên truyền tư vấn pháp luật cho đoàn viên, NLĐ

Ngày 9/11, Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn thuộc Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Định phối hợp với LĐLĐ huyện Phù ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành dịch vụ, du lịch khách sạn.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 23/11/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đem lại lợi ích cho cả người lao động và chủ doanh nghiệp.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.