Những tác động tới việc làm, đời sống của lao động ngành Xây dựng do đại dịch Covid-19
Nghiên cứu

Những tác động tới việc làm, đời sống của lao động ngành Xây dựng do đại dịch Covid-19

ThS. TRẦN TỐ HẢO - Viện Công nhân và Công đoàn
Những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành Xây dựng và Công nghiệp phải gánh chịu trước làn sóng dịch Covid-19 đã khiến cho NLĐ rơi vào tình trạng bị mất việc, giãn việc, dẫn tới mất, giảm thu nhập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ.
Những tác động tới việc làm, đời sống của lao động ngành Xây dựng do đại dịch Covid-19
Lao động thiếu việc làm trong độ tuổi ở khu vực công nghiệp và xây dựng quý III năm 2021 chiếm tỷ trọng 35,0% (gần 646 nghìn người). Trong ảnh: Lao động xây dựng tự do mất việc làm trở về quê ở tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Viện CN và CĐ

1. Tác động của đại dịch Covid-19 đến việc làm, thu nhập của NLĐ ngành Xây dựng và Công nghiệp

Tính đến thời điểm quý III/2021, số lượng lao động có việc làm ngành Xây dựng và Công nghiệp là 15,7 triệu người, giảm 952,5 nghìn người so với quý II/2021 và giảm 960,1 nghìn người so với năm 2020. Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng có mức độ chịu tác động tiêu cực cao là 53,9%, tăng gấp 2 lần so với quý II năm 2021. Trong ba khu vực kinh tế, lao động thiếu việc làm trong độ tuổi ở khu vực công nghiệp và xây dựng quý III năm 2021 chiếm tỷ trọng cao thứ hai với 35,0% (gần 646 nghìn người). So với cùng kỳ năm 2020, số lao động thiếu việc làm quý III năm 2021 ở khu vực công nghiệp và xây dựng tăng hơn 303 nghìn người.

Kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn năm 2021 về tình trạng việc làm của NLĐ trong ngành Xây dựng cho thấy: 40,7% lao động cho biết công việc của họ vẫn diễn ra bình thường trong bối cảnh dịch bệnh. 19,3% lao động thực hiện ba tại chỗ, 55,2% lao động bị giãn, ngừng việc, nghỉ việc luân phiên hoặc điều chuyển công việc khác.

Về thời giờ làm việc: 41,4% lao động ngành Xây dựng cho biết họ bị giảm thời giờ làm việc; 53,8% cho biết thời giờ làm việc vẫn được giữ nguyên. Công việc tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Về tiền lương, thu nhập của hầu hết NLĐ có xu hướng giảm so với trước. Trong đó lao động khu vực công nghiệp và xây dựng có mức thu nhập bình quân là 5,8 triệu đồng/tháng, giảm 906 nghìn đồng (13,5%); ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 8,11%, khiến cho đời sống của công nhân gặp nhiều khó khăn.

Biểu đồ: Thu nhập bình quân tháng của NLĐ khu vực công nghiệp, xây dựng các quý năm 2020

và 2021 (triệu đồng).

Trên 600 nghìn lao động ngành Xây dựng và Công nghiệp thiếu việc làm

Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2021.

Các doanh nghiệp Nhà nước hoặc khối nhân viên văn phòng, lãnh đạo quản lý ít chịu tác động của dịch bệnh. Còn khối lao động trực tiếp đa số bị giảm thu nhập bởi mất việc làm, giãn việc, nghỉ việc luân phiên. Đặt trong mối tương quan so sánh với các ngành khác thì lao động trong ngành Xây dựng có mức giảm thu nhập ở nhóm thấp (dưới 50%) cùng với các ngành Nông, Lâm, Thủy sản; Dệt may - da giày; Điện - điện tử; Y tế.

Những tác động tới việc làm, đời sống của lao động ngành Xây dựng do đại dịch Covid-19

Phỏng vấn lao động xây dựng mất việc làm do ảnh hưởng bởi Covid-19 tại TP. Hà Nội. Ảnh: Viện CN và CĐ.

2. Về đời sống của NLĐ ngành Xây dựng và Công nghiệp

Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đã thể hiện rõ tính dễ bị tổn thương của NLĐ, bởi đây là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Bức tranh đời sống của NLĐ nói chung khá ảm đạm khi dịch bệnh đã làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của họ.

Mất việc làm và giảm thu nhập là “cú sốc” khiến đời sống của NLĐ và gia đình họ rơi vào trạng thái “nghèo tạm thời”, chất lượng cuộc sống vì thế cũng khó đảm bảo. Kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn đối với lao động ngành Xây dựng cho thấy: 54,5% cho rằng phải tiết kiệm triệt để hoặc cắt giảm các chi phí không cần thiết; 35,5% cho rằng phải sử dụng đến tiền tiết kiệm và 20,7% cho rằng phải vay tiền của người thân để sử dụng vào việc chi tiêu tối thiểu của gia đình. Thậm chí, có nhiều trường hợp NLĐ túng quẫn đã phải cầu cứu đến “tín dụng đen”, một hình thức cho vay với lãi suất cao.

Bên cạnh các chi phí sinh hoạt tối thiểu thông thường, tình hình dịch bệnh kéo dài đã khiến phát sinh các khoản ngoài dự tính trong mùa dịch như: mua sắm các thiết bị học trực tuyến cho con cái, chi phí nuôi dưỡng, trợ giúp người thân ở trong vùng cách ly, phong tỏa, chi phí xét nghiệm... Chính điều đó khiến việc chi tiêu cho cuộc sống càng được NLĐ tính toán thắt chặt hơn.

Gộp bữa ăn hoặc giảm chi phí lương thực thực phẩm xuống dưới mức tối thiểu là giải pháp đầu tiên mà NLĐ nghĩ đến để ứng phó được với cuộc sống ngày càng khó khăn. Dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với CNLĐ trong các doanh nghiệp mà lao động tự do, lao động phi chính thức còn chịu tác động nặng nề gấp nhiều lần. Trong số đó phải kể đến lao động tự do làm việc cho các công trình xây dựng nhỏ, lẻ. Họ phải sống chung trong cùng một phòng trọ chật hẹp hay một lán tạm dựng gần công trường. Khi dịch bệnh bùng phát, nhiều công trình xây dựng phải tạm dừng thi công dẫn đến tình trạng nhiều CNLĐ phải nghỉ việc; khi thực hiện giãn cách xã hội, đa số CNLĐ ngoại tỉnh đã bị “mắc kẹt” tại các lán trại, xóm lao động, khu nhà trọ bởi họ không thể về quê.

Những tác động tới việc làm, đời sống của lao động ngành Xây dựng do đại dịch Covid-19
Khôi phục việc làm, ổn định thu nhập sau dịch là mong muốn của tất cả người lao động nói chung, người lao động ngành Xây dựng nói riêng. Trong ảnh: Kiểm tra thân nhiệt cho công nhân tại công trường xây dựng Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (TP. Hà Nội). Ảnh: Trung Nguyên.

Theo kết quả khảo sát lao động trong ngành Xây dựng: 13,8% cho biết họ và gia đình đang trong tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm, phải cần đến sự hỗ trợ của người thân, chính quyền địa phương; 38,6% cho biết họ phải giảm thịt, cá, trứng thậm chí là rau xanh trong mỗi bữa ăn, do không còn đủ tiền và hầu như chỉ ăn cơm và mỳ tôm. Việc không duy trì chế độ dinh dưỡng ở mức cơ bản trong thời gian dài sẽ dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe, thể trạng, tinh thần của NLĐ, đặc biệt là lao động trong ngành Xây dựng. Bởi đây là ngành có cường độ lao động cao, điều kiện lao động vất vả, nặng nhọc hơn các ngành khác.

Đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến những dự định của NLĐ như: Tích lũy tiết kiệm, trả nợ, gửi tiền về cho gia đình. 37,9% lao động ngành Xây dựng được khảo sát cho biết, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư cho con cái, nhất là việc học hành, 29,7% cho biết ảnh hưởng đến kế hoạch tích lũy; 24,1% cho biết họ không thể trả nợ người thân, bạn bè hoặc ngân hàng đúng hạn bởi những khó khăn do giảm thu nhập. Trước áp lực của công việc và thu nhập bị sụt giảm, gánh nặng kinh tế và chăm sóc con cái khiến cho mối quan hệ gia đình NLĐ có phần căng thẳng.

Khi đã chịu đựng và trải qua những “cú sốc” do hậu quả nặng nề của dịch Covid-19, NLĐ mong muốn về một tương lai tươi sáng hơn. Khôi phục việc làm, ổn định thu nhập sau dịch là mong muốn của tất cả NLĐ. Họ có nhiều lựa chọn để tạo thu nhập trong thời gian tới: trở về quê nhà làm nông nghiệp hoặc tìm đến các trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm để kiếm được công việc mới ở thành thị. Lúc này, nhu cầu về việc làm bền vững, ổn định thu nhập đang trở thành vấn đề cấp bách nhất đối với NLĐ.

Những tác động tới việc làm, đời sống của lao động ngành Xây dựng do đại dịch Covid-19
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, người lao động ngành Xây dựng bị mất việc, giãn việc, dẫn tới mất/ giảm thu nhập và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ. Trong ảnh: Công đoàn ngành Xây dựng tỉnh Quảng Ninh thăm, động viên người lao động tại nơi làm việc. Ảnh: T. Anh.
Tăng giờ làm thêm: Vấn đề được doanh nghiệp và người lao động quan tâm Tăng giờ làm thêm: Vấn đề được doanh nghiệp và người lao động quan tâm

Đồng chí Vương An Nguyên – Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An cho rằng, việc tăng giờ làm thêm ...

Nơi người lao động yên tâm làm việc Nơi người lao động yên tâm làm việc

Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam Huế (Công ty HBI Huế) có 100% vốn của Mỹ; là cơ sở sản xuất lớn nhất của Tập ...

Doanh nghiệp cần nhân công, còn lao động thì thiếu việc làm? Doanh nghiệp cần nhân công, còn lao động thì thiếu việc làm?

Theo thông tin vừa đăng tải hôm nay trên Báo Lao động thì nhiều công ty may mặc ở Hà Tĩnh cần tuyển dụng khoảng ...

Tin mới hơn

Tăng cường vai trò công đoàn trong gắn kết kinh tế với xã hội

Tăng cường vai trò công đoàn trong gắn kết kinh tế với xã hội

Hiện nay, trong sự phát triển kinh tế - xã hội và nhìn nhận về sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam, chúng ta đang thấy kinh tế vẫn được quan tâm và chú trọng hơn. Điều này có nguyên nhân xuất phát từ chính sách coi kinh tế là trọng tâm được thực hiện kể từ khi Việt Nam đổi mới và mở cửa nền kinh tế.
Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động: Góc nhìn từ ngành Dệt may Việt Nam

Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động: Góc nhìn từ ngành Dệt may Việt Nam

Quyền tiếp cận thông tin của người lao động không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng môi trường làm việc minh bạch, công bằng và ổn định. Trong ngành Dệt may Việt Nam, nơi chủ yếu là lao động nữ với trình độ phổ thông, việc thực thi quyền này lại đối mặt với nhiều thách thức. Bài viết này phân tích thực trạng quyền tiếp cận thông tin trong ngành Dệt may, từ những khó khăn trong công tác truyền thông đến những hạn chế về chính sách pháp luật. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người lao động, thúc đẩy sự minh bạch và phát triển bền vững trong ngành.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về Công đoàn

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về Công đoàn

Ngay từ khi thành lập, Chính phủ lâm thời đã chú trọng xây dựng pháp luật về Công đoàn, đặt nền móng cho sự phát triển phù hợp với tiến trình kinh tế – xã hội của đất nước.

Tin tức khác

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.
Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Xem thêm