
![]() |
TP.HCM sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí mai táng cho người tử vong do mắc COVID-19. Ảnh: PLO |
Ngày hôm qua, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên có chia sẻ về kế hoạch của thành phố về việc lo hậu sự cho người đã khuất vì Covid-19. Theo đó, Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp nhận tro cốt người chết vì Covid-19, tạm lo chuyện thờ cúng. Rồi bộ phận này sẽ chuyển tro cốt đến từng gia đình một cách chu đáo. Ban Tôn giáo Thành phố tiếp nhận tro cốt, thờ cúng đối với những gia đình chưa có điều kiện nhận chuyển giao.
Ngân sách Thành phố sẽ lo chi phí hậu sự cho các trường hợp tử vong do COVID-19. Thành phố cũng chỉ đạo Trung tâm hỏa táng không được tự tổ chức chuyển giao tro cốt cho bất cứ trường hợp nào. Thành phố cũng ghi nhận ý kiến về việc tổ chức Quốc tang cho đồng bào đã mất vì đại dịch Covid-19 và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Suốt những ngày chống dịch, chính quyền đã cố gắng lo cho người dân F1, F0 rồi cả những người không có kế sinh nhai vì ảnh hưởng bởi đại dịch. Và việc tổ chức tang lễ, nơi thờ phụng, hỗ trợ người dân mất vì đại dịch là động thái đầy an ủi với người đã khuất, gia quyến và nhân dân cả nước.
Với người Việt, nghĩa tử là nghĩa tận, việc chính quyền Thành phố lo lắng cho những người dân không thể qua khỏi trong đại dịch đã chạm tới trái tim của nhiều người. Hình ảnh phông đen, không màu mè phù phiếm, cùng dòng chữ “Vô cùng thương tiếc” trang trọng trong tang lễ với những người dân không may là tấm lòng chân thành của quân đội, chính quyền và nhân dân Thành phố.
Ai trong chúng ta rồi cũng tàn cuộc trăm năm. Ở đời có bao nhiêu cách sống thì ngần ấy cách chết. Song, chết bởi đại dịch, người thân tiếp cận tang lễ với số lượng hạn chế (hoặc không) là điều không ai mong muốn. Chưa kể, chiếc xe “ship” hũ tro cốt lan truyền trên mạng dù có là giả thì cũng khiến nhân tâm hoang mang. Và cả những tin đồn về các lò hỏa táng tư đã chèn ép giá người thân nạn nhân đang dấy lên gần đây khiến dư luận bức xúc.
Một thông điệp rõ ràng từ thành phố: Không để nhân dân bị bắt nạt. Không để bà con côi cút khi ngã xuống vì dịch. Không để lòng người ở lại cảm thấy vừa mất mát vừa tủi hờn.
Đó không chỉ là mệnh lệnh chính trị, đó là hành động từ trái tim của con người dành cho nhau. Đó là cách hành xử đàng hoàng với đại dịch. Người mất là điều không thể tránh nhưng việc tổ chức một đám tang trang trọng, đàng hoàng thể hiện sự thấu cảm của những người đang sống.
Và, người chết không thể sống lại nhưng người thân họ còn cả một cuộc đời để sống tiếp. Họ đã chịu cảnh mất người thân vì đại dịch song họ không đáng phải cảm thấy áy náy vì không “lo xong việc cuối” người thân cho trọn vẹn. Quan trọng hơn, họ không cảm thấy ức chế bởi những lăn tăn về chi phí hỏa thiêu…
Cuộc chiến chống dịch vẫn còn ở phía trước. Vẫn còn những người sẽ nằm xuống vì đại dịch này. Vẫn còn những gia đình sẽ mất người thân mãi mãi. Và, vẫn còn những nỗi đau sẽ xảy đến với những số phận bất hạnh trước bão táp của dịch bệnh. Nhưng chúng ta cũng còn sức mạnh từ ý chí cộng đồng, từ những quyết định thấu cảm với nhân dân.
Rồi chúng ta cũng thắng đại dịch thôi, nhưng điều cần thiết là không để những vết thương từ dịch hóa sẹo trong tâm thức cộng đồng. Những vết thương ấy cần chữa lành, lên da non để cộng đồng cùng nhau tái thiết, tiếp tục xây dựng cơ đồ.
Mong sao các tỉnh thành sẽ cùng hưởng ứng nghĩa cử của TP Hồ Chí Minh.
![]() UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản hỏa tốc về việc hỗ trợ người dân Nghệ An ở TP Hồ Chí Minh, Bình ... |
![]() Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu ... |
![]() Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 ở TP HCM khiến những người như chị Nguyễn Thị Ánh (38 tuổi, quê Ninh Bình, công nhân Tổng ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
