Những người đón giao thừa trên đường phố
Đời sống

Những người đón giao thừa trên đường phố

TRẦN LƯU
Tác giả: TRẦN LƯU
Khi nhà nhà, người người quây quần bên gia đình để đón giao thừa thì những người công nhân quét rác vẫn cần mẫn với công việc. Trong chiếc áo bạc màu nắng bụi, sương khuya, họ âm thầm quét dọn đường phố, thu gom rác thải để những con đường sạch đẹp hơn, tô điểm cho mùa Xuân thêm sức sống mới…
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam gửi thư chúc mừng Xuân Giáp Thìn 2024

Đây đã là năm thứ 14 công nhân Lê Phú Quý - Đội Môi trường đô thị Ninh Kiều, Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ không được đón giao thừa cùng gia đình.

Đều đặn mỗi ngày, khi màn đêm buông xuống, anh Quý lại khoác lên mình chiếc áo xanh bạc màu nắng bụi, sương khuya để làm bạn cùng cây chổi. Những ngày cận Tết, lượng rác thải sinh hoạt của người dân cũng tăng cao, công việc của công nhân vệ sinh môi trường như anh càng nặng nhọc hơn.

“Công việc của công nhân vệ sinh là làm hết việc chứ không hết giờ. Chỉ khi nào dọn hết rác thì người công nhân mới an tâm nghỉ ngơi. Hơn 10 năm nay, tôi không được đón giao thừa cùng gia đình do phải đi quét đường. Có năm vào 30 Tết chỉ kịp ăn vội bữa cơm chiều rồi mặc đồng phục đi làm việc. Dù không được sum họp bên gia đình trong đêm giao thừa nhưng bù lại tôi cảm thấy rất vui vì đã góp phần nhỏ công sức để đường phố sạch đẹp hơn, để bà con vui Xuân đón Tết”, anh Quý chia sẻ.

Những người đón giao thừa trên đường phố
Anh Lê Phú Quý cần mẫn làm việc trong đêm khuya. Ảnh: P.V

Chị Lê Thị Mỹ Huệ làm việc tại Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ từ năm 1996. Hiện tại, chị là Tổ trưởng Tổ quét đường và Tổ trưởng Tổ tổng vệ sinh.

Ngày nào cũng vậy, cứ 22 giờ chị lại quét đường đến 6 giờ sáng hôm sau. Là Tổ trưởng, chị còn phải đi kiểm tra các tuyến đường đến khoảng 8 giờ mới được về nhà. 14 giờ, chị lại đi kiểm tra hoạt động của Tổ tổng vệ sinh đến chiều tối.

Chị kể, có nhiều tuyến đường trong nội ô quận Ninh Kiều, như đường Nguyễn Văn Cừ và Cách mạng tháng Tám…, mặt đường hẹp, lưu lượng xe cộ rất nhiều. Về đêm, những khu phố này thường có nhiều người điều khiển phương tiện giao thông khi đã uống rượu, không làm chủ được tay lái. Vì vậy, dù rất cẩn thận nhưng chị và một số đồng nghiệp thi thoảng vẫn bị xe quẹt té.

“Những ngày cận Tết, lượng xe cộ trên đường phố càng đông, công nhân càng cẩn thận hơn. Có mấy năm quét rác xong, tôi và đồng nghiệp trong đội cùng đứng bên đường coi bắn pháo bông luôn. Cái thời khắc đó rất đã và mình thấy yêu cái thành phố Cần Thơ này làm sao. Công việc tuy vất vả nhưng chúng tôi luôn yêu quý và cống hiến hết mình. Khi mỗi tuyến đường được quét dọn sách sẽ, niềm vui của mọi người là hạnh phúc cuả chúng tôi”, chị Huệ nói.

Chung nỗi vất vả đó, những ngày cuối năm, lượng rác tăng gấp 3-4 lần so với ngày thường khiến chiếc xe chở rác của chị Võ Thị Nữ (SN 1979) thêm nặng nề hơn.

Chị cho biết, một năm có 365 ngày, chị làm việc gần như xuyên suốt. Lâu dần thành quen, những ngày không đi làm là cảm thấy trong người khó chịu. "Những dịp Tết đến thấy người ta được nghỉ còn mình phải đi làm cũng cảm thấy mủi lòng. Song nhìn thành phố sạch đẹp, mọi mệt nhọc như tan biến”, chị nói.

Những người đón giao thừa trên đường phố
Các công nhân đô thị Cần Thơ lặng lẽ làm sạch đẹp đường phố. Ảnh: P.V.

Đồng chí Nguyễn Phúc Như - Phó Giám đốc, Chủ tịch CĐCS Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ, cho biết đây là công việc tưởng chừng như đơn giản, dễ dàng nhưng ẩn chứa rất nhiều nỗi nhọc nhằn. Thời gian làm việc đặc thù, thường xuyên tiếp xúc môi trường rác thải độc hại và nhiều mối nguy hiểm luôn rình rập như tai nạn giao thông, cướp giật… nên có thể nói công nhân vệ sinh môi trường là một trong những nghề vất vả nhất hiện nay.

Vào dịp Tết hằng năm, khối lượng công việc của công nhân đô thị thường tăng lên gấp bội, họ còn phải đối mặt với mùi hôi thối từ rác, chất thải... Nguy hiểm hơn là trong lúc thu gom rác thải, công nhân không may gặp phải những vật có thể gây thương tích cho bản thân. Chính vì vậy, công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho công nhân luôn được công ty đặt lên hàng đầu.

Theo đó, công nhân khi làm việc đều được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết, như: đèn hiệu, mũ bảo hộ, áo dạ quang, găng tay, khẩu trang…

Bên cạnh đó, hằng năm, công ty thường xuyên tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ, xử lý tình huống và phổ biến nguyên tắc an toàn lao động cho công nhân. Đồng thời, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác ATVSLĐ. Nếu phát hiện có thiếu sót, có nguy cơ gây tai nạn lao động sẽ báo cáo với lãnh đạo công ty để có biện pháp khắc phục, xử lý.

Ngoài ra, định kỳ mỗi năm, công ty đều tổ chức khám sức khỏe cho công nhân để đánh giá, phân loại sức khỏe của mỗi người, giúp tầm soát, phát hiện sớm những bệnh nền cơ thể để công nhân chữa trị kịp thời. Sau khi phân loại, đối với những công nhân có tình trạng phân loại sức khỏe thấp, công ty sẽ có kế hoạch bố trí điều chuyển làm công việc phù hợp.

Do đặc thù công việc thu gom, vận chuyển rác làm vào ban đêm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro về tai nạn giao thông đối với công nhân vệ sinh môi trường; nên để giảm thiểu tai nạn, đem lại sự an tâm cho người lao động, thời gian qua, công ty đã đổi mới hình thức, điều tiết thời gian thu gom, vận chuyển.

Thay vì trước đây công nhân được bố trí làm ca đêm hoàn toàn và bắt đầu thời gian làm việc tối muộn, thì nay, công ty bố trí thời gian làm sớm hơn và chuyển sang giờ làm ban ngày đối với một số tuyến đường. Trên một số tuyến quốc lộ, công ty bố trí xe cơ giới vào thu gom rác để hạn chế làm việc thủ công, giảm nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

“Ngoài sự cố gắng, nỗ lực bảo vệ sức khỏe cho người lao động của công ty thì ý thức chấp hành bảo vệ môi trường, khi tham gia giao thông của người dân là nhân tố quan trọng. Chúng tôi kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội để góp phần giảm bớt nhọc nhằn cho các công nhân, bảo vệ cảnh quan đô thị sạch đẹp”, đồng chí Như nói.

Đồng chí Lê Thị Sương Mai - Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ nhấn mạnh: Thấu hiểu và chia sẻ nỗi vất vả với các nhân viên vệ sinh môi trường, dịp Tết Nguyên đán hằng năm, LĐLĐ thành phố đều đến thăm hỏi, tặng quà và động viên anh chị em công nhân Công ty Cổ phần đô thị Cần Thơ trong lúc làm nhiệm vụ. Chúng tôi mong muốn đây là nguồn động lực thiết thực giúp công nhân làm việc, tiếp tục "bám đường" để tô đẹp mỹ quan thành phố.

Trong không khí rộn rã của những ngày cận Tết, những công nhân Công ty Cổ phần đô thị Cần Thơ vẫn lặng lẽ, có mặt khắp các con hẻm, khu phố cho đến những công viên cây xanh, khu xử lý rác thải...

Mỗi người trong số họ đều có nhiệm vụ riêng trong tổng thể công việc của ngành môi trường đô thị. Ở đâu, họ cũng là những "chiến sĩ " ngày đêm "chiến đấu" để giữ cho thành phố xanh, sạch, đẹp…

Mang Tết đến với gia đình công nhân khó khăn Mang Tết đến với gia đình công nhân khó khăn

Nhân dịp tết Nguyên đán Quý Mão sắp đến, chiều 26.12, Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành ...

Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài chúc Tết công nhân Quảng Nam Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài chúc Tết công nhân Quảng Nam

Sáng này 13/1, tại khu công nghiệp Tam Thăng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài dẫn ...

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tết công nhân tại Cần Thơ Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tết công nhân tại Cần Thơ

Chiều ngày 16/1, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến thăm, chúc Tết và trao 600 phần quà cho hộ nghèo, công ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm