
Quay cuồng trong cơn sốt đất Từ chó Nhật ăn trứng vịt lộn tới nhánh lan tiền tỷ Mạnh hơn cả đỡ cháu bé |
![]() |
Hình ảnh nữ sinh ở TP HCM lơ lửng trên tầng cao mới đây khiến những người chứng kiến hốt hoảng. Ảnh: Zing. |
Trước đó, một nam sinh ở TP HCM cũng để lại thư tuyệt mệnh rồi nhảy lầu ngay trong trường. Một nữ sinh ở Bình Phước để lại 5 bức thư tuyệt mệnh rồi quyên sinh. Tháng 12/2020. Một nữ sinh khác ở An Giang cũng uống thuốc tự tử để phản ứng cách hành xử của nhà trường với mình. Hay mới tháng 3 này, một nữ sinh ở TP HCM đã có ý định nhảy lầu cao nhất của trường. Rất may, nữ sinh này được khuyên bảo và giải cứu kịp thời.
Theo số liệu thống kê được báo Tiền Phong trích dẫn: Tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. Các vụ tự tử ở Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận, tỷ lệ nữ sinh có xu hướng tự tử cao gấp 3 lần so với nam sinh. Đây được xem là tỉ lệ chênh lệch khá cao so với các nước trên thế giới.
Tôi làm công việc liên quan tới tin tức. 10 năm làm công việc này, tôi nhận ra có một cụm từ ngày một xuất hiện nhiều hơn trên title các bài báo. Đó là cụm từ “rơi lầu”. “Rơi lầu” luôn là những tin sơ khởi khi có ai đó ngã xuống từ một tòa nhà cao tầng gây náo động dư luận khu vực đó. “Rơi lầu” tức là có một hoặc hơn một người đã bỏ mạng từ trên tầng cao rơi xuống mặt đất chưa rõ nguyên nhân. “Rơi lầu” là một tin buồn mà từ đó sẽ là một dòng thông tin mà ở điểm cuối, bằng kinh nghiệm cá nhân, phần nhiều sẽ tìm thấy một bức thư tuyệt mệnh.
Câu hỏi đặt ra: Áp lực đang tăng với người trẻ hay “sức đề kháng” với áp lực của họ đang yếu đi?
Câu trả lời là cả 2. Nhiều người trẻ đã “rơi tự do” cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng giữa những đô thị triệu dân và những áp lực chẳng thể sẻ chia cùng ai. Cả những đứt gãy của một xã hội đang phát triển ngoạn mục trên các biểu đồ kinh tế nhưng để lại đằng sau những khoảng trống mênh mông về ý chí người trẻ. Ý chí ấy không phải chỉ là khát vọng lập nghiệp, khát vọng tạo ra những thay đổi tích cực cho bản thân, gia đình, cộng đồng.
Nhiều khi ý chí ấy chỉ là khát vọng sống. Họ cần những lý do để tồn tại giữa những dòng tăng trưởng vũ bão mà mình thì non nớt và mệt mỏi. Nếu đọc đến đoạn này, người đọc vẫn cho rằng sống là bản năng, đâu cần nỗ lực đến vậy thì có lẽ, chúng ta cần mở lòng hơn nữa để thấu cảm những người trẻ đang hoang mang và tổn thương kia. Họ cần sẻ chia hơn là đánh giá.
Các chuyên gia thế giới đã lý giải về tỉ lệ tự tử ở thiếu niên của Việt Nam là 1,8/ 100.000 người (số liệu của WHO riêng năm 2016). Họ cho rằng tỷ lệ sinh giảm, các gia đình sinh ít con nên những đứa trẻ sẽ mang những gánh nặng lớn hơn về áp lực thành công. Bên cạnh đó, mạng xã hội phát triển khiến những người trẻ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Các chuyên gia trong nước thì cho rằng chương trình giáo dục đang khuyết thiếu những sự hỗ trợ liên quan tới các vấn đề tinh thần (bên cạnh kiến thức, đạo đức và thể chất).
Cả hai luồng ý kiến phần nào chỉ dấu những liệu pháp chữa lành giữa những tổn thương cũng như hun đúc và bồi đắp cho các em sức mạnh tinh thần. Việc tạo dựng được những công dân có tinh thần khỏe mạnh quan trọng không kém gì những học sinh giỏi kiến thức, khỏe thể chất.
Và tôi hoàn toàn đồng ý với câu trả lời của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng trên báo chí sáng nay: “Tôi không chỉ quan tâm “bộ mặt” của nền giáo dục mà quan tâm toàn bộ “cơ thể” của nó. Một nền giáo dục với cơ thể khỏe mạnh, gương mặt đẹp là rất cần trong lúc này”.
Đó không chỉ là ước vọng riêng về sức mạnh và vẻ đẹp của nền giáo dục. Với tôi, nó còn thể hiện mong mỏi về việc hành xử và dạy bảo của nhà trường, gia đình và xã hội với con em chúng ta - những đứa trẻ cô đơn đang tự dựng rào chắn riêng của thế hệ mình bằng TikTok và YouTube.
Bởi anh Super - Mạnh chỉ có thể cứu một đứa bé rơi lầu. Việc cứu hàng chục, hàng trăm vụ việc rơi lầu khác là trách nhiệm của tất cả chúng ta - những người lớn trong cái xã hội này.
![]() Dựa vào tình hình dịch bệnh của thành phố, từ 0h ngày 23/3, Hà Nội cho phép các quán bar, karaoke, vũ trường được phép ... |
![]() Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Tổ trưởng tổ Nhuộm, Công ty TNHH Tai Ryong Việt Nam thừa nhận trong lúc nóng giận, không kiềm chế ... |
![]() Ngoài quán, lên cơ quan, vào công ty hay đến bất cứ đâu cũng có thể quanh đi quẩn lại là đất lên, đất sốt, ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
