Những bước tiến vượt bậc trong khôi phục và phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương năm 2022
Kinh tế - Xã hội - 09/12/2022 08:44 TẤN MÂN
Tỉnh Bình Dương họp báo tổng kết tình hình kinh tế xã hội năm 2022. Ảnh: H.L |
GRDP tăng 8,01%
Cụ thể, tỉnh Bình Dương đạt GRDP bình quân đầu người đạt 166 triệu đồng; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,9% so với năm trước.
Thương mại - dịch vụ: Đã thực hiện hiệu quả chương trình bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa, không xảy ra tình trạng khan hiếm, sốt giá; tình hình cung ứng xăng dầu có thời điểm xảy ra hiện tượng thiếu cục bộ nhưng đã được chỉ đạo giải quyết kịp thời. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 269.440 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm trước.
Xuất khẩu - nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu đạt 35,7 tỷ đô-la Mỹ, tăng 9% so với năm 2021; kim ngạch nhập khẩu đạt 25,8 tỷ đô-la Mỹ, tăng 1%. Nông nghiệp: tiếp tục phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, sinh thái và hiệu quả; chăn nuôi hộ gia đình chuyển dần từ nhỏ lẻ, phân tán sang tập trung quy mô lớn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Công nhận 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021; ban hành các bộ tiêu chí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Đầu tư trong nước và nước ngoài: Đầu tư trong nước, đã thu hút 96.722 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (lũy kế, toàn tỉnh có 59.484 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn là 627 ngàn tỷ đồng); Đầu tư nước ngoài, đã thu hút 3 tỷ 078 triệu đô-la Mỹ (lũy kế, toàn tỉnh có 4.082 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn 39,7 tỷ đô-la Mỹ).
Các vấn đề xoay quanh việc phát triển tỉnh cũng như an sinh xã hội luôn là mục tiêu hàng đầu. Ảnh H.L |
Quy hoạch và phát triển đô thị: Hoàn thành công tác chọn đơn vị tư vấn thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; thông qua phương án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung của các thị xã, thành phố, quy hoạch vùng của cấp huyện để tích hợp vào quy hoạch tỉnh; hoàn thiện Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022, Chương trình phát triển nhà ở 2021-2030; Đề án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Triển khai khắc phục, chỉnh trang các khu, điểm nhà ở tự phát, xử lý các điểm ngập úng đô thị.
Giao thông vận tải: Tiếp tục phối hợp các địa phương, đơn vị có liên quan triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm: Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành, mở rộng Quốc lộ 13, Mỹ Phước - Tân Vạn, các dự án giao thông kết nối vùng, đặc biệt là dự án liên quan TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai... Tiếp tục phân luồng giao thông trên một số tuyến đường; kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, đôn đốc thực hiện thu phí điện tử không dừng; phối hợp thử nghiệm xe tự hành tại trung tâm thành phố mới.
Hiện nay, tình hình lao động, việc làm là vấn đề được quan tâm, chú trọng. Theo đó, công tác an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm. Các chế độ, chính sách cho người có công, đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, người nghèo và công nhân lao động trong dịp lễ, Tết được triển khai thực hiện chu đáo. Công tác dạy nghề, phát triển thị trường lao động được tiếp tục chú trọng; các hoạt động kết nối cung - cầu lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm... Trong năm 2022, toàn tỉnh đã hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm tăng thêm 35.000 người (đạt 100% kế hoạch).
Nhiều chỉ số kinh tế của Bình Dương đã đạt và vượt chỉ tiêu. Ảnh H.L |
Kế hoạch phát triển năm 2023
Năm 2023, UBND tỉnh xác định 35 chỉ tiêu, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 8,5-8,7% so với năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp năm 2023 như sau:
1. Tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm ổn định các cân đối lớn và kiểm soát lạm phát.
2. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế.
3. Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
4. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát triển đô thị.
5. Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế; phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
6. Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ.
7. Phát triển văn hóa, xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với xã hội.
8. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
9. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí.
10. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
11. Triển khai hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Công nhân ở Bình Dương ngậm ngùi về quê vì mất việc cận Tết Mất việc vào dịp cận Tết, hàng loạt công nhân ở Bình Dương đành ngậm ngùi về quê ăn Tết sớm khi không thể tìm ... |
Bình Dương: Cảnh báo cho người lao động các dự án về nhà ở chưa đủ pháp lý Hiện nay trên internet, mạng xã hội, biển quảng cáo hoặc các tờ rơi trên đường đang giới thiệu nhiều dự án đất nền, chung ... |
Công nhân, người lao động khó khăn ở Bình Dương được chăm lo trong dịp Tết 2023 Ngày 20/11, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:08
Lô xe Omoda C5 đầu tiên cập bến Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã cập cảng để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:01
Range Rover Velar 2025 ra mắt Việt Nam với 7 phiên bản
Mẫu SUV hạng sang Range Rover Velar 2025 đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với nhiều nâng cấp đáng giá. Xe được cung cấp với ba phiên bản chính là S, Dynamic SE và Dynamic HSE, đi kèm hai tùy chọn động cơ xăng và một tùy chọn hệ truyền động plug-in hybrid.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.