
![]() |
Mỗi ngày có hàng trăm suất ăn miễn phí cho người lao động và sinh viên khó khăn mùa dịch. |
Nhiều ngày qua, bếp ăn nhà cô Nguyễn Thị Kim Phương (K64/29, đường Nguyễn Duy Hiệu, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) luôn đỏ lửa để nấu những món ngon cho người lao động và sinh viên khó khăn vì dịch. Để có được bếp ăn này, con trai cô Phương, anh Hồ Viết Thanh Duy và bạn thân là anh Lê Mạnh Tuấn đã cùng góp tiền túi chuẩn bị hàng trăm suất cơm miễn phí. Những ngày không có dịch, anh Tuấn và anh Duy là những người đứng bếp tại các quán ăn ở Đà Nẵng. Góp tấm lòng, góp công mùa dịch, các anh lại trở thành những người đứng bếp ăn cho người lao động khó khăn mùa Covid-19 này.
Mỗi sáng, cô Phương và mọi người phải dậy từ 5h để chuẩn bị sơ chế thực phẩm. Thực đơn được xây dựng và đổi món hằng ngày, đầy đủ rau, thịt, cá để đủ chất dinh dưỡng. Việc sơ chế cũng phải đảm bảo an toàn vệ sinh, cô Phương đã báo cáo về hoạt động của bếp ăn lên phường, đơn vị quản lý. Hoạt động này mọi người sẽ cố gắng duy trì đến khi hết dịch.
Trước kia, ở đợt dịch đầu, cô Phương cùng các cô dì trong Hội Phụ nữ địa phương cũng tổ chức bếp ăn cho người lao động. Việc tổ chức để mọi người đến nhận cơm dễ dàng. Vậy nhưng lần này, phụ giúp hai con thì tình hình dịch diễn biến phức tạp hơn, việc gửi cơm đến mọi người cũng khó khăn hơn. Để nhiều người lao động và các bạn sinh viên có thể nhận được cơm, cô Phương đã bàn với anh Tuấn và anh Duy sẽ mang cơm đến tận nơi cho lao động, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch này. Tuy nhiên, nhân lực mỏng nên vẫn rất cần sự góp sức của mọi người.
![]() |
Phần cơm được mọi người chuẩn bị. |
"Tôi rất mong nhận được sự chung tay đóng góp của mọi người. Nếu mọi người cảm thấy tin tưởng bếp ăn, nếu được hỗ trợ kinh phí thì tôi và mọi người sẵn sàng làm việc hết công suất. Tôi mong rằng bếp ăn này được lan tỏa và nhiều người biết đến, nhận sự trợ giúp từ bếp ăn", anh Tuấn tâm sự.
![]() |
Cô Phương trao suất cơm cho mọi người. |
Nhận suất cơm từ bếp ăn, ông Trần Thành (bán vé số) ngồi tạm ở ghế đá để thưởng thức bữa trưa của mình. Dịch bệnh bùng phát trở lại, công việc bán vé số, kế sinh nhai duy nhất của ông cũng không thể làm được. Vì vậy, khi nhận bữa ăn này, ông cảm thấy ấm lòng không khỏi xúc động. "Những bữa cơm miễn phí thế này rất ý nghĩa với người lao động như chúng tôi, dịch bệnh kéo dài khiến những bữa ăn cũng chật vật hơn, hy vọng TP Đà Nẵng sẽ sớm chống được dịch bệnh ", ông Thành bộc bạch.
Tạm biệt bếp ăn của gia đình cô Phương ra về, cô gọi theo mời tôi phần cơm của người lao động dù tôi đã từ chối vì muốn dành nó cho người khó khăn hơn. "Bọn con chạy đi làm thế này cũng không có quán xá nào mở cửa để vào uống được hớp nước giữa trưa này đâu, nên cứ lấy một phần về ăn. Bữa ăn khó khăn mùa dịch mà, không phải ngại đâu", cô Phương chia sẻ.
Trong gian khó, những tấm lòng như của cô Phương, anh Tuấn, anh Duy càng đáng được trân trọng. Hơn lúc nào hết, người dân Đà Nẵng đang cùng nhau vượt khó, "nhường cơm, sẻ áo" để chờ ngày thành phố "khỏe mạnh" trở lại.
![]() |
![]() |
![]() |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Học để không bị bỏ lại phía sau
